AJELITA nói:
Đã có nhiều bài về nhớt nhưng vẫn còn thiếu sót
Hôm qua, họp mặt các kỹ sư dầu mỏ gặp lại bạn bè cũ mình có tập hợp một số tổng kết sau:
VN là xứ nóng, hầu như hãng xe nào cũng dùng nhớt 20W-50 cho chu kỳ đầu tiên. Nó hơi đặc chút , (sẽ hao xăng hơn khoảng 0,04% so với 0-40W) nhưng bảo vệ động cơ tốt trpng giai đoạn đầu sinh cáu cặn vì độ nhờn hợp lý ở nhiệt độ cao (ko bị quá loãng khi nhiệt độ máy cao, làm tấm đệm tự nhiên giữa cáu cặn với thành xi lanh và piston
Sau đó đổi sang 15-40W ( miền Nam) hay 0-40W miền Bắc ( nếu bạn có ý định chạy đến Sapa mùa đông)
Nhớt 5W-30 là nhớt chỉ dùng cho xứ ôn đới hoặc phía Bắc bán cầu (mùa lạnh) ( Có lẽ VN và đặc biệt là phía Nam đừng bao giờ dùng nhớt này), ở VN dùng nhớt này thì máy mau mòn hơn so với dùng nhớt 40 hoặc 50, nhưng bù lại ít hao xăng ( không đáng kể) vì độ nhờn thấp, máy ít bị cản.
Nhưng có một vấn đề đáng nói là đường sá ở VN không nên dùng nhớt có cấp từ SEA 30 trở xuống.
Đường sá VN có 2 đặc điểm làm nhớt mau xuống cấp là bụi và ẩm ( mùa mưa) , ngoài ra một lý do rất quan trọng là đường VN quá xấu do các quan chức đớp hít ODA quá nhiều khiến piston và thành xilanh bị va đập vào nhau ở cường độ cao gấp 70 lần so với đường Âu Mỹ! Điều này khiến bạn dùng một nhớt loãng như nhớt SEA từ 30 trở xuống xe gây hại xe, xe máu xuống cấp và động cơ sẽ kêu như chày giã gạo sau một vài năm!
Nếu cưng xe và dung hòa giữa KHÔNG HAO XĂNG VÀ VẪN BẢO VỆ MÁY, mùa đông hay mùa hè, ở phía Nam hay Bắc VN ....dùng nhớt 0W-40 hoặc 15-40W là hợp lý nhất cho đường sá Việt Nam.
Có rất nhiều thương hiệu có chỉ số này , có thương hiệu đạt đến cấp API SN đụng nóc ( nó có thể dùng để chạy ở Sapa lạnh cóng mùa đông cho đến Bình Phước đỏ lửa mùa hè) thiên hạ giang hồ chả còn loại nào cao hơn nữa.
Thực tế kiểm nghiệm thấy sau khi đổ nhớt này, xe chạy rất mượt và máy êm hơn khoảng 15%, nhiều khi chả nghe tiếng máy nên hôm rồi đang ngồi trong xe và đã đề máy rồi, thấy máy êm quá tưởng chưa nổ máy lại quay chìa khóa phát nữa !
Em xin trích dẫn vài thông tin về NHỚT, thứ mà cánh đàn ông rất quan tâm để máy móc các bà chạy ngon
Nhiều người thường thắc mắc các chỉ số như SAE 20W-40 rồi API SF, SG…. được in trên chai nhớt, trên lốc máy, trên cây thăm nhớt… có ý nghĩa gì?
API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc)
(hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SM hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ). Còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG.
API cho động cơ diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD, …
Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới. (xem thêm:
Nguyên lý bôi trơn)
JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC.
SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
<h2>* Đơn cấp</h2> (thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50 (vd Shell Advance 4T SAE 40) độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém.
Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp… hay để người sử dụng pha vào các phụ gia đặc biệt.
<h2>* Đa cấp</h2> (ký hiệu SAE 20w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn…
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.
Những số đứng trước chữ “W” (còn gọi là thông số đầu) dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.
Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ với nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu Sae 10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máycó nhiệt độ cao, thì nhớt sẽ
kéo màng với độ nhớt tương đương dầu Sae 40.
NGUYÊN LÝ BÔI TRƠN
Các máy móc trong khi vận hành sẽ xảy ra ma sát giữa các bề mặt kim loại của các chi tiết.
Các bề mặt này không hoàn toàn nhẵn bóng như chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường mà lồi lõm. Những chỗ lồi khi va chạm vào nhau sẽ bị nóng lên và có thể bị hàn dính vào nhau và gảy vỡ. Như vậy ma sát làm máy nóng lên, làm cản trở chuyển động và gây ra mài mòn dẫn đến hư hỏng máy móc.
Bôi trơn là ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt bằng một chất có tính trơn trượt gọi là chất bôi trơn. Các chất bôi trơn thông thường là dầu nhớt và mỡ (thường được gọi là “mỡ bò”, mặc dù không được chế biến từ bò !)
Tùy theo tải trọng, vận tốc giữa hai bề mặt và tính chất của chất bôi trơn mà các chế độ bôi trơn sau sẽ được hình thành :
- Bôi trơn thủy động : xảy ra khi tải trọng nhỏ và vận tốc lớn.
Dầu được rút vào giữa hai bề mặt và chảy thành lớp, bề dầy lớp dầu lớn hơn độ lồi lõm của các bề mặt. Chế độ bôi trơn này là hiệu quả nhất vì giảm tối đa ma sát giữa hai bề mặt kim loại, chỉ còn ma sát nhớt của các lớp dầu. Máy móc trong các điều kiện làm việc bình thường được tính toán để bôi trơn ở chế độ này.
- Bôi trơn màng mỏng : là trường hợp ngược lại của bôi trơn thủy động. Lúc này các bề mặt bị ép sát vào nhau do tải trọng lớn mà vận tốc lại rất nhỏ, chính là những lúc máy móc khởi động hoặc xuất hiện những tải trọng va chạm.
Lớp dầu sẽ không đủ dầy để ngăn cách các bề mặt, do đó ma sát và mài mòn rất lớn. Đây là chế độ bôi trơn khắc nghiệt và đòi hỏi dầu nhớt phải có các phụ gia chống mài mòn hiệu quả.
- Bôi trơn hỗn hợp : là trung gian giữa hai chế độ trên. Bề dầy lớp dầu tương đương với độ lồi lõm cùa hai bề mặt nên không ngăn cách chúng hoàn toàn.
- Bôi trơn thủy động đàn hồi : là trường hợp đặc biệt khi áp suất giữa hai bề mặt rất lớn, ví dụ các chỗ tiếp xúc giữa các bánh răng, mấu cam.
Áp suất cực cao (cực áp) làm cho lớp dầu “rắn lại”, khiến cho các bề mặt bị biến dạng. Các biến dạng này nếu quá lớn sẽ làm mòn rỗ các bề mặt. Dầu nhớt cần có phụ gia cực áp để bảo vệ cho các bề mặt trong điều kiện này.
Trong khi máy móc làm việc thì vận tốc, tải trọng và nhiệt độ có thể thay đổi nên các chế độ bôi trơn nói trên sẽ thay đổi tương ứng như mô tả trong giản đồ Stribeck bên dưới.
Giải thích biểu đồ cuối cùng: Tốc độ máy ~ tua máy
Tua máy phải đủ cao để tới ngưỡng masat thủy động => ma sát ít, máy móc ít hao mòn.
Vậy tua máy như thế nào là đủ? Hên xui. Tua máy có cao quá 1 tí cũng không sao, vẫn nằm trong khoảng masat thủy động là ok. Chớ để tua máy thấp hoặc tải trọng nặng quá làm các chi tiết máy ép lên nhau, tạo thành masat màng rất hại máy.
Nói thêm về ma sát màng. Trong một số chi tiết máy chịu tải trọng lớn như các nhông truyền động thì ma sát màng là không tránh khỏi. Vì vậy phải dùng các loại nhớt tiêu chuẩn cao để màng kéo chất lượng hơn, tránh làm hư hỏng. => nhớt chuẩn SG trở lên cho xe đời mới là ok.
Trong biểu đồ trên thì còn nói tới độ nhớt. Độ nhớt càng cao thì đa số các chi tiết máy đều thích => tạo màng dầu dày hơn => tăng độ ma sát thủy động. (Đổ nhớt 50 vô sẽ thấy máy êm hơn)
Tuy nhiên với một số chi tiết máy chịu tải cao như nhông hoặc cam cò thì nhớt đặc làm cho nó dễ bị rỗ bề mặt (masat thủy động đàn hồi).
Vì thế phương án tối ưu nhất cho xe đời mới vẫn là nhớt 40 và cấp tối thiểu là SG. (ví dụ 20w-40, 15w-40 hoặc 10w-40)
<span style=""color: #3366ff;"">
Do vậy, theo em (tự cho là người tiu dùng thông minh, dù nhiều khi thích là bụp- vì lúc đó mà thông minh thì còn gì sung sướng), em sẽ chọn nhớt theo mức độ quan trọng như sau: </span>
<span style=""color: #3366ff;"">
- Cấp chất lượng nhớt SM (cao nhất trong thang API) nếu đủ xèng, SA là thấp nhất nhé các bác </span>
<span style=""color: #3366ff;"">
- về thông số 20w-40 hoặc 15w-40 hay 10w-40 </span>
<span style=""color: #3366ff;"">
- nhớt tổng hợp của các hãng tên tuổi (với cùng tầm tiền chất lượng ngang nhau, em cho là không chênh lệch bao nhiêu, giống như Pepsi hay Coca, chọn theo sở thích thôi ) </span>