Hule nói:
bùi nói:
Hule nói:
Tình hình em dự trong thời gian tới anh em ta vẫn sẽ có rất nhiều thời gian rãnh để nghiên cứu tư tưởng cụ Bùi, việc ngày 1 ít đi, đòi nợ ngày 1 khó.
Hì hì, em thì cổ hủ, quan điểm của em thì khi nào có "hệ thống mới" thì lúc đó mới có tí sóng, tí hy vọng! Mà muốn có "hệ thống mới" hay chí ít là "khuôn mặt mới" thì cũng phải chờ khoảng 12-16 tháng nữa!
Các cụ nhuể
Hệ thống mới của cụ đề cập là đây nhỉ!
"Trong mối quan hệ với hành pháp: Chủ tịch nước có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa chủ tịch nước và Chính phủ; có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ; yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước khi cần thiết.
Dự thảo mở rộng hơn quyền của chủ tịch nước về việc phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao. Theo đó, quy định chủ tịch nước “thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN”.
"
Em không quan tâm lắm đến chính trị, ai làm cũng được, miễn là thu hút được đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm để em kiếm được xiên năm sau hơn năm trước, giáo dục, y tế, an ninh thuận tiện và đảm bảo là em ủn hộ thôi.
Hi hi cái này cũng chưa phải điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh kinh tế. Thú thực, theo quan điểm của em, với thế hệ lãnh đạo hiện tại, và lực lượng hậu bị kế cận như hiện nay, em nghĩ ai lên rồi cũng sẽ vướng vào một cục bùng nhùng như thế này.
Em đã nói nhiều, nói rất nhiều và sẽ tiếp tục nói tiếp, đó là muốn kinh tế phát triển thì việc đầu tiên là nhà nước phải hand-off khỏi hệ thống "cày tiền". Nhà nước phải đóng vai trò của người đứng trên bờ ruộng quan sát và tạo điều kiện để hội thi "cày tiền" được diễn ra trung thực, đúng đắn và hiệu quả. Còn việc nhà nước cũng tham gia "cày tiền" thì có khác đóe gì toàn dân dùng sức người, sức trâu để cày, còn nhà nước thì cày bằng máy. Đây chính là hiện tượng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" nhưng lại tự gắn cho mình cái đặc thù "nền kinh tế thị trường định hướng Xuống Hố Cả Nút"
Cái này, nó tạo ra một thứ tiền lệ vô cùng xấu về mặt vĩ mô, đó là toàn dân sẽ thở dài và nói: "Cày thì cứ cày thế thôi, chứ lại thế đóe được máy"
do vậy, trong một cuộc chơi không công bằng, khối doanh nghiệp tư nhân họ sẽ mất hết động lực phấn đấu, và thay vì tập trung cày, họ lại nghĩ làm việc khác để kiếm tiền. Việc khác đó là gì?
Thứ nhất, nhà nước cày máy hả? Thế em đi bán xăng, bán dầu phục vụ nhà nước.
Thằng A con ông X bán xăng, thì thằng B con ông Y bán máy trong trường hợp hệ thống máy cày hỏng. Thậm chí chưa hỏng nó cũng thay.
Thằng B con ông Y bán máy thì thằng C con ông Z bán sơn, phục vụ máy cày để đảm bảo máy cày không bị cũ. Mã chưa cũ nó cũng mang ra sơn
Cái này để thấy, sức sống dai dẳng của kinh tế tư nhân, sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa tư hữu dựa trên tham vọng làm giàu cho bản thân một cách chính đáng.
Nhưng rõ ràng, đứng ở góc độ vĩ mô, cách vận hành nên kinh tế như vậy sẽ tạo ra một xã hội lao vào chăm bẵm cho cái máy cày và một khi cái máy cày cũ kỹ cùng công hệ lạc hậu của nó xuống lỗ, toàn nền kinh tế sẽ xuống lỗ theo
Do vậy, để vực dậy được thị trường, thì em xin được nhắc lại, việc đầu tiên là củng cố vai trò điều hành cấp vĩ mô của nền kinh tế, nhưng cấm tiệt sự tham gia của nhà nước vào các hoạt động kinh tế.
Các cụ cứ nhìn khắp nơi trên thế giới, làm gì có nơi nào có cái gọi là "lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo"