Công Nghệ Cái gì đây ?

O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Cái gì đây ?

Có người gieo một mầm cây nhỏ , cây lớn lên , trong một ngày giông bão ngừoi đó bị chính cây nọ đè chết , bây giờ cây đang lớn ...tôi trốn đây !!! Các Bác cứ quanh quẩn ở gốc cây là ...chết đấy ! Càng lúc nó càng sum suê cho mà xem ...
24.gif
24.gif
21.gif
033102flo_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif


Tôi đi tìm câu đó khác và sưu tầm các phần thưởng nho nhỏ đây !:D
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: tuandq

...động cơ Stirling sử dụng 2 vùng nhiệt độ chênh lệch nhưng phải tách biệt với nhau! Nếu bác xem lại bài giới thiệu nguyên lý mà tôi post ở trên thì sẽ thấy nó chính là phần 1 và 2.

Bác tuândq , có chắc chắn là 2 khối khí nó tách biệt không ? ;)...Hay là cũng chừng đó khí luồn qua luồn lại buồng tái sinh ( Theo bản dịch của Apo ) , lúc nóng lúc lạnh ????

Còn đây là bản dịch của Bác Béo : " Khớp nối màu vàng đẩy piston màu đỏ dồn không khí sang phía lạnh hơn. Không khí ở bên lạnh bị mất nhiệt và co lại, kéo piston xanh sang trái. Không khí lại dịch chuyển về phía nóng và chu trình tiếp tục lặp lại. "

Ta phải cùng nhau ngẫm nghĩ lại [8|]
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.701
113
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: Der Fahrer

Bác tuândq , có chắc chắn là 2 khối khí nó tách biệt không ? ;)...Hay là cũng chừng đó khí luồn qua luồn lại buồng tái sinh ( Theo bản dịch của Apo ) , lúc nóng lúc lạnh ????

Hề hề! Tôi nói hơi tối nghĩa một chút! Tôi muốn nó là hai vùng nhiệt tách biệt ở hai phía của khối khí, chứ bên trong động cơ chỉ có 1 khối khí mà thôi. Và đó chính là chìa khóa hoạt động của động cơ Stirling, bác xem hình vẽ của 2 loại động cơ mà tôi đã đăng ở trên đều thấy có vụ chuyển dịch khối khí từ vùng này qua vùng kia.

Sau khi nghiền ngẫm lại nguyên lý động cơ Stirling, tôi mới phát hiện ra nguyên nhân chính dẫn đến việc tại sao hệ thống của bác Der Farher không hoạt động??? Đó là vì khi được đốt nóng, khí trong bình dãn nở và đẩy bình ra nhưng khi đó bình sẽ chạy ra xa khỏi nguồn nhiệt nên sẽ không được đốt nóng, quá trình dãn nở dừng lại. Quãng đường di chuyển này không lớn lắm vì nhiệt lượng cung cấp không nhiều. Sau đó bình sẽ nguội đi và khối khí bắt đầu co lại, kéo bình về phía vị trí cũ nhưng rồi nó lại gặp nguồn nhiệt. Quá trình cứ thế lặp đi, lặp lại và như thế bình vẫn có dao động quanh một điểm cân bằng nhưng biên độ cực kỳ nhỏ nên rất khó xác định.

Hệ thống này sẽ hoạt động tốt nếu có một chất khí có nhiệt dung riêng cực kỳ nhỏ để có thể tăng, giảm nhiệt độ cực kỳ nhanh, tạo nên sự tăng giảm thể tích khí đột ngột nhằm mục đích đẩy bình vượt qua điểm cân bằng (vai trò tương tự như bánh đà).
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: tuandq

... Quá trình cứ thế lặp đi, lặp lại và như thế bình vẫn có dao động quanh một điểm cân bằng nhưng biên độ cực kỳ nhỏ nên rất khó xác định.

Hệ thống này sẽ hoạt động tốt nếu có một chất khí có nhiệt dung riêng cực kỳ nhỏ để có thể tăng, giảm nhiệt độ cực kỳ nhanh, tạo nên sự tăng giảm thể tích khí đột ngột nhằm mục đích đẩy bình vượt qua điểm cân bằng (vai trò tương tự như bánh đà).

Nếu không có ma sát , cái bình nọ dao động vô tận qua lại điểm cân bằng ( Nằm giữa nguồn lửa và gió )
Khí mà Bác Tuấn mơ ước có lẽ là Heli !?
...Khối lượng của bình đóng vai trò của ..BÁNH ĐÀ :)
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: Datsun


Chấp nhận về lý thuyết không tính đến ma sát và sức bền vật liệu. Vậy có chấp nhận lý thuyết động cơ vĩnh cửu không?
Động cơ vĩnh cửa không chạy được vì nguyên lý chứ không phải vì ma sát !
Ma sát làm bộc lộ nhanh chóng sự sai lầm về nguyên lý mà thôi !
Không có ma sát làm cho một bánh xe quay vô tận khi ta đẩy nhẹ một cái , nhưng đó không phải là động cơ Vĩnh cửu ! Vì động co vĩnh cửu có thể tự chạy ngay sau khi lắp xong mà không cần công bên ngoài, không cần đẩy .( Theo định nghĩa về động co vĩnh cửu )

Phải không các Bác ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: Der Fahrer

...Khối lượng của bình đóng vai trò của ..BÁNH ĐÀ :)
033102luf_1_prv.gif
033102luf_1_prv.gif
033102luf_1_prv.gif

Hé hé hé
Hóa ra bác "Sắp bão rùi mà vẫn ham vui" nha.

Thế là em đã phát hiện ra bác không chỉ là chiên da "khiêm tốn" mà còn là chuyên da "Thổi gió thành bão đó nhé".

Sau này nếu có ai tìm kiếm "Người đốt đền" thì em sẽ cho link chỉ đến bác, tham khảo chắc sẽ tìm ra người cầm đuốc.
21.gif
21.gif
21.gif

BÁNH ĐÀ:
Theo em nhớ thì nguyên lý của bánh đà giải quyết được 2 yêu cầu chính:
Biến chuyển động ngang của "động cơ" thành chuyển động quay nhờ đấu lệch tâm với bánh đà.
Dự trữ thế năng của lực đẩy ngang trong lực ly tâm tạo ra ở bánh đà để giúp pit tông thoát khỏi điểm chết trên và điểm chết dưới bằng cách đấu nối không thẳng hàng qua tâm của bánh đà.

Tuy vậy bánh đà cũng là 1 yếu tố làm tiêu hao hiệu năng công sinh ra của nhiên liệu do tiêu tốn gia tốc khởi động và duy trì quán tính quay.

Bác đem yếu tố khối lượng ra so sánh thì chỉ so với phần tiêu hao thế năng của bánh đà, còn 2 nhiệm vụ chủ yếu thì ngó lơ. [8D]

Với hệ thống trong hình của bác, khối lượng của bình, chuyển động trong môi trường trọng trường chỉ làm tiêu hao công năng quán tính sinh ra do khí giãn nở, chứ có làm nhiệm vụ của bánh đà đâu?:D Nó chỉ là tham số gây tắt chuyển động của hệ thống cần tính đến để bù / cân bằng khi muốn duy trì CÀ QUA, CÀ LẠI.

Một cơn gió chưa đủ. Gió nữa kìa, bão sắp tới:
24.gif
24.gif
24.gif

Động cơ vĩnh cửu:
Chắc bác tính áp dụng phát minh raed at fisrt tmie?
Vì động co vĩnh cửu có thể tự chạy ngay sau khi lắp xong mà không cần công bên ngoài, không cần đẩy .( Theo định nghĩa về động co vĩnh cửu )

Bác cho em mượn cái định nghĩa để em nhắc cái thằng xuất bản nó in lại sách với.
Động cơ vĩnh cửu là nguyên lý nhằm diễn đạt tính bảo toàn của năng lượng theo nghĩa "Tiền không tự nhiên sinh ra, không dễ gì mất đi, mà chỉ thông qua chiếu bạc để chuyển từ tay người này sang túi người khác". :D:D:D
Nghĩa là nếu động cơ đã chạy thì nó sẽ chạy vĩnh cửu.
(Còn cái loại động cơ mới lắp xong đã biết quậy , biết la thì để khi nào bác với em đi tìm chỗ chế tạo thêm vài cái bác nhỉ :D:D:D)

Nhưng nó không thể hiện thực vì trên mặt đất còn có không khí và cọ sát.
Nếu bác triệt tiêu hoàn toàn được ma sát thì bác không còn ở trên mặt đất và sẽ có ĐCVC ở ngoài vũ trụ (tàu vũ trụ nhờ đó quay được mừ)

Các công cấp từ ngoài, ngoài việc thắng trọng trường, nhưng yếu tố không bao giờ bỏ qua là bù ma sát.

Bản thân ĐCVC về nguyên lý là chạy được nếu xét lý thuyết thuần túy, bỏ qua các yếu tố thực tiễn.

Phải vậy không bác nhẩy?
Em mong bác thổi gió cho lớn, bão thổi bác đến chỗ em để em mời bác 1 chung:
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.701
113
RE: Cái gì đây ?

Bác Der Farher bảo là đi trốn mà lại còn post ầm ĩ ở đây à!? Tui đã định đứng ngoài nhưng ngứa mồm quá nên phải nhảy vô. :D

Một hệ thống chuyển động thông thường sẽ dừng chuyển động sau một thời gian nào đó là do năng lượng bị tiêu hao do: ma sát, sức cản của không khí v.v... Nếu gạt bỏ được những yếu tố này đi thì hệ thống sẽ hoạt động được mãi mãi vì năng lượng không hề bị tiêu hao nhưng nó không hề sinh thêm công so với công ban đầu. Nhưng mơ ước của những người chế tạo động cơ vĩnh cửu là chế tạo được một cỗ máy sinh ra công lớn hơn công ban đầu.

Hệ thống của bác Der Farher liên tục được nhận năng lượng từ bên ngoài (từ đèn cồn) nên không bị quy kết là hệ thống chuyển động vĩnh cửu.

Tui lại mới nghĩ ra một cải tiến hệ thống này. :D Bác có thể chế thêm một bộ phận kiểu như cái ngoàm để giữ cái bình trên ngọn lửa. Khi nào lực đẩy do không khí dãn nở vượt quá sức chịu đựng của cái ngoàm thì bình sẽ bị đẩy bật ra xa vượt qua tầm ảnh hưởng của ngọn lửa. Sau đó ta tắt đèn đi, khi bình lạnh đi nó sẽ quay trở về vị trí cũ. Bây giờ lại bật lửa và mọi việc lại diễn ra lặp đi, lặp lại! :D

Trích đoạn: Datsun
Bản thân ĐCVC về nguyên lý là chạy được nếu xét lý thuyết thuần túy, bỏ qua các yếu tố thực tiễn.

Khổ quá bác ạ! Về mặt lý thuyết là hoàn toàn không thể chế được động cơ vĩnh cửu mà bác. Chứ không thì định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng sai hả bác???
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: tuandq

Nhưng mơ ước của những người chế tạo động cơ vĩnh cửu là chế tạo được một cỗ máy sinh ra công lớn hơn công ban đầu.

Khổ quá bác ạ! Về mặt lý thuyết là hoàn toàn không thể chế được động cơ vĩnh cửu mà bác. Chứ không thì định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng sai hả bác???
Có vẻ như hai câu này mâu thuẫn nhau.
Nếu công sinh ra lớn hơn thì với hiệu ứng cộng dồn thì chẳng bao lâu hệ thống tích tụ dư năng lượng sẽ phát nổ :D:D:D Hậu quả không khác gì chuyển động tắt dần.
Mơ ước này thật giống bà hàng xóm nhà tôi, đi tìm thuốc gì không ăn mà vẫn no, vẫn sống ngàn năm. (Cộng với ăn chơi tàn bạo lun :))

Thật ra khi đưa ra các mô hình động cơ vĩnh cửu người ta chỉ mong năng lượng không bị mất dần. Nhưng do điều đó là không tưởng nên người ta cho rằng để có ĐCVC thì hệ thống phải sinh công lớn hơn công ban đầu để bù năng lượng mất đi. Khi đó mới hy vọng có được động cơ vĩnh cửu.
Điều đó vẫn chưa đúng khi ĐL BTNL vẫn còn đang được dạy trong trường.

Mà bác cũng lưu ý là đầu bài bác Đè giả định bỏ qua ma sát, sức cản không khí cũng chứa đựng phần lớn là lực ma sát.

Thôi thôi, cái đề tài gây bão với động đất này nên để cho nó "tắt dần" đi. Chờ bác Đè chiến thắng trở về nghĩ ra chủ đề khác CÓ THƯỞNG chắc vui hơn.

Chúc bác Đè chiến thắng mang thêm về 1 ngọn đuốc sáng cho diễn đàn.
033102beer_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.701
113
RE: Cái gì đây ?

Trích đoạn: Datsun

Trích đoạn: tuandq

Nhưng mơ ước của những người chế tạo động cơ vĩnh cửu là chế tạo được một cỗ máy sinh ra công lớn hơn công ban đầu.

Khổ quá bác ạ! Về mặt lý thuyết là hoàn toàn không thể chế được động cơ vĩnh cửu mà bác. Chứ không thì định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng sai hả bác???
Có vẻ như hai câu này mâu thuẫn nhau.

Đâu có gì mâu thuẫn hả bác!!!

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng thì "Năng lượng không tự nhiên sinh ra (tức là có năng lượng lớn hơn ban đầu) và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này qua dạng khác mà thôi"!

Mà sao tui với bác lại tranh luận về cái điều mà anh em đã theo đuổi hàng trăm năm rồi nhỉ!!!
 
Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
RE: Cái gì đây ?

Giá như có thể cung cấp cơ năng cho động cơ này thì nó sinh ra chênh lệch nhiệt độ thì hay nhỉ???
em đưa sức nóng của máy vào đầu nóng + cơ năng dzô bánh đà ===> máy lạnh cho khoang lái
yeah.... tuyệt cú mèo,.