Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
binchip33 nói:
Rất hay! Cám ơn bác SVG!!!
Đây là một bài học quý giá cho VN, nếu chỉ biết chạy theo tăng trưởng mà không chú ý đến công tác bảo vệ môi trường thì sự tăng trưởng chẳng có nghĩa lý gì cả. Cầu mong các xxx nhà mình sớm nhận ra điều đó trước khi quá muộn.

Nhận ra thì Thị Vãi đã sống.
 
Hạng B1
13/6/09
53
0
6
Saigon
Bất cứ ai nếu là con người đều cảm thấy xúc động trước những hình ảnh này. Chỉ trừ bọn thú vật mới không có cảm giác.
 
Hạng D
31/5/08
2.630
11
38
km89-QL10
sang năm "nhà mình" tổ chức khai thác than ở ĐBSH, bác SVG lại cố gắng cho mấy cái ảnh với nhé, em nghĩ mấy tấm trên gọi bằng sư phụ luôn
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
PV: người đứng đầu trong làng có dòng Hong river chảy qua nói gì về tình trạng ô nhiễm?
LQ: Đây không phải là vấn đề riêng họ. Ở đầu nguồn người ta đã quẳng chất thải xuống. Dân làng không thể phản ứng gì. Họ kiến nghị lên quận, nhưng ngay cả quận cũng không thể giải quyết, vì không phải chỉ mỗi quận thải chất ô nhiễm. Những quận khác, thành phố khác cũng góp phần vào.

PV: Nếu những nhà máy mọc lên ở khu vực này, dân làng được hưởng lợi từ nó. Ví dụ những gia đình làm việc trong nhà máy, họ có quan điểm gì về ô nhiễm?
LQ: Họ cũng thích chúng, ai cũng muốn kinh tế phát triển, nhưng chống lại ô nhiễm. Cách tốt nhất là giảm ô nhiễm và tăng sự phát triển kinh tế. Trong làng có rất nhiều nhà trống. Một số người làm việc trong nàh máy, nó giúp họ tăng thu nhập. Nhưng với tình trạng ô nhiễm, hcỉ cần ngủ 1 đêm dậy là mọi thứ đều có màu xám. Họ biết nếu mọi thứ cứ tiếp tục như vậy, cuộc sống của họ sẽ không còn dài, sẽ nhanh thôi...

PV: Chính quyền nhìn vấn đề này thế nào?
LQ: Họ câm lặng, họ cũng hkông thể làm gì. Nhiều người trẻ rời làng và không còn muốn quay về.

PV: Sống tỏng vùng ô nhiễm, dân làng có hnàh động gì phản ánh nhận thức của họ về ô nhiễm?
LQ: Người dân không thể làm gì để bảo vệ môi trường, họ là nạn nhân.

PV: ông nghĩ gì về những vấn đề nan giải của sự ô nhiễm. Đâu là nguồn gốc ?
LQ: nguồn gốc vấn đề là lợi nhuận, giới chủ muốn tăng lợi nhuận, giảm tất cả chi phí bảo vệ môi trường. Quẳng qua bên vấn đề đạo đức.

PV: người dân có quyền bình đẳng để nói chuyện với những kẻ gây ô nhiễm không?
LQ: Họ nói với ai? Ai cho họ nói. Hãy nhìn những người nông dân, họ rất nghèo. Họ không có quyền đuợc nói. Quyền đó chỉ dành cho người giàu, không phải cho nông dân.

PV: Ông chụp nhiều ảnh về ô nhiễm, ông nghĩ gì kết quả tốt đẹp của tình trạng ô nhiễm?
LQ: Nếu Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề, tôi nghĩ nó không phụ thuộc vào những người của tổ chức bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ vấn đề nằm ở luật bảo vệ môi tuờng, Ở TQ mức phạt cao nhất là 500 ngàn tệ, không có trách nhiệm hình sự. Với những công ty có lợi nhuận vài triệu, vài chục triệu thì 500 ngàn chẳng là gì hết.
Tình trạng pháp lý yếu là vấn đề, hiện nay hình phạt không là vấn đề lớn của doanh nghiệp.

PV: ông có nghĩ hình ảnh của ông sẽ tạo ảnh hưởng?
LQ: Đối với những tác động, thực tế tôi không nghĩ tới khi chụp chúng.

PV: Ảnh hưởng từ xã hội
LQ: Vâng, tôi không cảm thấy gì. Lúc này tôi không tạo ảnh hưởng gì, chính tryền thông tạo nên. Khi tôi chụp những ảnh này, tôi chỉ nghĩ mình phải làm tốt công việc, chuyển tải tới người xem sự thật. Những gì bạn nói là ảnh hưởng, là do cư dân mạng TQ quan tâm tới tình trạng ô nhiễm.
(PV: tôi ước ông ấy xem được trang web chinahush này để biết cư dân mạng trên thế giới quan tâm thế nào).

PV: Ông nghĩ vai trò của W. Eugene Smith Grant ra sao?
LQ: Eugene Smith là phóng viên người Mỹ. Thập niên 70 ông đã chụp những bức ảnh trong màn sương dày ở Nhật Bản, nó làm thay đổi cái nhìn của dân Nhật về ô nhiễm. Thập niên 70 là thời gian ô nhiễm kinh khủng ở Nhật Bản. Bởi sự ảnh hưởng từ Những hình ảnh đó, sự ô nhiễm ở Nhật đã thay đổi. Tôi hy vọng những bức ảnh của tôi cũng có tác dụng như vậy.
Về giả thưởng này, tôi thấy có 2 điểm. Thứ nhất nó công nhận những công việc trogn quá khứ của tôi. Thứ 2 n1o sẽ thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài.

PV: ông bây giờ là người d0ầu tiên biết về tình trạng ô nhiễm ở trong làng?
LQ: Vâng, thông tin đến rất nhanh, họ sẽ gọi cho tôi. Nhưng thực tế những vùng đó rất nhỏ ở TQ. Có rất nhiều nơi tôi chưa đến được, chưa chụp ảnh được.
Tôi mới chỉ đến 3 con sông: sông Hoài, Dươgn Tử, Hoàng Hà. Còn 4 con sông ô nhiêm cũng rất nhiều, sông Hai, Châu giang, Songhua, Liao. Bởi sức mạnh của 1 người bị hạn chế, bởi thời gian hạn hẹp. Có thể những nơi đó là trọng tâm của tôi trong tương lai.

Hết.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
ncp_master nói:
:( rồi đến 1 lúc nào đó TG cũng sẽ như vậy thôi
Chúng ta chết vì chính chúng ta :(

Không đâu bác, những nước phát triển thì họ xử lý rất tốt. Dĩ nhiên không thể xử lý triệt để 100%, nhưng ít nhất không khí ít ô nhiễm, nước có thể uống sống từ vòi.

Không nói gì nhà máy, chúng ta chậm trong việc nâng tiêu chuẩn khí thải đã là không hay rồi. 1 bộ xử lý tốt theo chuẩn EU theo em nhớ có 1 kỹ sư đã nói chỉ giá vài trăm đô. Việc quy định này không làm nhà nước thiệt hại, doanh nghiệp cũng không phải là không làm nổi. Cũng may chúng ta cấm xăng pha chì.
Những tp ở VN ô nhiễm nhưng chúng ta ít nhìn ra thôi, hầu hết đều viêm xoang, họng.

TQ không phải không nhận ra, nhưng nếu họ cải tiến thì còn đâu hàng giá rẻ?
Các bác cứ nghĩ xem, nguyên liệu thô TQ cũng phải nhập khẩu. Thế giớ họ cũng nhập khẩu. Vậy tại sao chỉ có TQ mới có hàng rẻ? Ngoài giá nhân công, còn có giá của môi trường.
Những nước nghèo như VN là cái đích đến của công nghệ cũ, ô nhiễm. Chúng ta vui mừng vì có hãng tàu Vinashin vĩ đại. Có mấy ai nghĩ rằng vì nước giàu họ chê ngành này?
Dòng Tô lịch đen ngòm hàng ngày vẫn uốn lượn ở thủ đô chứ đâu có xa.
 
Hạng C
26/11/06
561
3
0
Xem xong tập phóng sự ảnh này thì mấy bác có ý định mua biệt thự ven sông Sài Gòn, Đồng Nai... nên suy nghĩ lại nhé, không khéo mai mốt ở ko nỗi mà cho cũng ko ai dám lấy. Mọi người sống phải có trách nhiệm với hành tinh xanh của mình. Kiếm tiền là để sống, để hưởng thụ cuộc đời tươi đẹp. Nếu cứ như vầy, không chỉ người nghèo mà người giàu cũng không nơi để mà xài tiền.