Tôi trước đây cũng từng có bài hạn chế dùng còi. Ủng hộ có, gạch đá có.
Nay đọc bài này đương nhiên tôi ủng hộ bác chủ 2 tay.
Về đề tài này, câu phản bác thường nghe nhất là ở Tp không còi không chạy được, nào là xe máy tạt đầu, rồi vậy nhà sx gắn còi để làm chi. Trong khi người ta mới nói là hạn chế chứ có nói là cấm bấm còi đâu.
Nói thẳng đó là những ý kiến của những người cổ hủ không chịu thay đổi tư duy, có tính bảo thủ. Những kiểu còi thường thấy là:
Bấm còi vô tội vạ. Hở là bấm không cần biết có gì nguy hiểm với mình không. Bấm bất chấp không gian, thời gian. Bấm cho mọi người dạt ra chạy cho khỏe. Cái này hay gặp ở mấy tài trẻ trâu háo thắng, có phần ngang tàng và lười. Và ở mấy ông tài già, tư duy nhận thức cổ xưa, cứ thế mà áp dụng cho tới ngày nay. Có ông tay run run mà vẫn chạy xe, do yếu bóng vía nên bóp liên tục. Hoặc bấm do thói quen cho vui.
Mình từng để ý nhiều người chạy xe máy tay để sẳn trên nút còi cho tiện bấm.
Mấy ông thầy dạy lái cũng góp phần không nhỏ cho tiếng còi loạn xạ ngày nay. Tôi học từ dấu B2 cho tới D, chả thấy ông nào dạy hạn chế còi, dùng còi sao cho có văn hóa.
Trường hợp dừng đèn đỏ còn 2-3s cũng bấm, kẹt xe cũng bấm. Cái này nó thuộc về ý thức. Ý thức kém thường đi kèm với văn hóa kém.
Còn có trường hợp nữa là bấm còi theo hồi dài tra tấn màng nhỉ người đi đường. Cái này ngoài ý thức kém, vô văn hóa còn có thể là bị thần kinh.
Rồi bấm còi khi đi ngược chiều, cái này phải gọi ngu mà lì hoặc nhẹ hơn là chai mặt.
Thay vì bấm còi cho ngưòi khác tránh rồi phóng như bay. Rồi hễ có tai nạn là thảm khốc. Sao không chủ động chạy chậm, quan sát người đi phía trước. Nhiều ông lái xe trông chờ vào cái còi. qua giao lộ, con lươn hở phóng bạt mạng thấy mà lạnh xương sống.
Nói cũng không phải là hoàn toàn không dùng còi. Trong trường hợp vào góc khuất, tốc độ xe cao thì tiếng còi có phát huy tác dụng của nó.
Tôi đọc ở đâu, chỉ 10% còi người chạy xe trên đường bấm còi, 90% còn lại không còi vẫn đi bình thường.
Vậy khi nào xứ mình được như người ta. Khi 10% người thích bấm còi đó thay đổi tư duy. Hoặc dài hơn là qua một thế hệ.