Chi Hội Trưởng SUZUKIFC
6/6/13
3.226
4.173
113
TP. HCM
Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=456x@}
Loại xe cơ giới đường bộ{/td}
{td=160x@}
Tốc độ tối đa (km/h){/td}
{/tr}
{tr}
{td=456x@}
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg.{/td}
{td=160x@}
50{/td}
{/tr}
{tr}
{td=456x@}
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; ô tô sơ mi rơ moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô chuyên dùng; xe mô tô; xe gắn máy.{/td}
{td=160x@}
40{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư


[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=436x@}
Loại xe cơ giới đường bộ{/td}
{td=155x@}
Tốc độ tối đa (km/h){/td}
{/tr}
{tr}
{td=436x@}
1. Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg.{/td}
{td=155x@}
80{/td}
{/tr}
{tr}
{td=436x@}
2. Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ tô buýt); ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên.{/td}
{td=155x@}
70{/td}
{/tr}
{tr}
{td=436x@}
3. Ô tô buýt; tô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.{/td}
{td=155x@}
60{/td}
{/tr}
{tr}
{td=436x@}
4. Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy.{/td}
{td=155x@}
50{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ví dụ trên đường có 2 làn xe, xe cơ giới bao gồm xe ô tô và xe 2b gắn máy được chạy cả 2 làn.

Tất cả các loại xe đều chạy làn phải.
Nhóm 4 chạy chậm nhất 40 – 50 chạy làn trong
Nhóm 2, 3, 4 chạy nhanh hơn vẫn chạy làn trong khi vắng xe, khi chạy tới đoạn có xe phía trước chạy chậm hơn thì chuyển làn trái vượt qua. Sau đó nếu làn phải trống xe thì lại chuyển về làn phải đi tiếp.
TH xe nhóm 2, 3, 4 chạy chậm < 40, 50 km/g làn phải, xe nhóm 4 có thể chuyển làn trái vượt qua với tốc độ bằng tốc độ cho phép vượt qua rồi khi làn phải trống lại chuyển về.
Rất hợp lý và an toàn, ko gây bức xúc, xích mích.
Có sự xung khắc rất lớn về tốc độ khi lưu thông giữa các loại xe trên cùng một làn vì vậy mà không thể chạy chung trên một làn trong được(do xe gắn máy có tốc độ bằng 50% quá nhiều) Nếu luật cho phép tất cả các loại xe khi lưu thông trong khu vực cho phép ( nội thị 50km/h; ngoại thị 80km/h) thì chuyện dùng làn ngoài chỉ để tránh, vượt là rất an toàn và văn minh.
 
Hạng C
18/1/15
702
536
93
48
Cái loại đầu đất nói làm gì cho nó mệt! Cho nó sủa tí đi anh :)
Bớt nóng đi các bác ơi ! thảo luận để AE thống nhất ý kiến mà, không đc thì hoy, cãi nhau làm giề ???
 
  • Like
Reactions: Tohoa
Hạng D
1/11/09
3.151
2.178
113
37
Bình Dương
Hi bác, 1 thành viên khá kỳ cựu của 4r! Bác mơ tưởng và ko thật tế! Tôi cũng nghĩ như bác đó, nhưng thật tế là khác, vd như cao tốc TL đó, lan phải thường xe tải trọng đi nhiều, làn xấu khó chạy, với lại luật ko cấm thì tui đi ah, chạy 60 lan ngoài vẫn êm hơn lan trong... hehe
Em thấy đâu có gì là không thực tế đâu ạ.
Cao tốc giờ có còn xấu đâu, vẫn được bảo dưỡng thường xuyên đấy chứ. Làn trong cũng đâu có xấu, có lỗi lõm đâu ạ.
 
Hạng D
1/11/09
3.151
2.178
113
37
Bình Dương
Cái này là đòi hỏi của cả một thế hệ, trong khi nước mình dân trí còn quá thấp (ko dám nói là còn đang ăn lông ở lỗ), chỉ một số ít người giàu và khôn!
Làm được điều này, mong rằng tới đời con và đời cháu của chúng ta mới hy vọng thay đổi nền tảng của sự Ấu Trĩ!
Hiện nay ở vùng cao, vùng sâu còn chưa có điện, lạc hậu so với Châu Âu cả ngàn năm thì biết đến bao giờ mới tiến tới được nền văn minh nhân loại (tức là dân tộc ta phải sx được máy bay, vũ trụ, sx được thuốc men chữa bệnh.....)
Lâu quá........!!!!!!!
Theo em thì cái "đòi hỏi" này không cần đến 1 thế hệ đâu ạ.
Ngoài ra, trình độ dân trí còn thấp, chứ nó không QUÁ THẤP đến mứa còn ăn long ở lỗ đâu ạ.
Còn nếu nói lạc hậu cả ngàn năm so với Châu Âu lại càng không đúng. Văn minh nếu được đo lường bằng việc sản xuất tàu vũ trụ, máy bay thì có lẽ chẳng có được mấy nước văn minh.
 
Hạng D
11/12/10
3.008
8.024
113
Kính gửi các bác,
Cao tốc thì em đi cũng nhiều lần rồi, từ TP.HCM - Trung Lương đến TP.HCM - Long Thành - Dầu Dây (tốc độ tối đa 120 Km/h), tuy nhiên một cảnh tượng dễ dàng bắt gặp và gây ức chế cho rất nhiều người điều khiển phương tiện giao thông như em đó là cảnh tượng các bác tài điều khiển phương tiện chạy trên cao tốc với tốc độ 80/90/100KM/h tuy nhiên vẫn di chuyển trên làn đường sát dãi phân cách và KHÔNG nhường đường cho các phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn xin vượt.
Nhiều người đưa ra những lý lẽ sau:
1. Tôi chạy như thế không vi phạm tốc độ tối thiểu/tốc độ tối đa.
2. Đường cao tốc cho phép các phương tiện di chuyển 2 làn, tôi chạy làn này, thì anh qua làn khác mà chạy nếu chạy nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo cá nhân em thì những suy nghĩ này là không đúng. Nó không đúng ngay từ trong nhận thức của những người phát biểu. Việc xe đi chậm hơn PHẢI đi về bên phải và việc nhường đường cho các phương tiện khác đã được quy định rõ trong Luật giao thông đường bộ.
Vừa rồi em có dịp ngồi xe khoảng 2.600 KM trên các cao tốc tại Châu Âu (Đức - Séc - Áo - Thụy Sỹ) thì làn đường sát dãi phân cách luôn được để trống để các phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn có thể VƯỢT một cách dễ dàng và an toàn. Chắc là trong Luật của các quốc gia này có quy định như thế nên người lái xe họ tuân thủ các quy định đó.
Riêng ở VN mình chưa có quy định như thế nên thiết nghĩ các bác tài khi tham gia giao thông nên xây dựng một ý thức giao thông đẹp bằng các bỏ đi cái tôi của mình và nhường đường cho nhau.

Hay nên chăng các lãnh đạo ngành GTVT căng băng rôn với nội dung như sau tại các trạm thu phí của cao tốc để từng bước xây dựng một thói quen nhường đường và sử dụng làn đường, đồng thời giảm bớt nguy cơ gây ra tai nạn giao thông: "Đường cao tốc có 2 làn đường xe chạy; phương tiện di chuyển với tốc độ chậm hơn, vui lòng di chuyển ở làn bên phải và nhường đường cho phương tiện khác xin vượt - Xin cảm ơn!".
PHẢI đi về bên phải khác hoàn toàn với "PHẢI ĐI LANE (LÀN) BÊN PHẢI" nhé!
Đừng lầm lẫn rồi ngụy biện họ đi lane bên trái là sai luật!

Đường 2 lane, họ chạy lane nào là quyền của họ, miễn không quá tốc độ tối đa cho phép, và không dưới tối độ tối thiểu bị giới hạn!

Hãy phê phán họ khi họ không chịu tránh về bên phải nhường đường khi xe phía sau xin vượt (trong trường hợp xe sau được phép vượt)!!!

Cần gì phải căng băng rôn hay khẩu hiệu, bất kỳ người tài xế nào khi cầm bằng lái trong tay thì họ đã học luật đàng hoàng rồi, đừng thấy 1 người mua bằng thì nghĩ rằng cả làng mua bằng!

(p/s đọc băng rôn của bác rườm rà quá, đầy đường họ đã treo băng rôn rồi đó, người tham gia giao thông phải "tuân thủ luật giao thông" và có "văn hóa giao thông"... đầy ý nghĩa rồi!)
 
Tập Lái
28/8/12
25
3
3
TPHCM
dỉ nhiên nc ngoài người ta lịch sự, nếu có xin người ta cũng sẽ nhường,
còn VN thì ôm làn đi cứng ngắc, ko vượt bằng len phải thì phải vượt bằng len dừng khẩn cấp thôi
em thì lên CT cho chạy nhiêu mình chạy nhiêu, nhiều lúc 98 99 100 vẫn bị mấy bác đá đèn ì xèo
nếu muốn phạm luật thì cứ phạm luật làn phải đi nhé(lúc còn 100)
những trường hợp em đang đi sát 100 mà cứ đá đèn em ko nhường,trừ khi nào bác bật đèn khẩn cấp, ko thì vào trong mà đi
Khi có xe đằng sau xin vượt thì bác phải đi chậm lại, chuyển vào làn phải để xe sau vượt nhé.
 
  • Like
Reactions: Tohoa
Hạng D
1/11/09
3.151
2.178
113
37
Bình Dương
PHẢI đi về bên phải khác hoàn toàn với "PHẢI ĐI LANE (LÀN) BÊN PHẢI" nhé!
Đừng lầm lẫn rồi ngụy biện họ đi lane bên trái là sai luật!

Đường 2 lane, họ chạy lane nào là quyền của họ, miễn không quá tốc độ tối đa cho phép, và không dưới tối độ tối thiểu bị giới hạn!

Hãy phê phán họ khi họ không chịu tránh về bên phải nhường đường khi xe phía sau xin vượt (trong trường hợp xe sau được phép vượt)!!!

Cần gì phải căng băng rôn hay khẩu hiệu, bất kỳ người tài xế nào khi cầm bằng lái trong tay thì họ đã học luật đàng hoàng rồi, đừng thấy 1 người mua bằng thì nghĩ rằng cả làng mua bằng!

(p/s đọc băng rôn của bác rườm rà quá, đầy đường họ đã treo băng rôn rồi đó, người tham gia giao thông phải "tuân thủ luật giao thông" và có "văn hóa giao thông"... đầy ý nghĩa rồi!)
Dạ vâng,

Nếu bác đọc kỹ trong bài của em thì em vẫn giữ nguyên từ "bên phải" chứ không dùng từ "làn đường bên phải".
Ngoài ra, em cũng không hề quy kết việc họ đi làn bên trái là sai luật. Nhưng em cũng dẫn thêm quy định của Luật về việc "đi về phía bên phải" và "nhường đường cho các phương tiện khác xin vượt" (dĩ nhiên là đủ điều kiện để nhường đường).
Việc họ di chuyển chậm hơn mà không đi về phía bên phải ở đây cá nhân mỗi lái xe có thể hiểu theo các của họ:
Một là: bên mép phải làn đường mà họ đang đi.
Hai là: làn đường bên phải.
Họ hiểu thế nào cũng được. Cách hiểu thể hiện nhận thức của mỗi người. Giá như Luật thêm chữ "làn đường" trước chữ "bên phải" thì hay biết mấy.
Ngoài ra, nếu việc họ đủ điều kiện để nhường đường mà không nhường đường cho các phương tiện khác, đó nên xem là hành vi sai luật, không phải là ý thức kém.
Cái băng rôn chỉ là đề xuất của cá nhân em và bản thân em cũng thấy nó hơi dài. Nhưng mà thôi thì mình cứ để xuất như thế, biết dài nhưng mà ngay trạm thu phí, xe di chuyển chậm nên, nếu được treo, chắc lái xe cũng đọc được.
Và nó dài, nhưng mà có lẽ nó dễ hiểu, nói diễn tả nội dung một cách cụ thể, hơn là vài từ ngắn gọn như: "văn hóa giao thông"....
Chợt nghĩ: "Liệu giao thông Sài gòn liệu có một ngày giống Hà nội ngàn năm? Khi mà người điều khiển phương tiện cơ giới đều-hiểu-đúng (đúng-và-đủ, nhưng thôi không bàn về việc hiểu đủ) về luật giao thông"
Cao tốc - "Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải"
 
Hạng D
11/12/10
3.008
8.024
113
Dạ vâng,

Nếu bác đọc kỹ trong bài của em thì em vẫn giữ nguyên từ "bên phải" chứ không dùng từ "làn đường bên phải".
Ngoài ra, em cũng không hề quy kết việc họ đi làn bên trái là sai luật. Nhưng em cũng dẫn thêm quy định của Luật về việc "đi về phía bên phải" và "nhường đường cho các phương tiện khác xin vượt" (dĩ nhiên là đủ điều kiện để nhường đường).
Việc họ di chuyển chậm hơn mà không đi về phía bên phải ở đây cá nhân mỗi lái xe có thể hiểu theo các của họ:
Một là: bên mép phải làn đường mà họ đang đi.
Hai là: làn đường bên phải.
Họ hiểu thế nào cũng được. Cách hiểu thể hiện nhận thức của mỗi người. Giá như Luật thêm chữ "làn đường" trước chữ "bên phải" thì hay biết mấy.
Ngoài ra, nếu việc họ đủ điều kiện để nhường đường mà không nhường đường cho các phương tiện khác, đó nên xem là hành vi sai luật, không phải là ý thức kém.
Cái băng rôn chỉ là đề xuất của cá nhân em và bản thân em cũng thấy nó hơi dài. Nhưng mà thôi thì mình cứ để xuất như thế, biết dài nhưng mà ngay trạm thu phí, xe di chuyển chậm nên, nếu được treo, chắc lái xe cũng đọc được.
Và nó dài, nhưng mà có lẽ nó dễ hiểu, nói diễn tả nội dung một cách cụ thể, hơn là vài từ ngắn gọn như: "văn hóa giao thông"....
Chợt nghĩ: "Liệu giao thông Sài gòn liệu có một ngày giống Hà nội ngàn năm? Khi mà người điều khiển phương tiện cơ giới đều-hiểu-đúng (đúng-và-đủ, nhưng thôi không bàn về việc hiểu đủ) về luật giao thông"
View attachment 219581
Cái chổ đậm đậm ở trên, nếu bác là người ra luật thì chắc chắc bác không nghĩ thêm "giá như" được đâu
Luật GTĐB 2008, thì có thể trước 2008 soạn thảo, trong thời gian này, trên 1 chiều đi của đường có 2 làn đường hiếm lắm bác ạ;
Khỏi nói trước đây, năm nay là năm 2015, cách thời điểm luật ra đời 7 năm thì đường 2 chiều, mỗi chiều đi có 1 làn đường còn nhiều lắm, đếm không hết (ngay cả ở TP.HCM rộng lớn và hoa lệ này)

ví dụ cụ thể: em về quê em, mang tiếng TP của 1 tỉnh, nhưng đường 2 chiều với mỗi chiều 2 làn đường tìm đỏ con mắt hổng ra! => vậy nên, nói thêm chữ "làn đường bên phải" thì họ đi vào đâu? (làm gì có "làn đường bên phải" trong khi chiều đi có 1 làn??????)


Nói thêm: => Từ đó, hành vi vượt phải (dĩ nhiên trong cùng 1 làn đường) là rất nguy hiểm, luật cấm! (nhưng nay, với đường có nhiều làn đường cùng chiều, xe chạy bên làn đường bên phải nhanh hơn xe chạy hơn làn đường bên trái đâu còn được coi là vượt phải nữa)

Trong xa hình thi B2 cũng vậy, khi vượt trái đều có lấn làn ngược lại để vượt (dĩ nhiên nơi được phép vượt)
Cao tốc thì làm sao mà lấn làn ngược chiều? Và cũng không bị tội vượt phải khi đi làn bên phải nhanh hơn đi làn bên trái? Vậy sao không chọn làn trống để đi (trừ lúc kẹt xe mới không có làn trống thôi)? Sao cứ đi nhanh hơn lại muốn đi bên trái? làn bên phải trống thì cứ chạy chứ sợ gì?
 
  • Like
Reactions: tranthienminh