luật VN quy định xe đi về bên phải. Vâng, không nghe nhầm đâu, bên PHẢI. Và cái điều cơ bản nhất, cốt lõi nhất ai cũng đã nghe từ khi biết nghe nói đọc viết tiếng Việt.
thế cái đường nhiều làn, từ 2 xe trở lên dàn hàng ngang ra được, thì cớ gì ôm con lươn mà chạy? con lươn nó nằm ở đâu so với tim đường, bên PHẢI tim đường chăng? Ôm con lươn chạy thì là chạy bên nào của con đường? Cứ ôm con lươn mà chạy, thì có hợp lý, hợp pháp với cái điều tiên quyết là đi về bên PHẢI hay không?
Nói về luật, xử được cái tội ôm làn trái tưởng nhỏ nhưng rất nhiêu khê. (Phần này để lại cho các bác làm luật, mình k bàn sâu)
Còn nói về văn hóa, lấy ví dụ, có ai được khen là văn minh khi mang giày dép vào nhà ng khác và vì nhà đó chả có biển cấm nào, chả ai thông báo gì?
Hiểu ý bác, nhưng bác nói chưa đúng, chưa chính xác.
- LUẬT (BỘ LUẬT) chỉ trình bày nguyên tắc chung, còn triển khai ra thực tế và để phạt được thì phải có khoản này, nghị định, thông tư kia (gọi chung là văn bản DƯỚI LUẬT) hướng dẫn cụ thể về từng hành vi và mức phạt, khi chưa có thì không có lý do gì phạt được.
- Khi nói về "đi bên phải" theo ý của bác, thì đó là hành vi đi cùng làn đường, chứ không phải khác làn, dù nguyên tắc đi về bên phải là quy tắc giao thông chung của các nước có giao thông đi bên phải, xe chậm đi trong, xe nhanh hơn đi ngoài. Song đối với đường nhiều làn, nếu không có phân chia làn theo phương tiện, thì tất cả chỉ là "khuyến khích" mà thôi, khẳng định lại xe đi đúng tốc độ quy định (dù thấp) làn ngoài là không sai về luật. "Vượt xe" cũng là khái niệm chỉ có khi cùng làn đường, mà cần lấn sang làn hướng ngược lại để vượt lên, chứ còn như trên cao tốc thì là các làn cùng hướng là đồng cấp, "vượt" nghĩa là "chuyển sang làn khác", và sau đó xe mình sẽ đi nhanh hơn xe họ mà thôi (trừ khi tới lúc nào đó mở rộng, có làn ngoài cùng bên trái chỉ dành riêng dùng cho vượt). Còn về "văn hóa giao thông", thì cũng như bài nói về việc dừng xe chờ đèn đỏ để đi thẳng, nhưng lại chặn luồng xe được phép rẽ phải (có đèn, có chỉ dẫn), không sai về luật nhưng nói có văn hóa giao thông hay chưa, thì là CHƯA. Văn hóa giao thông là phạm trù bao trùm cả luật, bao gồm từ việc tuân thủ cái cứng nhắc của luật thì còn có thái độ ứng xử với nhau, nhường nhịn nhau khi cùng lưu thông trên đường.
Còn nhớ khi tôi còn nhỏ, ba mấy năm về trước, cầm cái xe đạp ra đường thì tự biết luôn đi sát vỉa hè. Xe nhỏ, xe thô sơ, thậm chí xe máy chở nhiều người, chở hàng cồng kềnh, nói chung là các xe đi chậm đều có thói quen đi sát vỉa hè, chắc phải ai nhắc nhở. Còn thời nay, từ học sinh, bà bầu, chở trẻ nhỏ, người già, đếm số người cứ bám con lươn ở làn hỗn hợp mà chạy chắc không xuể, có còi cũng chẳng né, đường nội thị còn vậy, ra cao tốc không như trên mới lạ. Để bàn về văn hóa giao thông thì còn nhiều điều đáng nói.
Quay lại vấn đề trên cao tốc, hay đường nào cũng vậy, đâu phải biển cho 80 là phải chạy 80, cho 100 là phải chạy 100 mới là "biết chạy". Giao thông VN là hỗn hợp, quan trọng nhất là kỹ năng tập trung và xử lý tình huống, linh hoạt, sao cho mục tiêu tối thượng phải đạt được là đi an toàn, về lành lặn, cho mình cũng như người khác. Để làm được điều đó, ai cũng sẽ cần phải nhường nhịn, không lúc này thì lúc khác. Chứ ai mà cũng biết và thực hiện được việc đi sát về bên phải khi điều kiện cho phép thì giao thông quá đẹp rồi, còn nói gì nữa