smileyhibiscus nói:Em ghét nhất kẻ nào mở miệng ra là "phải có con trai cho nó chống gậy, bưng lư hương; con gái là đồ vứt đi", lớn nhỏ gì em cũng cãi hết vì đầu óc họ chỉ bằng óc con bọ. COn nào cũng phải banh da xẻ thịt đẻ ra, sao lại cứ phân biệt trọng khinh?con gái hầu chết cha chết mẹ mà vẫn coi là thứ bỏ đi, là đồ ăn bám trong khi mấy thằng ôn dịch kia chỉ biết ăn chơi mà đựơc đội lên đầu. Ngày cố em mất, mấy ông con trai, mấy thằng cháu đích tôn đích kẽm ôm vợ đi ngủ hết, con cháu gái ngồi canh quan tài ngày đêm mà còn bị chửi mới đau.Tiger mom nói:Ơ, thế Cây Củi cũng ở Đà Lạt à, nhà ngoại em ở Thạnh Mỹ - Đơn Dương, mợ ở đâu?
Ngày còn bé, khi ông bà ngoại còn sống,mỗi lần về nhà ngoại cứ như là nhà mình, em thích nhất vào rẫy, ngày xưa rẫy nhà ngoại mênh mông nhìn mỏi mắt chưa thấy bờ bên kia, rẫy bắp nhà ngoại mùa lẫy là sướng nhất, mùi bắp nướng, bắp luộc sao mà thơm đến thế, bụi tre trong rẫy to đến hơn 10 người nối vòng tay mà ôm cũng chật vật," em là cháu ngoại đích tôn" lại ở xa vì thế được bà cưng như cục vàng,những năm 80-90 mà đi Đà Lạt là mẹ em xếp hàng mấy ngày mới mua được vé, cả nhà mấy chục đứa cháu chỉ có 3 đứa cháu ngoại, nhưng vì "nữ sanh ngoại tộc" nên khi mẹ đi lấy chồng chỉ có 3 bộ đồ , thương cháu ngoại chỉ có bà thôi vì ngoại ông vẫn thường ngâm nga "con gái như khách qua đường, con dâu như thể cục vàng trong rương" thế đấy, khi ngoại bà mất đi, các cháu nội lần lượt lớn lên mới có 10 năm mà toàn bộ rẫy của ngoại vào tay người khác hết, những năm cuối đời của ông dành phần cho con gái và cháu ngoại chăm lo và kể cả mai táng. Giờ mỗi lần về chỉ có căn nhà cũ nát và bàn thờ của ông bà trong gian nhà chính, gian phụ cũng bị bán mất rồi, đau lòng lắm các mợ ạ.
AI cũng đòi phải đẻ thằng con trai để nhờ, các mợ nhìn lại coi có nhờ đựơc kg? Tới tuổi biết yêu thì tụi nó chỉ biết có gái thôi, cha mẹ bệnh đi cấp cứu nó vẫn nhởn nhơ đi chơi với gái, gái kêu 1 tiếng kg dám cãi tiếng nào chứ cha mẹ nói rã họng cũng mặc kệ. Đẻ con gì là do thằng đàn ông, nhưng hễ đẻ kg ra con trai thì lại đè vợ mà chửi "thứ đàn bà kg biết đẻ"; mà có phải là dân thất học đâu, cũng tốt nghiệp ĐH rồi đó chứ. Thà em kg lấy chồng chứ gặp nhà thằng nào mà ngu cả họ, cứ phải chăm chắm có con trai thì em trù cho cả họ nhà nó kg có con nòng nọc dài đuôi luôn cho chừa thói ngu lâu dốt bền
XIn lỗi các mợ, em rất là ức chế vụ trọng nam khinh nữ này!
Nhà ngoại người Trung nên trọng con trai và cháu nội ghê lắm, vì "Đầu đội mũ rơm tay chống gậy "mà lị, hồi nhỏ về đám giỗ quải trong nhà luôn chia 2 dãy, bàn nhà trên là các ông cụ, bàn kế là các cậu, các anh còn cái phảng là đám nhỏ, bàn nhà dưới là phụ nữ trong họ. Em sống SG từ nhỏ nên bức xúc ba vụ này lắm, xớ rớ lên là bị đuổi xuống, lớn lên, khi ngoại mất, em cóc sợ ai nữa, ghét nhất là mấy thèng cậu hỷ mũi chưa sạch (nhỏ hơn em cả chục tuổi nhưng vai cậu) mà vô bàn bày đặt bàn chiện Quốc Hội năm nay ra luật gì, Anh, Pháp, Mỹ tây Tàu ra sao, ghét em xỏ mỏ vô:"lấy cái bằng cấp 1 hổng xong mà bày đặt bàn chiện thế giới, bắt gớm" , tức thì nhận ngay 1 câu: "nữ sanh ngoại tộc, mày con gái đái hổng qua ngọn cỏ biết gì, đi xuống dọn chén".
Xung thiên lên em mần 1 chặp: "này, xét vai vế các cậu lớn hơn tôi, nhưng xét về tuổi đời, sự lăn lộn va chạm và kiến thức thì các cậu xách dép tôi còn không cho đấy nhé, đừng có mà lên giọng kẻ cả. Ai trong các ông đứng lên nói tôi nghe cả họ nhà ông nào lấy được cái bằng cử nhân chưa? các cậu bảo tôi đái không qua ngọn cỏ hả, thế một tháng tôi làm ra vài chục triệu, còn các cậu làm được bao nhiêu tiền, năm nào tết nhứt cũng gọi điện để cái con ngoại tộc này gửi quần áo đồ đạc về cho con cho vợ của các cậu, giỗ quải , ma chay cưới hỏi cũng một tay mẹ tôi, vậy hà cớ gì mẹ tôi không được kính trọng khi từ 2 bàn tay trắng mà nuôi cả 3 đứa con ăn học thành tài, cơ ngơi vững chắc.....Còn dọn chén hả, còn khuya, ai ăn nấy dọn, con trai cũng phải ăn cơm mới sống, vậy thì đi xuống dọn đi, đừng có mơ nhé.
Nói xong em xách giỏ leo lên xe biến luôn, 3-4 năm không về, nghĩ lại thấy mình cũng hơi quá, nhưng tức chịu không nổi, bực thì bực nhưng nghe điện thoại than khổ, than nghèo thì Chị Anh, cô Anh, dì Anh lại không đành lòng để cháu khổ, lại mua mua sắm sắm gửi về, khổ thế đấy các mợ ạ.
Last edited by a moderator: