Hạng B2
15/3/15
299
1.425
93
Một anh tx taxi cho hay


Kính gửi các anh/chị thành viên CLB, Sau khi được hỗ trợ tư vấn pháp chế liên quan đến các vấn đề sao y cavet xe, mình xin copy một số thông tin tư vấn để các anh/chị tham khảo mà trả lời cho lực lượng CSGT trong trường hợp bị kiểm tra. Các anh/chị lưu ý thông tin này chỉ hỗ trợ tư vấn thêm giải pháp để các anh/chị an tâm lưu thông, nếu có sai sót gì anh/em vui lòng bỏ qua cho, Hạn chế tranh luận chửi bới chính sách các kiểu giúp em, tập trung cày kiếm cơm. Khổ lắm rồi! 1. Vừa qua NHNN gửi Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 về việc yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP). 2. Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an cũng có Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đề cập: Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông thì Bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực đúng quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) và Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 của NHNN. Từ những căn cứ trên, có tham khảo một số văn bản pháp luật liên quan: 1. Khi nhận thế chấp phương tiện vận tải là ô tô: Các NH nhận thế chấp theo đúng quy trình, hướng dẫn về nhận TSBĐ là phương tiện vận tải, thực hiện theo đúng thỏa thuận tại HĐTC, theo đó KH và NH đã thỏa thuận rõ về việc NH sẽ là Bên giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe, KH được phép sử dụng xe để lưu thông kèm theo Giấy lưu hành xe do NH cấp. 2. Việc KH và NH thỏa thuận về việc Nh giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe là thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể: a. Điều 323 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành khẳng định quyền của Bên nhận thế chấp là “Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Theo đó, trong trường hợp Luật (là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội) có quy định khác thì việc thỏa thuận đó của các bên sẽ phải tuân thủ theo Luật, chứ không phải tuân thủ theo quy định khác của Nghị định(là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ) b. Căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Bộ luật (văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Nghị đinh (văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành). Theo đó, trong trường hợp có quy định khác nhau về việc giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 163, thì đương nhiên các TCTD căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 để áp dụng. c. Căn cứ theo khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Với quy định này, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 bởi được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Nghị định số 163 (và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163) với tính chất là văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch bảo đảm, cũng đã hết hiệu lực. Như vậy, căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự 2015 theo các cơ sở đã trích dẫn trên đây để giải thích, trao đổi với các anh/chị. Ngoài ra khi Các anh/chị khi bị thổi phạt vi phạm do không xuất trình được bản gốc GCN đăng ký xe, Các anh/chị căn cứ vào 3 điểm sau để trao đổi lại với Cơ quan CA: - Theo Điều 323 BLDS 2015 thì NH được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 BLDS 2015; - Theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì BLDS 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11); - Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) đã hết hiệu lực do BLDS 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng BLDS 2015. Tóm lại căn cứ Điều 323 BLDS 2015 thì việc NH giữ bản gốc GCN đăng ký xe là hợp pháp, việc Cơ quan CA yêu cầu KH xuất trình bản gốc GCN đăng ký xe là không phù hợp, vì xe đã được thế chấp cho NH, các bên đã thỏa thuận NH giữa bản gốc GCN đăng ký xe và NH cấp Giấy lưu hành xe cho KH Thân!
Có 2 vấn đề cần tách bạch rất rõ ràng khi xem xét vụ này:
1. Anh nói đúng là nghị định 163/2006 mà NHNN gửi các tổ chức tín dụng là căn cứ vào bộ luật Dân sự 2005 và bộ luật này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng bộ luật Dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Và do đó nghị định 163/2006 kia cũng đương nhiên ko còn hiệu lực, và điều 323 bộ luật Dân sự 2015 quy định bên nhận thế chấp (ngân hàng, tổ chưc tín dụn) giữ giấy tờ gốc.
2. Tuy nhiên, khi anh ngồi lên xe tham gia lưu thông thì anh phải tuân theo luật Giao thông đường bộ, chứ ko phải luật dân sự. Và luật Giao thông này qui định phải đem theo giấy Đăng ký xe khi tham gia lưu thông trên đường. Và đây là căn cứ để CSGT xử phạt và việc xử phạt ko sai. Giấy xác nhận đang giữ bản gốc cavet xe của ngân hàng cung cấp chỉ là 1 loại giấy thông báo, ko có giá trị pháp lý để thay thế cho cavet xe ( do ko có điều luật nào qui định giá trị này) và đương nhiên ko được dùng để thay thế cavet xe khi lưu thông trên đường. CSGT xử phạt là hợp lý.
Như vậy vấn đề là 2 luật này ko sai nhưng áp dụng vào thực tiễn thì có độ vênh rất lớn và cần phải có điều chỉnh lại cho phù hợp (bằng các thông tư nghị định mới). Ví dụ chấp nhận bản sao y công chứng nhà nước của cavet + xác nhận lưu giữ bản gốc cavet đó của ngân hàng.
Em cũng đang vay bank, có vụ này mới nhìn lại tờ giấy của bank mới thấy thiếu dấu xác nhận công chứng nhà nước. Giờ đang bảo noa làm cái sao y công chứng cavet chứ nó dek chịu trả cavet gốc. Mà ko lẽ cho xe trùm mền nằm nhà. Đến khổ...
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Kính gửi các anh/chị thành viên CLB,
Sau khi được hỗ trợ tư vấn pháp chế liên quan đến các vấn đề sao y cavet xe, mình xin copy một số thông tin tư vấn để các anh/chị tham khảo mà trả lời cho lực lượng CSGT trong trường hợp bị kiểm tra.


Các anh/chị lưu ý thông tin này chỉ hỗ trợ tư vấn thêm giải pháp để các anh/chị an tâm lưu thông, nếu có sai sót gì anh/em vui lòng bỏ qua cho, Hạn chế tranh luận chửi bới chính sách các kiểu giúp em, tập trung cày kiếm cơm. Khổ lắm rồi!

1. Vừa qua NHNN gửi Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 về việc yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP).

2. Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an cũng có Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đề cập: Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông thì Bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực đúng quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) và Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 của NHNN.

Từ những căn cứ trên, có tham khảo một số văn bản pháp luật liên quan:
1. Khi nhận thế chấp phương tiện vận tải là ô tô: Các NH nhận thế chấp theo đúng quy trình, hướng dẫn về nhận TSBĐ là phương tiện vận tải, thực hiện theo đúng thỏa thuận tại HĐTC, theo đó KH và NH đã thỏa thuận rõ về việc NH sẽ là Bên giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe, KH được phép sử dụng xe để lưu thông kèm theo Giấy lưu hành xe do NH cấp.[/QUOTE]
2 công văn trên của 2 cơ quan thẩm quyền thông báo lại cho các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong công văn có nêu rõ các căn cứ pháp luật có hiệu lực.
Việc khách hàng và bank thoả thuận có hiệu lực khi nội dung thoả thuận không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc giữ GĐKX là trái quy định pháp luật và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thế chấp. Do vậy thoả thuận là vô hiệu và bank phải trả GĐKX cho khách hàng.
Nếu k trả, khi khách hàng bị phạt thì có thể khởi kiện yêu cầu bank bồi thường theo quy định pháp luật.
"Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."


khách hàng đã nhầm lẫn mình cầm cavet sao y thì vẫn được lưu thông:
"Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này."


2. Việc KH và NH thỏa thuận về việc Nh giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe là thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:

a. Điều 323 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành khẳng định quyền của Bên nhận thế chấp là “Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Theo đó, trong trường hợp Luật (là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội) có quy định khác thì việc thỏa thuận đó của các bên sẽ phải tuân thủ theo Luật, chứ không phải tuân thủ theo quy định khác của Nghị định(là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ)

Chị quên xem Điều khoản chuyển tiếp:
"Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;"



b. Căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Bộ luật (văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Nghị đinh (văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành). Theo đó, trong trường hợp có quy định khác nhau về việc giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 163, thì đương nhiên các TCTD căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 để áp dụng.
Nghị định 163/2006:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm."


Nên căn cứ khoản 1 điều 688 nêu trên thì đây là nghị định vẫn có hiệu lực thi hành.


c. Căn cứ theo khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Với quy định này, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 bởi được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Nghị định số 163 (và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163) với tính chất là văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch bảo đảm, cũng đã hết hiệu lực.
Xem lại khoản 1 điều 688 BLDS 2015 về điều khoản chuyển tiếp.


Như vậy, căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự 2015 theo các cơ sở đã trích dẫn trên đây để giải thích, trao đổi với các anh/chị.

Ngoài ra khi Các anh/chị khi bị thổi phạt vi phạm do không xuất trình được bản gốc GCN đăng ký xe, Các anh/chị căn cứ vào 3 điểm sau để trao đổi lại với Cơ quan CA:


- Theo Điều 323 BLDS 2015 thì NH được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 BLDS 2015;

- Theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì BLDS 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11);

- Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) đã hết hiệu lực do BLDS 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng BLDS 2015. Tóm lại căn cứ Điều 323 BLDS 2015 thì việc NH giữ bản gốc GCN đăng ký xe là hợp pháp, việc Cơ quan CA yêu cầu KH xuất trình bản gốc GCN đăng ký xe là không phù hợp, vì xe đã được thế chấp cho NH, các bên đã thỏa thuận NH giữa bản gốc GCN đăng ký xe và NH cấp Giấy lưu hành xe cho KH Thân!
Như phân tích trên, chị Phượng quên xem k 1 Điều 688 nên quan điểm chưa chính xác.
xxx ra đường cứ thiếu giấy tờ là áp luật GTĐB múc thôi:
"Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
...
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."



Giải pháp:
1. yêu cầu Bank trả GDKX, nếu k trả thì có thể khiếu nại cấp trên là NHNN để yêu cầu thực hiện đúng tinh thần pháp luật và cv 3851.
2. trong lúc lưu thông bị phạt thì về yêu cầu bank trả tiền phạt, k thì khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
22/8/14
724
1.433
93
Tranh luận với chị Vũ Thị Khánh Phượng, Trưởng phòng Pháp chế VPBank tí chơi:

View attachment 738998


2 công văn trên của 2 cơ quan thẩm quyền thông báo lại cho các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong công văn có nêu rõ các căn cứ pháp luật có hiệu lực.
Việc khách hàng và bank thoả thuận có hiệu lực khi nội dung thoả thuận không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc giữ GĐKX là trái quy định pháp luật và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thế chấp. Do vậy thoả thuận là vô hiệu và bank phải trả GĐKX cho khách hàng.
Nếu k trả, khi khách hàng bị phạt thì có thể khởi kiện yêu cầu bank bồi thường theo quy định pháp luật.
"Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."




Chị quên xem Điều khoản chuyển tiếp:
"Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;"




Nghị định 163/2006:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm."


Nên căn cứ khoản 1 điều 688 nêu trên thì đây là nghị định vẫn có hiệu lực thi hành.



Xem lại khoản 1 điều 688 BLDS 2015 về điều khoản chuyển tiếp.



Như phân tích trên, chị Phượng quên xem k 1 Điều 688 nên quan điểm chưa chính xác.

Giải pháp:
1. yêu cầu Bank trả GDKX, nếu k trả thì có thể khiếu nại cấp trên là NHNN để yêu cầu thực hiện đúng tinh thần pháp luật và cv 3851.
2. trong lúc lưu thông bị phạt thì về yêu cầu bank trả tiền phạt, k thì khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.
1. Khiếu nại thì mất bao lâu, mình đoán chắc hàng năm bác mới nhận được câu trả lời, trong lúc đó luật đã thay đổi và bác cũng tốn cả mớ cho XXX
2. Tới cái giấy photo công chứng Techcombank nó còn yêu cầu mình phải trả chi phí để nó đi công chứng (nếu kô trả chi phí thì khỏi cấp nữa) thì còn lâu nó trả tiền phạt cho bác. Mình đã phải chi tiền 2 lần cho XXX vì cái giấy đó hết hạn, mình lên gặp chửi thì chỉ nhận được cái cười trừ mặc dù lỗi cấp giấy chậm trễ là do nó.
 
  • Like
Reactions: oainguyen
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
1. Khiếu nại thì mất bao lâu, mình đoán chắc hàng năm bác mới nhận được câu trả lời, trong lúc đó luật đã thay đổi và bác cũng tốn cả mớ cho XXX
2. Tới cái giấy photo công chứng Techcombank nó còn yêu cầu mình phải trả chi phí để nó đi công chứng thì còn lâu nó trả tiền phạt cho bác. Mình đã phải chi tiền 2 lần cho XXX vì cái giấy đó hết hạn, mình lên gặp chửi thì chỉ nhận được cái cười trừ mặc dù lỗi cấp giấy chậm trễ là do nó.
Em phân tích về góc độ pháp luật.
Còn thực tế thì việc giải quyết khiếu nại theo thời hạn của Luật khiếu nại. Nếu may mắn gặp xxx thì cứ giao xe cho xxx, có biên bản giữ xe, qđxp rồi thuê uber/grab đi cho phẻ, sau này yêu cầu bank bồi thường.
1 người đòi thì có thể lâu, vài chục người đòi nhanh hơn, mọi người bị giữ GDKX đều đòi thì sẽ nhanh lắm.
Chẳng qua mình tự cho mình thế yếu, chứ cứ thử xem sao.
Ai liều mạng lấy cavet thế chấp đem bán phát thì còng ngay thôi. Và dân cũng chịu khó biết bảo vệ mình bằng cách trước khi đi mua xe/nhà thì đi check xem tình trạng pháp lý thế nào. Đồ thế chấp đã đăng ký giao dịch đảm bảo rồi hiện lên ngay.
 
Hạng C
22/8/14
724
1.433
93
Sao Pác hiền dữ vậy.. tiền đóng trễ nó phạt mình còn giấy lưu hành khi gần hết hạn mình báo nó nó gởi về nhà cho mình..
Trễ 1 ngày xe ko lưu thông đc mình bắt nó trả 800k một ngày.
Chứ ở đó mà ngồi chờ giám đốc về ký. Quên đi:eek:
Bác làm sao bắt nó trả 800K/ngày? Gọi điện đòi? Mình lên thẳng trụ sở chi nhánh, chửi thẳng thằng giám đốc và đám nhân viên rồi cuối cùng được bảo vệ mời ra. Lúc đó bác kô ngồi chờ thì bác làm gì, hôm sau lên lại ah hay bỏ về luôn và chấp nhận không có giấy. Còn yêu cầu nó gởi chuyển phát nhanh thì bank em không thanh toán chi phí này.
 
Hạng B2
15/3/15
299
1.425
93
Tranh luận với chị Vũ Thị Khánh Phượng, Trưởng phòng Pháp chế TPBank tí chơi:

View attachment 738998


2 công văn trên của 2 cơ quan thẩm quyền thông báo lại cho các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong công văn có nêu rõ các căn cứ pháp luật có hiệu lực.
Việc khách hàng và bank thoả thuận có hiệu lực khi nội dung thoả thuận không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc giữ GĐKX là trái quy định pháp luật và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thế chấp. Do vậy thoả thuận là vô hiệu và bank phải trả GĐKX cho khách hàng.
Nếu k trả, khi khách hàng bị phạt thì có thể khởi kiện yêu cầu bank bồi thường theo quy định pháp luật.
"Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."


khách hàng đã nhầm lẫn mình cầm cavet sao y thì vẫn được lưu thông:
"Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này."




Chị quên xem Điều khoản chuyển tiếp:
"Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;"




Nghị định 163/2006:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm."


Nên căn cứ khoản 1 điều 688 nêu trên thì đây là nghị định vẫn có hiệu lực thi hành.



Xem lại khoản 1 điều 688 BLDS 2015 về điều khoản chuyển tiếp.



Như phân tích trên, chị Phượng quên xem k 1 Điều 688 nên quan điểm chưa chính xác.
xxx ra đường cứ thiếu giấy tờ là áp luật GTĐB múc thôi.

Giải pháp:
1. yêu cầu Bank trả GDKX, nếu k trả thì có thể khiếu nại cấp trên là NHNN để yêu cầu thực hiện đúng tinh thần pháp luật và cv 3851.
2. trong lúc lưu thông bị phạt thì về yêu cầu bank trả tiền phạt, k thì khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.
Theo em hiểu thì anh đang đề cập đến các giao dịch (vay) đc ký trước 2015. Vậy còn những giao dịch đc ký từ sau 2015 đến nay thì sao? Sau 2015 thì bank đc giữ cavet xe. Nên nếu ko có cavet xe mà đi xe ra đường là phạm luật và bị phạt ..
Đau đầu quá..
Em vay 2016..
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng B2
24/3/11
354
2.974
123
Kiện thì có cơ sở để thắng.


Đúng vậy, thoả thuận trái quy định pháp luật (NĐ 163/2006). Kèm theo các văn bản này mà k thắng cũng lạ.
Bác thắng thì sao? Bác thắng nhưng NH nó không cho vay nữa thì bác có cắn lưỡi không? :)
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Theo em hiểu thì anh đang đề cập đến các giao dịch trước 2015. Vậy còn những giao dịch (vay) từ sau 2015 đến nay thì sao? Sau 2015 thì bank đc giữ cavet xe. Nên nếu ko có cavet xe mà đi xe ra đường là phạm luật và bị phạt ..
Đau đầu quá..
Em vay 2016..
Cũng vậy thôi, BLDS 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017; trích tiếp k1 điều 688 và 689:

"Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;
b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.
...
Điều 689. Hiệu lực thi hành
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017."


Luật GTĐB là luật chuyên ngành nên việc ưu tiên về GĐKX cho phương tiện gt sẽ được ưu tiên. Phù hợp với Điều 320:
"Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác."


Thoả thuận vẫn k được trái quy định pháp luật.
 
  • Like
Reactions: bac 8 and beodom
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Bác thắng thì sao? Bác thắng nhưng NH nó không cho vay nữa thì bác có cắn lưỡi không? :)
Cạnh tranh thì bank này k cho vay sẽ có bank khác cho vay. Bank chỉ cần làm đúng quy trình thôi, mất tiền bank cũng mặc kệ. Huống chi có NHNN chỉ đạo và phù hợp quy định pháp luật. Tự dưng bank rước trách nhiệm vào mình làm giè?
Còn giờ cho vay, k dám chạy xe, thì chọn cái nào?
 
  • Like
Reactions: bac 8