Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Em vừa lên Shinhan Bank để gia hạn cavet, đây là giải thích của họ, các bác tham khảo thử xem:

Ngân hàng có lý do CHÍNH ĐÁNG khi không giao Cavet bản gốc xe đang thế chấp?

Đăng bởi Vay Ô Tô Sài Gòn vào lúc 7/5/2017 6:31:10 PM
[BCOLOR=#ffffff]Vừa qua, Ngân hàng nhà nước VN gửi Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/05/2017 yêu cầu các Tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc quy định về việc: Bên thế chấp giữ bản gốc Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn Hợp đồng thế chấp còn hiệu lực theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Ngoài ra, Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an cũng đã có Công văn số 2016/C67-P9 ngày 31/05/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đề cập: Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông, Bên thế chấp được giữ bản gốc Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn Hợp đồng thế chấp còn hiệu lực theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP)[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Nhưng hầu như các ngân hàng đều không trả Cavet bản gốc cho khách vay. Vậy, căn cứ pháp lý để ngân hàng không trả cavet xe cho người thế chấp khi còn đang vay vốn dù ngân hàng nhà nước gửi công văn số 3851/NHNC-PC ngày 24/05/2017 là gì?[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Thứ 1: Việc Ngân hàng giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe của các Khách hàng dựa trên quy định của Bộ Luật dân sự 2015, trong đó Luật ghi rõ: [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]- Tại Khoản 1 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]- Và Khoản 6 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Bên nhận thế chấp có quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.[/BCOLOR]


luat%20dan%20su%202015.png


[BCOLOR=#ffffff]Thứ 2: Trước thời điểm giải ngân vay mua oto, Khách hàng đã tự nguyện ký giấy ủy quyền cho ngân hàng giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô cho đến khi Khách hàng hoàn thành mọi nghĩa vụ trả nợ thế chấp bằng chiếc xe đó cho ngân hàng, điều này không trái với Quy định của Pháp luật hiện hành. ( Hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng ký ủy quyền hoặc các hợp đồng tương đương thể hiện nội dung này trước khi giải ngân vay tiền ngân hàng) [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Thứ 3: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung tại từng thời điểm là các văn bản dưới Luật nên không được xem là căn cứ để loại trừ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. ( Nghị định là các văn bản hướng dẫn thi hành luật của chính phủ, trong trường hợp này thì nghị định 163/2006/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn cho bộ luật dân sự 2005, không thể làm căn cứ để bác các nội dung trong Bộ luật dân sự 2015) [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Thứ 4: Tính hiệu lực của các nghị định mà ngân hàng nhà nước nêu trong công văn số 3851/NHNN-PC, cũng như được nêu trong công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/05/2017 của bộ công an đã không còn giá trị kể từ ngày 01/01/2017, cụ thể: [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]- Các nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 ( được sửa đổi bổ sung ngày 22/02/2012 bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP) là văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn cho bộ luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005. [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]- Hiện tại bộ luật dân sự 33/2005/QH11 đã hết hiệu lực toàn bộ kể từ ngày 01/01/2017, bị thay thế bởi bộ luật dân sự mới số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]- Căn cứ trên Điều 154 của luật số 80/2015/QH13 về luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/06/2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.”[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Căn cứ trên các quy định trên, hiện tại nghị định 163/2006/NĐ-CP, 11/2012/NĐ-CP, luật dân sự số 33/2005/QH11 năm đã không còn hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Vì vậy công văn số 3851/NHNN-PC của ngân hàng nhà nước 2916/C67-P9 của CSGT - Bộ công an viện dẫn các nghị định đã không còn hiệu lực pháp lý để làm căn cứ xử phạt là không phù hợp.[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]Do vậy, việc cơ quan công an yêu cầu KH đang vay vốn ngân hàng thế chấp cavet xuất trình bản gốc đăng ký xe khi khách hàng đã xuất trình được Giấy uỷ quyền cho Ngân hàng giữ bản gốc và giấy lưu hành xe có xác nhận của Ngân hàng là không phù hợp với quy định của bộ luật dân sự[/BCOLOR]
Hình ảnh liên quan đến phân tích bên trên:
1-5d304ee0-095e-47fc-8a2d-d83d0c059509.png
QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC CỦA CÁC VĂN BẢN LUẬT
2-10395b24-4df0-491d-8d76-eff7b7a11592.png

[BCOLOR=#ffffff]Bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực[/BCOLOR]

nghi-dinh-163-nam-2006-da-het-hieu-luc.png


[BCOLOR=#ffffff]Nghị định 163/2006/NĐ-CP về nguyên tắc đã hết hiệu lực[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
3-3d6c51c2-4378-4138-b1fb-62856fc90c4f.jpg
[/BCOLOR]


[BCOLOR=#ffffff]Viện dẫn nghị định 163/2006/NĐ-CP của ngân hàng nhà nước[/BCOLOR]
4-eb574ea4-e945-4bc3-b409-2f2d92ec62cf.jpg

[BCOLOR=#ffffff]Viện dẫn nghị định 163/2006/NĐ-CP củaCục cảnh sát giao thông – Bộ công an [/BCOLOR]
Nguồn: vaymuaoto tổng hợp

Cám ơn bác bổ sung thêm 1 ý kiến trả lời của 1 NH, qua trả lời của NH, em thấy :
- Về việc NH có lý do giữ GĐK xe bản chính : tất nhiên và không ai nói NH không có lý do.
- Về xử phạt lỗi lưu thông không có GĐK xe bản chính : ở đây bài viết đang có nhầm lẫn về việc áp dụng văn bản pháp luật --> hiện tại việc xử phạt hành vi trên tuân theo luật GTĐB và NĐ46 chứ không phải căn cứ vào 2 văn bản của NHNN và C67 --> 2 văn bản này chỉ là văn bản hành chính nội bộ chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật --> không có 2 văn bản của NHNN và C67 (có hiệu lực hay không hiệu lực) thì csgt vẫn hoàn toàn được xử phạt hành vi trên.
--> bài viết kết luận : "Căn cứ trên .... viện dẫn các nghị định đã không còn hiệu lực pháp lý để làm căn cứ xử phạt là không phù hợp. Do vậy, ... là không phù hợp với quy định của bộ luật dân sự"
là chưa hiểu và áp dụng đúng văn bản pháp luật đang có hiệu lực về hành vi bị xử phạt.
==> vấn đề chính ở đây do có sự xung đột về quản lý cùng 1 đối tượng :
- Quản lý rủi ro (quản lý kinh doanh) : NH giữ GĐK bản chính để làm cơ sở thu hồi nợ theo pháp luật về giao dịch, kinh doanh.
- Quản lý trật tự hành chính (quản lý nhà nước) : CSGT yêu cầu GĐK bản chính để thực hiện chức năng quản lý NN về quản lý phương tiện vận tải pháp luật đã quy định.
--> việc xác định quản lý nào cần thiết, quan trọng hơn thì sẽ giải quyết được xung đột.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
ở SG hay cáctỉnh phía Nam XXX có bị phạt vụ này khg mấy bác....
xem thử nè bác:

Tháo gỡ chuyện xử phạt xe vì thế chấp giấy tờ cho ngân hàng

05/07/2017 13:55 GMT+7

TTO - Công an tỉnh An Giang cho biết sẽ kiến nghị tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp khi vay vốn thế chấp bản chính giấy xe cho ngân hàng nhưng bị công an phạt vì thiếu giấy tờ chính chủ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
nut-that-doanh-nghiep-2-jpg-1499237618.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Lãnh đạo Phòng PC67 giải trình tại buổi đối thoại - Ảnh: Bửu Đấu{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Tại Hội nghị "Đối thoại với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh An Giang" diễn ra vào sáng ngày 5-7, do Phòng CSGT (PC67) Công an tỉnh và Sở Giao thông - Vận tải An Giang tổ chức, Đại tá Nguyễn Tấn Phước - Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang, đã khẳng định như trên.
Khoảng 50 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa tham gia buổi đối thoại này đã nêu ra khá nhiều ý kiến và bức xúc.
Chẳng hạn, trước đây, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì thế chấp giấy đăng ký xe bản chính, chỉ giữ bản photo có xác nhận của ngân hàng và họ vẫn lưu thông bình thường.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các tài xế bị xử phạt về hành vi không mang giấy tờ xe bản chính vì cơ quan công an không chấp nhận bản photocopy...
 
Hạng C
11/8/16
831
2.996
93
55
TP.HCM
Mấy cái ngân hàng làm ăn bố láo, tự cho mình cái quyền do nó có tiền cho vay. Nhiều lúc tiền của mình, mình đi rút ra mà nó hạch sách đủ các loại giấy tờ tùm lum.
Vấn đề của bác chủ là: Chủ xe sai + ngân hàng sai, CSGT làm đúng.