Em thấy các bác thiên về cảm tính nhiều rồi đấy ! Theo em thì như thế này nhé:
- Khi tốc độ giới hạn cho phép là 30, 40, 50, 80, . . . em tạm lấy một tốc độ làm chuẩn để dễ bề bàn luận là 50 km/h và không cấm vượt .
- Luật là luật ! Khi bác chạy đúng giới hạn cho phép là 50 thì không cho vượt là : ĐÚNG. Vì Bộ luật giao thông đường bộ được xây dựng trên cơ sở khoa học, được chính phủ ký duyệt, chúng ta không phải bàn cãi về tính chất pháp lý của văn bản này. Như vậy, khi anh đòi vượt, chắc chắn anh phạm luật (vì >50km/h) tuy nhiên mức độ vi phạm của anh chưa đến mức độ xử phạt (>5 km/h) - điều này không có nghĩa là anh :"Không phạm luật". Nếu bác xi nhan cho người ta vượt (cho dù người ta chỉ chạy 53km/h) mà người đó gây tai nạn - bác sẽ là người "tòng phạm" vì thấy được nguy hiểm mà không ngăn cản ! (Ở đây em nói là sẽ không an toàn khi anh chạy trên tốc độ giới hạn cho phép - Luật qui định giới hạn tốc độ ). Nếu người xin vượt cố tình vượt do cảm thấy mình có yếu tố xx cho phép thì vượt phải luôn đi - sợ gì ? Khi bị gọi lại, trình bày thử xem họ có cho qua không ? Nếu xx cho phép vượt quá tốc độ cho phép thì lỗi vượt phải - xá gì ?
Bàn luận:
- Nếu là xe công vụ, việc gấp của chính phủ, . . . đã có giấy phép và đèn ưu tiên - điều này không bàn ở đây !
- Nếu bạn bác bị phạt do không cho người ta vượt (khi đã chạy đúng tốc độ) - em khẳng định là xx sai ! Nếu anh có việc gấp, sao anh không vượt phải, mà bắt tui đồng loã với anh ? Nếu bị xx phạt thì bạn bác sẽ bị phàn nàn là: biết đường này chạy 50 mà nó cho mình qua mặt ngon ơ để cho bị phạt !?!?!?!?!
- Bàn về người thi hành luật: thứ nhất: được đào tạo hẳn hòi, nhưng đâu phải ai cũng đến đầu đến đũa ?!?!?! Rồi công cụ như máy đo tốc độ đâu đủ để đo khi xe này vượt xe kia ?!?!?! Có bao giờ bác bị xx gọi bằng "Mày" xưng "Tao" chưa ?".
- Luật là do con người đề ra, sẽ có những lỗi, khiếm khuyết nên có những người "lách luật"- có nghĩ là lợi dụng "kẽ hở" của luật pháp ! Thế cho nên, khi ra toà, vẫn có phần "tranh luận tại toà" cơ mà !
Đã bàn "luật" thì không nói về "tình" ở đây, còn những yếu tố khác chỉ là "tình tiết" "Tăng nặng" hay giảm nhẹ" mà thôi. Giả sử: lỗi đó phạt từ 400 - 600, bình thường họ phạt 500. Nếu anh có` việc gấp, nhưng phạm luật (>50km/h) tui phạt anh 400 vì có yếu tố giảm nhẹ, còn nếu cãi cọ nhẹ nhẹ hay cái mặt thấy ghét: phạt 600 (hết khung hình phạt)
Còn trên đường cao tốc, nếu cho vượt, bác phải xuống 80, vào lane trong rồi họ mới vượt được (Bạn em bị phạt ở lane trong 95/80 rồi đó ! Cũng chỉ vì cho người ta vượt ! Rõ khổ !) Lúc này, chuyện lại khác - đang đi ngon lành, làm việc thiện lại phải giảm xuống 20km/h, chuyển lane, . . . liệu bác có làm được ???
Kết luận: với câu hỏi của chủ thớt: theo quan điểm của em là : Đúng khi không cho vượt. Và người xin vượt phải hiểu rằng: yêu cầu của mình là quá đáng và không được chấp nhận - lý do: sai luật !
Em không làm nghề luật, nhưng do chạy đường dài hoài, cũng bức xúc mấy vụ này lắm, cứ bị mấy tay tốc hành đè hoài - mặc dù mình chạy đàng hoàng, họ phóng nhanh vượt ẩu, mà lực lượng xx thì mỏng, đâu thể giám sát hết được ?!?!?!
Có bác nào là luật sư hay . . . gì đó hiểu biết hơn thì vào cho ý kiến đi ạ !!