Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
AiaTowner007 nói:
Theo tui, lắp thêm diode là không cần thiết (mà còn lãng phí thêm nguồn năng lượng). Solar Panel không hề tiêu thụ năng lượng từ nguồn ngoài (nếu lắp đúng cực tính). Chỉ có điều điện áp trên panel càng lớn thì công suất lấy được sẽ không tận dụng hết do điện áp trên panel cao làm cho năng lượng giải phóng điện tử từ 2 miền tiếp giáp của solar cell cũng tăng lên. Kết quả là dòng xuất ra từ panel giảm xuống. Muốn lấy được năng lượng nhiều nhất thì phải giảm nhỏ điện áp này xuống và giới hạn của nó là lọt vào trạng thái phối hợp trở kháng.

Thật sự, tui diễn tả có phần khó hiểu. Nhưng nếu các bác nghiên cứu sâu về cấu tạo của solar cell sẽ rõ hơn !
Der Fahrer nói:
Chính xác , phối hợp trở kháng tốt là điều rất quan trọng để nâng cao hiệu suất .
Việc này xét chi ly ra thì hơi phức tạp , vì nội trở của tấm Pin mặt trời thay đổi trong khoảng khá rộng theo cường độ được chiếu sáng , việc nối trực tiếp Pin vào động cơ quả là một thách đố phi lý .
Em thì đang hướng theo cách để áp của bộ panel khi chạy được khống chế ở một dãi áp "hợp lý" nhất theo kiểm nghiệm thực tế vì không tính toán được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
12/11/05
211
19
18
Hi Bác,
cụ thể về tổn thất điện áp khi lắp 1 con diot silic là mất 0,6V còn loại Gecmani thì mất 0,2V. Mục đích của việc lắp điot là chặn nhiễu loạn điện áp cho pin mặt trời. Nếu Bác có học về kỹ thuật điện thì rõ: khi đóng một nguồn điện có sử dụng tụ điện vào cuộn dây của một động cơ điện thì ngoài chuyện làm cái động cơ quay còn có chuyện điện áp nhảy múa vì mạch điện lúc đó có đủ thành phần L-C với các biến thiên về điện và từ trường... nên chặn bằng 1 diot là cách thường dùng để cách ly nguồn và các phần mạch còn lại.

Bản thân từng Solar cells cũng có nội trở, điện áp của cả panel là do các cells đấu nối tiếp nhau mà hình thành, còn dòng panel là do mắc song song các nhóm cells đã được đấu nối tiếp. Dòng hay áp của panel đều k ổn định do tùy thuộc vào lượng bức xa mặt trời mà panel nhận được (thời điểm trong ngày, mây che phủ, hướng mặt trời...) nên chẳng ai tổ chức thi xe điện solar mà không cho trang bị hệ thống dự trữ năng lượng (accu/battery) cả dĩ nhiên là không chấp đương kim cốc chủ Kim Tước+mr.Phong, TT tiết kiệm năng lượng, Sở KHCN&MT saigon.

Bác chọn bộ đề để truyền động tui thấy hay, Bác chịu khó search xem khi bộ đề đó được người đạp nhẹ nhất = số vòng đạp nhanh nhất thì nó cấp được momen là bao nhiêu N.m?

Em dự cái bộ đề đó đủ momen kéo khởi động cái xe Bác, vậy bác phải chọn cái động cơ điện có momen khởi động lớn hơn sức đạp của "cặp giò" một chút, vậy khi nhấn nút thì xe đề pa ok, còn đề pa được rồi, lực cản bé lại, Bác vô tư đổi líp bằng cơm để xe lao đi 100kmh, he he.

Em chịu k chọn motor DC được, vì k biết xe Bác đề cỡ bao nhiêu N.m thì cục cựa được ? mô hình của Bác thì bộ đề cũng đỡ đạn nhiều cho cái motor rồi.

Động cơ điện chọn loại có moment khi đề lớn mà ăn dòng nhỏ+công suất nhỏ cũng không khó Bác. Bác tham khảo thông tin em copy từ honda và ford Vietnam ve momen của 02 động cơ:

1. Ford transit, 138kW/3500v/p
Mô men (Nm/-vòng/phút) 375N.m/2000 v/p
2. Honda SHi 150cc, 11,6kW/8500v/p
Mô men (SH 150cc) 14N.m/7.000 vòng/phút

Theo tui, lắp thêm diode là không cần thiết (mà còn lãng phí thêm nguồn năng lượng). Solar Panel không hề tiêu thụ năng lượng từ nguồn ngoài (nếu lắp đúng cực tính). Chỉ có điều điện áp trên panel càng lớn thì công suất lấy được sẽ không tận dụng hết do điện áp trên panel cao làm cho năng lượng giải phóng điện tử từ 2 miền tiếp giáp của solar cell cũng tăng lên. Kết quả là dòng xuất ra từ panel giảm xuống. Muốn lấy được năng lượng nhiều nhất thì phải giảm nhỏ điện áp này xuống và giới hạn của nó là lọt vào trạng thái phối hợp trở kháng.
Thật sự, tui diễn tả có phần khó hiểu. Nhưng nếu các bác nghiên cứu sâu về cấu tạo của solar cell sẽ rõ hơn !
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
newdayvn nói:
...
Em dự cái bộ đề đó đủ momen kéo khởi động cái xe Bác, vậy bác phải chọn cái động cơ điện có momen khởi động lớn hơn sức đạp của "cặp giò" một chút, vậy khi nhấn nút thì xe đề pa ok, còn đề pa được rồi, lực cản bé lại, Bác vô tư đổi líp bằng cơm để xe lao đi 100kmh, he he.

Em chịu k chọn motor DC được, vì k biết xe Bác đề cỡ bao nhiêu N.m thì cục cựa được ? mô hình của Bác thì bộ đề cũng đỡ đạn nhiều cho cái motor rồi.

Động cơ điện chọn loại có moment khi đề lớn mà ăn dòng nhỏ+công suất nhỏ cũng không khó Bác. Bác tham khảo thông tin em copy từ honda và ford Vietnam ve momen của 02 động cơ:

1. Ford transit, 138kW/3500v/p
Mô men (Nm/-vòng/phút) 375N.m/2000 v/p
2. Honda SHi 150cc, 11,6kW/8500v/p
Mô men (SH 150cc) 14N.m/7.000 vòng/phút
Moment của bộ giò cũng dễ tính thôi: Tưởng tượng khi leo dốc cua-rơ chịu cả sức nặng 70kg lên giò đạp dài 0.16m thì moment này là ~ 70x10x0.16 = 112Nm.
Động cơ điện chạy cho được với bộ panel này thì moment yếu lắm bác ơi! Cách tính "thầy bói" thì như sau: Bắt vô trục cái puly 1 tấc (bán kính), cho motor chạy, lấy cục cao su đè vô puly cho tới lúc "cảm giác" lực kéo (tiếp tuyến) mạnh nhất, em đoán chừng 1kg. Vậy thì moment của motor lúc này là 1x10x0.1 = 1Nm!!! [:O]
Còn hai cái động cơ mà bác ví dụ thì thuộc vô hàng dữ rồi: Ford Transit thì phải xài 37kg với tay đòn dài 1m mới giữ nó đứng được!
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
1Nm ?? Vậy yếu quá bác ạ , sợ khó lòng khởi động với toàn tải , cục Motor nhỏ xíu trong hình dưới đã là 3Nm rồi , dòng tiêu thụ cũng ở khoảng 2,8 đến 3,5 A với điện áp 24V DC .
Chế xe chạy bằng năng lượng mặt trời

Thời gian cập rập quá chứ không bác có thể nghiên cứu Động cơ Servo với mạch xung điều khiển khá đơn giản, rất chủ động trong vấn đề phân phối hay khống chế vận tốc ( Công suất luôn ) , nó không phải là động cơ sử dụng cho chuyển động đường dài , nhưng có nhiều lợi thế để giành thắng lợi ở những khoảng cách ngắn .
Để điều khiển nó chỉ cần một tầng công suất ra nhỏ gọn , thông qua một Adpter nối vào cổng COM hay Máy in của Laptop , bác có thể đặt chương trình cho 2m đầu tiên chạy toàn tải , với Momen cực đại để khởi hành, sau đó gia tốc từng chặng trong khoảng ví dụ là 20m , 50m vv ...cứ thế chạy thử và lập trình hợp lý thi khả năng giành kết quả cao , động cơ này chạy xung , bởi vậy tính ra thì tiết kiệm năng lượng , tuy nhiên tốn chút ít để nuôi mạch , nếu có thể quan tâm nghiên cứu cho lần thi sau thì bác cứ thử bắt tay nghiên cứu thêm , dưới đây là hộp công suất cho 3 Động cơ , cũng nhỏ gọn và nặng chừng 2 Kg cả biến thế nguồn :
Chế xe chạy bằng năng lượng mặt trời
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Der Fahrer nói:
1Nm ?? Vậy yếu quá bác ạ , sợ khó lòng khởi động với toàn tải , cục Motor nhỏ xíu trong hình dưới đã là 3Nm rồi , dòng tiêu thụ cũng ở khoảng 2,8 đến 3,5 A với điện áp 24V DC .
Hì hì! Cái chính là do nguồn thôi bác. Motor thì tới 100W nhưng nguồn thì có khoảng 40-50W thôi (cái này em đo lúc khoảng 60-70% nắng, nhưng mà đâu phải lúc đua là đúng giữa trưa 12g đâu!). Mà khi nguồn tuột thì công suất motor tuột còn nhiều hơn!
Cái của bác là khoảng 75W rồi.
Hơi dở là Ban Tổ chức không cho xài nguồn acquy phụ (có thể chỉ xài 1 loại acquy do BTC cung cấp). Em đoán tệ ra cũng phải 20% xe sẽ đứng "dòm" chớ không lên dốc nổi! Biết đâu trong các cuộc thi Solar car (nước ngoài) người ta chỉ cho xài panel thôi???
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Der Fahrer nói:
Thời gian cập rập quá chứ không bác có thể nghiên cứu Động cơ Servo với mạch xung điều khiển khá đơn giản, rất chủ động trong vấn đề phân phối hay khống chế vận tốc ( Công suất luôn ) , nó không phải là động cơ sử dụng cho chuyển động đường dài , nhưng có nhiều lợi thế để giành thắng lợi ở những khoảng cách ngắn .
Để điều khiển nó chỉ cần một tầng công suất ra nhỏ gọn , thông qua một Adpter nối vào cổng COM hay Máy in của Laptop , bác có thể đặt chương trình cho 2m đầu tiên chạy toàn tải , với Momen cực đại để khởi hành, sau đó gia tốc từng chặng trong khoảng ví dụ là 20m , 50m vv ...cứ thế chạy thử và lập trình hợp lý thi khả năng giành kết quả cao , động cơ này chạy xung , bởi vậy tính ra thì tiết kiệm năng lượng , tuy nhiên tốn chút ít để nuôi mạch , nếu có thể quan tâm nghiên cứu cho lần thi sau thì bác cứ thử bắt tay nghiên cứu thêm , dưới đây là hộp công suất cho 3 Động cơ , cũng nhỏ gọn và nặng chừng 2 Kg cả biến thế nguồn :
Chế xe chạy bằng năng lượng mặt trời
Cái của bác là xài cho máy khắc CNC? 3D Scanner? 3D Printer?
Em cũng có đụng dạng này (phay CNC).
Thật ra có thể nhờ chú em cho mượn thử cái driver + công suất + motor nhưng chắc để kỳ sau tà tà thử thì hay hơn! Em chỉ ngại về hiệu suất vì mình sẽ phải luôn sử dụng toàn bộ công suất của nguồn!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
@newdayvn: So rì bác, do tui tự học và phần nhiều là học lóm nên không biết môn kỹ thuật điện, thôi để hôm nào kiếm sách học vậy!

@tamtany: Bác có thể tìm 1 cái khoan điện chạy bằng pin, lấy phần điều khiển tốc độ của nó, thay con FET công suất bằng con khác lớn hơn là có thể điều khiển tải cho motor DC dễ dàng. Cái này điều chỉnh được công suất rất tuyệt vời mà ít tổn hao năng lượng do nó là nguồn Swiching (nhớ phải lắp thêm 1 diode song song với motor, có dòng = dòng max của motor, có cực ngược với nguồn thì không gây lãng phí năng lượng và bảo vệ FET luôn).

Hay đơn giản hơn là dùng thẳng cái khoan chạy pin (tháo bỏ pin ra) nối nguồn Solar Panel vào. Khoan pin có sẳn hộp số và chịu lực rất mạnh thay cho truyền động bằng sên, tổn hao năng lượng cơ cũng khá nhiều.

Nếu có 1 đồng hồ đo công suất lắp ở đầu ra của Solar Panel thì thật tuyệt vời. Nhìn vào giá trị công suất, ta sẽ điều chỉnh bằng cách bấm cò khoan 1 cách hợp lý !
Nếu phức tạp hơn nữa thì viết chương trình điều khiển cho Vi điều khiển. Chỉ cần dùng 1 con ATtiny13 là đủ sức tính được công suất của Solar Panel rồi tạo ra xung phát theo kiểu thay đổi độ rộng xung cấp ra 1 FET công suất là OK.

Rất tiếc tui đang bận, chứ không tui có thể chế tạo mạch này cho bác !

Thể lệ cuộc thi chỉ cho phép tích trử năng lượng không quá 100.000uF/63V xem ra cũng là điều hợp lý vì đường đua quá ngắn. Nếu cho phép tích trử nhiều năng lượng bằng Accu thì có lẽ trở thành cuộc đua xe điện còn Solar Panel chỉ để cấp nguồn cho phần điều khiển ! Ở đường đua dài (vài K.Km) xe mang theo càng nhiều bình Accu thì càng khổ !
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Cái tụ 100.000μF cũng không xi-nhê gì vì nếu nạp đầy cho nó rồi cho xả ra motor thì làm cái rẹt chừng 1s là "xong việc"!
Em nghĩ cái chính là đội nào biết cách tận dụng được càng nhiều công suất "ít ỏi" của panel sẽ là đội thắng. Đôi lúc biết đâu cái khó này lại là cái hay của cuộc đua thì sao?
Đường đua có cái dốc dài 700m khoảng 5-10°, chạy chiều này thì lên dốc, cua ngược lui thì đổ dốc, khéo là làm sao xe đủ mạnh để lên dốc và phải đạt được tốc độ thật cao khi xuống dốc!
Xe em cũng đã xong phần "chạy", đang tính "mò mò" thêm một chút cho phần "đẹp" thì chạy thử được rùi!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/1/09
1.291
10.681
133
Sao bác không xài thử bộ truyền động vô cấp bằng cơ khí ( thay thế cho hệ nhông xích xe đạp) . Ưu điểm của bộ này là chỉnh đuợc tỷ số truyền theo yêu cầu thực tế . Khi khởi động thì chỉnh tỷ số truyền lớn nhất , lúc có đà rồi thì chỉnh theo yêu cầu . Bác có thể kiếm ở khu Vĩnh Viển
 
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Quá sức đã khi mấy tấm ốp hông bự chà bá được "ông địa" Chiêu Cường hứa giải quyết giùm!
Vậy là em còn mỗi việc muốn thử làm tấm kiếng theo kiểu "mới"!
Việc đầu tiên là thiết kế cái khuôn, tiếp theo là lập trình phay CNC: Chừng 5 phút là xong!
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=Yfr3pBjebec&feature=mfu_in_order&list=UL[/tube]
Kết quả thu được là 1 đoạn trình để điều khiển máy phay. Nó báo luôn là em sẽ tiêu hết 9 giờ "vàng ngọc" cho máy chạy!