Vậy ở nhật bổn chắc hiếm khi bị nhầm chân ga rồi.Có 1 cách mà ít ai biết đến là các bác mổi ngày chịu khó ngồi thiền hoặc tịnh tâm bằng phương pháp yoga 15 đến 20 phút.Đó là luyện tập cho tâm bình khi gặp sự cố bất ngờ ta không bị hoảng loạn.tài xế japan học thiền trứơc mới học lái oto
- Tags
- chân thắng
Sẽ có phát minh mới trong nay mai, các bác đón xem liệu có chấp nhận được không nhé.
Thiên cơ bất khả lộ nha bác Vịnh.....
Chỉnh sửa cuối:
Ai cũng có lúc lơ đãng nhầm lẫn chân ga-thắng trong đời lái xe, nên khi dạy mấy em tập lái mình không đặt vấn đề làm sao để không lầm chân ga-thắng. Thay vì vậy mình cho các em trải nghiệm chuyện gì sẽ xảy ra khi đạp nhầm. Chọn 1 con đường vắng đủ lớn và dài khoảng 3 km ở ngoại ô, chạy đạt tốc độ 50km/g mình bảo tài xế đạp thật mạnh chân ga và buông ra ngay lập tức. Các xe AT thường có độ trễ khoảng 1/3 tới 1/2 giây. Cá biệt như các xe hãng Mazda thì độ trễ lên tới 1 giây nên trong trường hợp nhả chân ga ngay thì xe chưa kịp chồm lên. Mình cho tài xế làm chừng 5 lần như vậy, nhưng lần đầu tiên phải cẩn trọng vì sợ tài xế mất bình tĩnh mà không nhả chân ra - ( Thực tế thì khi chủ động cho đạp như vậy, mình chưa thấy tài nào mất bình tĩnh cả ).
Sau đó mình bao tài xế làm lại nhưng lần này mình cho đạp xuống và giữ lại khoảng 1/3 giây rồi mới thả chân ra. Xe sẽ gầm lên, vòng tua máy vọt lên nhưng phải cần thêm 1/4 giây nữa xe mới thực sự vọt tới. Các tài xế có năng khiếu cảm nhận ra rất nhanh khoảng trễ 1/4 giây này.
Cuối cùng mình cho tài xế đạp mạnh chân ga khoảng 1 đến 2 giây, xe thực sự vọt đi khoảng 1 giây rồi mới nhả chân ga ra. Tới đây thì thường Tx rất thích thú với trải nghiệm này, muốn tập thêm và cảm thấy chuyện đạp nhầm ga-thắng không..."có gì phải xoắn".
Trước khi về, mình cho Tx chạy với tốc độ 30km/g rồi đạp thắng thật mạnh. Tự họ sẽ phân biệt đạp nhầm chân ga sẽ khác chân thắng ra sao.
Bài tập trên giúp các tài xế biết cách xử lý khi mất bình tĩnh đạp nhầm ga-thắng. Tuy nhiên, ngược với ý kiến của nhiều người, mình cho rằng nguy hiểm nhất là đạp nhầm ga-thắng khi đang bình tĩnh, nghĩa là đạp nhầm mà không đạp gấp, do đó xe sẽ không có độ trễ mà chạy tới luôn. Tình huống như sau: thường tài xế sau giờ tập lái về sẽ chạy vào ( hoặc de vào ) chỗ đậu với tâm lý hơi tự mãn và lơ đãng. Một số tx tập lái khi vào chỗ đậu rồi thường thắng hơi mạnh một chút như dấu chấm hết cho buổi tập. Lúc này mà nhầm chân ga-thắng mới là tai hại. Xung quanh chỗ đậu có nhiều vật cản: bức tường, xe , hoặc có thể có người. Như đã nói, khi đạp thắng mà đạp từ từ thì xe sẽ không có độ trễ, dù tốc độ không thật sự cao nhưng vật cản thì ở sát cạnh nên....thôi, không dám tưởng tượng tiếp. Nếu tình huống như vậy mà lại đang de vào thì càng hãi hùng hơn vì thường ít ai được chuẩn bị tình huống nhầm chân ga-thắng khi de nên rất dễ mất kiểm soát.
Mình hay khuyên người nhà tránh xa các xe đang vào bãi đậu, ít nhất là phía trước mũi xe và sau đuôi. Tránh voi - mà là voi đang tập lái - chẳng xấu mặt nào.
Đây là nhận xét rất đúng, dù sự tự tin là tốt, nhưng như chúng ta ai cũng biết chính khi đó thì sự bất cẩn hay rủi ro mới xảy đến....càng đúng hơn là Nhầm Ga Phanh đặc biệt nguy hiểm khi có các chướng ngại vật sát bên như de, đánh cua, lách tránh trong phồ nhỏ, tốc độ không cao, bò bò thôi nhưng không kịp nhận ra Nhầm. Thêm nữa, cú nhầm đầu xe vẫn chạy đi, thì về ý chí, người lái cho là thắng không ăn, nên lệnh trong não là đạp nhấp nhả thật lẹ.....lúc này là lúc xe vọt ghê nhất, gây tai nạn ghê nhất.....không phải cú đạp nhầm đầu mà là cú 2, 3 ....sau đó !
Chân thành khen cho bác Xìm lông Nhú có 1 phương pháp sư phạm hay nhất mà mình tưởng rành nhưng giờ mới thấy " biết " là như thế nào....đây chính là tạo và nâng cao "Kỹ năng" để đối diện với khó khăn.....
Chỉnh sửa cuối: