sâu cửa là gì bác có minh hoạ khôngTổng hợp các ý trong thớt này, lược bỏ các reply ko liên quan sẽ được một cẩm nang phải nói là bổ ích nhất từ trước đến nay của CNL.
p.s: em thích nhất các ý sau đây:
1. thò tay vô hốc đèn, thấy lồi lõm hoặc có bả matit.
2. bắt sâu cửa, mép capo.
Em cũng thỉnh thoảng tham gia đi xem xe với bạn bè và cũng hay trao đổi về đề tài xem xe cũ này, mạn phép kết luận 1 câu: nếu không biết rõ chủ xe và nguồn gốc xe thì không có cách nào phát hiện ra 100% các lỗi hoặc những chỗ đã sửa chữa của xe cũ. Ví dụ:
+ Xe dặm tút: cái này dễ biết (các bác khác cũng đã chia sẻ rồi): xem nước sơn, viền mép cửa, viền capô, dùng đèn pin soi mặt trong cản trước, cản sau... sẽ thấy các chỗ sơn không đều, màu sơn không đồng nhất, mép tôn cuốn không liền lạc, các dấu vết hàn xì sơn vá v.v... Tuy nhiên, xe đã sử dụng 1 thời gian thì kiểu gì cũng trầy xước, va quẹt nhẹ nên lỗi này khá phổ biến.
+ Xe ngập nước: phải dỡ thảm, gỡ lót sàn, tapi cửa để kiểm tra. Nếu xe đã từng bị ngập nước (vào cabin) thì trong nội thất, các mối hàn, đầu ốc, jack nối điện sẽ ít nhiều rỉ sét. Thậm chí một số chi tiết nỉ, nhựa trong xe còn bị loang lổ, ố màu do nước và hóa chất ảnh hưởng.
+ Xe bị đâm đụng mạnh: phải cho xe lên dàn nâng để kiểm tra. Khung gầm phải nghiêm chỉnh - chuẩn tuyệt đối; hệ thống treo trước sau (đầu phuộc, các thanh giằng), bệ đỡ động cơ... nếu có dấu hiệu sửa chữa, biến dạng (dù nhỏ) thì nhiều khả năng là đã có chuyện. Xe đã bị đâm đụng thì chạy với tốc độ kha khá (>60km/h) sẽ dễ phát sinh vấn đề: dàn đồng bị kêu, xe bị rung, lệch lái hoặc đi 'chân 2 hàng'.
+ Xe bị thủy kích hoặc đã rã máy: cái này thì em chịu, chỉ có nước soi từng con ốc xem còn gin '7 màu' không mà thôi. Một cách kiểm tra khá dễ (nhưng mất thời gian và kết quả cũng không chắc chắn lắm) là thay nhớt máy, vệ sinh khoang máy tương đối sạch sẽ sau đó đi thử xe 1 chuyến khoảng 200-300km sau đó kiểm tra lại. Nếu máy móc có dấu hiệu xì nhớt hay lem luốc dầu mỡ chỗ nào đó thì nhiều phần là (đã) có bệnh. Chạy thử xe đủ lâu và đủ xa cũng giúp cảm nhận động cơ, hộp số... có còn ngon lành không; ngoài ra cũng giúp đánh giá thêm chất lượng khung gầm, giảm xóc... như đã nói ở trên.
+ Xe bị tua đồng hồ: chuyện này em thấy diễn ra khá thường xuyên. Những xe có sổ bảo dưỡng định kỳ tại hãng thì tương đối yên tâm, còn nếu không thì chỉ có thể quan sát và cảm nhận qua các chi tiết sau đây để đánh giá mức độ sử dụng xe nhiều hay ít: độ cũ của nội thất (mặt ghế, tay nắm cửa, tay nắm cần số, vô lăng, tấm che nắng...), độ mòn vẹt của các pê-đan (ga, côn, thắng), độ sờn của ổ cắm chìa khóa (nếu xe xài khóa chìa - lưu ý 1 số chủ xe cắm luôn chìa vào ổ và không lấy ra, khóa và mở xe bằng chìa thứ 2!) và độ sờn của dây an toàn (seat-belt).
+ Lý lịch xe: ngoài yếu tố pháp lý (xuất xứ, xe có bị cầm cố, phạt nguội gì không...) thì yếu tố tâm lý (mấy đời chủ, đã có 'phốt' gì chưa, có phải xe 'hoàn lương' hay không...) cũng rất quan trọng. Em không rành nhưng các bác có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: công an, bảo hiểm, đăng kiểm, công chứng, google... và cả trên diễn đàn OS nữa
Chúc các bác xem mắt thuận lợi và cưới được vợ hai xuất thân gia giáo, tốt người đẹp nết!
+ Xe dặm tút: cái này dễ biết (các bác khác cũng đã chia sẻ rồi): xem nước sơn, viền mép cửa, viền capô, dùng đèn pin soi mặt trong cản trước, cản sau... sẽ thấy các chỗ sơn không đều, màu sơn không đồng nhất, mép tôn cuốn không liền lạc, các dấu vết hàn xì sơn vá v.v... Tuy nhiên, xe đã sử dụng 1 thời gian thì kiểu gì cũng trầy xước, va quẹt nhẹ nên lỗi này khá phổ biến.
+ Xe ngập nước: phải dỡ thảm, gỡ lót sàn, tapi cửa để kiểm tra. Nếu xe đã từng bị ngập nước (vào cabin) thì trong nội thất, các mối hàn, đầu ốc, jack nối điện sẽ ít nhiều rỉ sét. Thậm chí một số chi tiết nỉ, nhựa trong xe còn bị loang lổ, ố màu do nước và hóa chất ảnh hưởng.
+ Xe bị đâm đụng mạnh: phải cho xe lên dàn nâng để kiểm tra. Khung gầm phải nghiêm chỉnh - chuẩn tuyệt đối; hệ thống treo trước sau (đầu phuộc, các thanh giằng), bệ đỡ động cơ... nếu có dấu hiệu sửa chữa, biến dạng (dù nhỏ) thì nhiều khả năng là đã có chuyện. Xe đã bị đâm đụng thì chạy với tốc độ kha khá (>60km/h) sẽ dễ phát sinh vấn đề: dàn đồng bị kêu, xe bị rung, lệch lái hoặc đi 'chân 2 hàng'.
+ Xe bị thủy kích hoặc đã rã máy: cái này thì em chịu, chỉ có nước soi từng con ốc xem còn gin '7 màu' không mà thôi. Một cách kiểm tra khá dễ (nhưng mất thời gian và kết quả cũng không chắc chắn lắm) là thay nhớt máy, vệ sinh khoang máy tương đối sạch sẽ sau đó đi thử xe 1 chuyến khoảng 200-300km sau đó kiểm tra lại. Nếu máy móc có dấu hiệu xì nhớt hay lem luốc dầu mỡ chỗ nào đó thì nhiều phần là (đã) có bệnh. Chạy thử xe đủ lâu và đủ xa cũng giúp cảm nhận động cơ, hộp số... có còn ngon lành không; ngoài ra cũng giúp đánh giá thêm chất lượng khung gầm, giảm xóc... như đã nói ở trên.
+ Xe bị tua đồng hồ: chuyện này em thấy diễn ra khá thường xuyên. Những xe có sổ bảo dưỡng định kỳ tại hãng thì tương đối yên tâm, còn nếu không thì chỉ có thể quan sát và cảm nhận qua các chi tiết sau đây để đánh giá mức độ sử dụng xe nhiều hay ít: độ cũ của nội thất (mặt ghế, tay nắm cửa, tay nắm cần số, vô lăng, tấm che nắng...), độ mòn vẹt của các pê-đan (ga, côn, thắng), độ sờn của ổ cắm chìa khóa (nếu xe xài khóa chìa - lưu ý 1 số chủ xe cắm luôn chìa vào ổ và không lấy ra, khóa và mở xe bằng chìa thứ 2!) và độ sờn của dây an toàn (seat-belt).
+ Lý lịch xe: ngoài yếu tố pháp lý (xuất xứ, xe có bị cầm cố, phạt nguội gì không...) thì yếu tố tâm lý (mấy đời chủ, đã có 'phốt' gì chưa, có phải xe 'hoàn lương' hay không...) cũng rất quan trọng. Em không rành nhưng các bác có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau: công an, bảo hiểm, đăng kiểm, công chứng, google... và cả trên diễn đàn OS nữa
Chúc các bác xem mắt thuận lợi và cưới được vợ hai xuất thân gia giáo, tốt người đẹp nết!
Xin lỗi anh, em xỉn đọc còm của anh ba chớp ba nháng, anh đúng rồi .Bấm điện lỗ tron đều và nhỏ hơn . Và có độ lõm nữa.
Chỉnh sửa cuối:
Xe nào đi trong tp mà ko dặm tút, nên chuyện nước sơn gin có thể bỏ qua được.
Xe TOY hay bị cái bệnh tap lô xài 1 thời gian, gặp chủ kỹ quá trùm mền nhựa nó bị mủn ra--->bọc lại táp lô, sẽ dễ bị đánh đồng là tai nạn làm nổ túi khí.
Bộ ghế da xài 1 thời gian có thể bọc lại, hoặc phục hồi--->rất khó để nhìn
Đá văng làm bể kiếng--->thay kiếng (trong hãng luôn)
Nói chung là phải xem thực tế và kết hợp nhiều thứ, chỉ có chủ xe thực sự mới biết xe mình bị gì. Nhiều khi có tài xế lái nên vài lỗi chủ xe cũng sẽ ko biết được luôn.
Xe TOY hay bị cái bệnh tap lô xài 1 thời gian, gặp chủ kỹ quá trùm mền nhựa nó bị mủn ra--->bọc lại táp lô, sẽ dễ bị đánh đồng là tai nạn làm nổ túi khí.
Bộ ghế da xài 1 thời gian có thể bọc lại, hoặc phục hồi--->rất khó để nhìn
Đá văng làm bể kiếng--->thay kiếng (trong hãng luôn)
Nói chung là phải xem thực tế và kết hợp nhiều thứ, chỉ có chủ xe thực sự mới biết xe mình bị gì. Nhiều khi có tài xế lái nên vài lỗi chủ xe cũng sẽ ko biết được luôn.
Trước khi xem xe cũ, người mua cần đánh giá, phân loại trước qua câu quảng cáo xe như: xe nữ đi chạy cẩn thận (thực tế đa số nữ chạy là toe tua!), xe trùm mềm, xe giáo sư, bác sĩ, diễn viên, công chức dùng, nữ đăng bán,... thì chắc chắn 99% là xe của cò lái!
Chỉnh sửa cuối: