3.2 Với trẻ con
Hỏi: Có sự khác biệt về chính sách giữa 2 kỳ anh đến VN không?
NEWTON: Lần đầu tiên là khoảng 1965- 66, tôi đốt và giết rất nhiều nhưng chả ai nói gì cả. Khi tôi quay lại vào năm 1967, thì các sĩ quan nói: “Cẩn thận đấy, nếu có phóng viên đi cùng thì tỏ ra tử tế, và nếu không có ai thì cứ làm y như những gì cậu đã làm năm 65- 66". Đó là khác biệt duy nhất bên cạnh việc chiến tranh leo thang.
*
Hỏi: Trước khi đến VN, anh trông đợi gì và biết gì qua quá trình huấn luyện?
Newton: Họ cường điệu. Nào là, Cộng sản là mối nguy và vì vậy chúng tôi phải đến đó và ngăn chúng lại, để chúng không thể xâm lược nước Mỹ, đổ bộ hay làm gì đó tương tự.
--
Hỏi: Damrom, về việc giết thường dân và ngược đãi tù binh?
DAMRON: Tôi ở trong đơn vị tăng. Chính sách là không được bắn nếu họ không mang súng, nhưng thực tế là chúng tôi cần đếm xác. Và khi có cơ hội là chúng tôi giết. Một dịp, chúng tôi bắn 5 người mà chẳng biết là ai vì họ không mang súng.
Nói về tù binh, phía sau xe tăng có 1 bộ phận khóa nòng (travel lock). Chúng tôi dùng để khóa đầu VC hay nghi phạm vào đó. Nhưng nguy hiểm là khi xe va đụng mạnh, người đó có thể bị gãy cổ. Tôi chứng kiến, khoảng tháng 12/1966 ở quanh Đà Nẵng.
( Giải thích để mọi người hiểu thêm về khóa nòng. Đây là thiết bị bằng thép gắn ở đuôi xe tăng, để khi xe tăng không hoạt động hay được vận chuyển thì đặt nòng pháo vào đó rồi khóa lại để khi xảy ra va chạm, không làm hỏng hay sai lệch hệ thống truyền động nòng pháo)
Khóa nòng khi mở ra và khóa lại.
Cho nên ấn cổ một người vào đó rồi khóa lại thực sự kinh khủng. Khi xe đang di chuyển việc gãy cổ hay chấn thương cổ ( đồng thời cũng có thể chấn thương cột sống bại liệt luôn) rất dễ xảy ra.
2 Hình khóa nòng khi mở ra chụp tạm từ mô hình xe tăng M41 của mình.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
SMITH: Radar của chúng tôi ngay cạnh trực thăng của Charley Two nhìn qua DMZ (khu vực phi quân sự) cạnh Cồn Thiên. Họ hay đem tù binh về, nhiều người bị thương nặng và xin nước. Chúng tôi chẳng cho nước, thức ăn, và chăm sóc y tế cho đến khi họ chịu khai. Máy bay thường chở 4-5 tù binh bay đến gần DMZ, quay lại sau 10-15 phút, chỉ còn 2 tù binh được mang về. Vài người biến mất. Chẳng ai quan tâm, và nếu có quan tâm thì họ cũng chỉ là MỌI, có sao đâu.
*
Hỏi: Bên cạnh tù binh, anh có gặp thường dân?
Smith: Có. Hàng ngày xe chúng tôi qua làng. Lính mới lúc đầu thì thân thiện với dân làng, hay tung kẹo cho trẻ con. Nhưng khi đã dạn dĩ hơn, hận thù hơn với chiến tranh, thì họ ném hộp mạnh vào chúng hoặc ném quá đầu.
Một trò vui là ném ra sau xe, lũ trẻ nhao ra lấy, và thế là BỊ CÁN bởi chiếc xe kế tiếp.
Trò vui khác là tung kẹo vào RÀO THÉP GAI, và bọn trẻ vì cố dành kẹo sẽ bị rách da thịt và quần áo.
Điểm đổ rác của chúng tôi ở ven đường trước 1 làng ở Cam Lộ. Khi đổ rác, chúng tôi thường cử 1 đội 5-6 người đi cùng, có cả TQLC. 1 người đổ rác, những người còn lại canh chừng đám dân làng xông vào bới đồ ăn. Họ canh chừng bằng đủ cách: đánh đập, bắn, đổ ụp rác lên người, hoặc quá đáng thì thổi bay vài đứa.
*
Hỏi: Vì sao các anh lại trở nên hận thù?
Smith: 2 người của chúng tôi đã chết khi dừng tại điểm đổ rác nói chuyện với lũ trẻ. Ai đó đưa cho một đứa quả lựu đạn, nó rút chốt rồi đưa cho anh chàng trong xe, nổ tung cùng anh ta. 1 người khác của chúng tôi trong lúc đang đưa kẹo cho lũ trẻ thì bị bắn vào tay bởi 1 đứa mới 9 tuổi bằng 1 khẩu súng lục. Vì vậy họ trở nên hận bọn trẻ. Lúc chúng tôi qua làng thì lũ trẻ hét “Chop, Chop” [Nhanh lên?]. Chúng muốn kẹo, chúng tôi ném kẹo, chúng chửi “F*** you". Nhìn chung, chúng tôi phát thần kinh vì lũ trẻ.
( Chi tiết bị bắn bởi một đứa trẻ 9 tuổi có vẻ vô lý, vì khẩu súng lục vẫn rất nặng với trẻ em. Khi mình 12 tuổi, mình cầm một khẩu súng lục nặng trĩu tay, giương lên rất khó, nói chi bắn, nói chi mới 9 tuổi. Cũng có thể lính Mỹ nhầm tuổi đứa trẻ)
*
Còn tiếp...
-----
Lược dịch từ 'Winter Soldier Investigation- 3rd Marine Division'.
Lính Mỹ dùng M113 kéo lê xác đối phương
Thường dân VN hoảng sợ khi lính Mỹ vào lục soát một ngôi làng
Hỏi: Có sự khác biệt về chính sách giữa 2 kỳ anh đến VN không?
NEWTON: Lần đầu tiên là khoảng 1965- 66, tôi đốt và giết rất nhiều nhưng chả ai nói gì cả. Khi tôi quay lại vào năm 1967, thì các sĩ quan nói: “Cẩn thận đấy, nếu có phóng viên đi cùng thì tỏ ra tử tế, và nếu không có ai thì cứ làm y như những gì cậu đã làm năm 65- 66". Đó là khác biệt duy nhất bên cạnh việc chiến tranh leo thang.
*
Hỏi: Trước khi đến VN, anh trông đợi gì và biết gì qua quá trình huấn luyện?
Newton: Họ cường điệu. Nào là, Cộng sản là mối nguy và vì vậy chúng tôi phải đến đó và ngăn chúng lại, để chúng không thể xâm lược nước Mỹ, đổ bộ hay làm gì đó tương tự.
--
Hỏi: Damrom, về việc giết thường dân và ngược đãi tù binh?
DAMRON: Tôi ở trong đơn vị tăng. Chính sách là không được bắn nếu họ không mang súng, nhưng thực tế là chúng tôi cần đếm xác. Và khi có cơ hội là chúng tôi giết. Một dịp, chúng tôi bắn 5 người mà chẳng biết là ai vì họ không mang súng.
Nói về tù binh, phía sau xe tăng có 1 bộ phận khóa nòng (travel lock). Chúng tôi dùng để khóa đầu VC hay nghi phạm vào đó. Nhưng nguy hiểm là khi xe va đụng mạnh, người đó có thể bị gãy cổ. Tôi chứng kiến, khoảng tháng 12/1966 ở quanh Đà Nẵng.
( Giải thích để mọi người hiểu thêm về khóa nòng. Đây là thiết bị bằng thép gắn ở đuôi xe tăng, để khi xe tăng không hoạt động hay được vận chuyển thì đặt nòng pháo vào đó rồi khóa lại để khi xảy ra va chạm, không làm hỏng hay sai lệch hệ thống truyền động nòng pháo)
Khóa nòng khi mở ra và khóa lại.
Cho nên ấn cổ một người vào đó rồi khóa lại thực sự kinh khủng. Khi xe đang di chuyển việc gãy cổ hay chấn thương cổ ( đồng thời cũng có thể chấn thương cột sống bại liệt luôn) rất dễ xảy ra.
2 Hình khóa nòng khi mở ra chụp tạm từ mô hình xe tăng M41 của mình.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
SMITH: Radar của chúng tôi ngay cạnh trực thăng của Charley Two nhìn qua DMZ (khu vực phi quân sự) cạnh Cồn Thiên. Họ hay đem tù binh về, nhiều người bị thương nặng và xin nước. Chúng tôi chẳng cho nước, thức ăn, và chăm sóc y tế cho đến khi họ chịu khai. Máy bay thường chở 4-5 tù binh bay đến gần DMZ, quay lại sau 10-15 phút, chỉ còn 2 tù binh được mang về. Vài người biến mất. Chẳng ai quan tâm, và nếu có quan tâm thì họ cũng chỉ là MỌI, có sao đâu.
*
Hỏi: Bên cạnh tù binh, anh có gặp thường dân?
Smith: Có. Hàng ngày xe chúng tôi qua làng. Lính mới lúc đầu thì thân thiện với dân làng, hay tung kẹo cho trẻ con. Nhưng khi đã dạn dĩ hơn, hận thù hơn với chiến tranh, thì họ ném hộp mạnh vào chúng hoặc ném quá đầu.
Một trò vui là ném ra sau xe, lũ trẻ nhao ra lấy, và thế là BỊ CÁN bởi chiếc xe kế tiếp.
Trò vui khác là tung kẹo vào RÀO THÉP GAI, và bọn trẻ vì cố dành kẹo sẽ bị rách da thịt và quần áo.
Điểm đổ rác của chúng tôi ở ven đường trước 1 làng ở Cam Lộ. Khi đổ rác, chúng tôi thường cử 1 đội 5-6 người đi cùng, có cả TQLC. 1 người đổ rác, những người còn lại canh chừng đám dân làng xông vào bới đồ ăn. Họ canh chừng bằng đủ cách: đánh đập, bắn, đổ ụp rác lên người, hoặc quá đáng thì thổi bay vài đứa.
*
Hỏi: Vì sao các anh lại trở nên hận thù?
Smith: 2 người của chúng tôi đã chết khi dừng tại điểm đổ rác nói chuyện với lũ trẻ. Ai đó đưa cho một đứa quả lựu đạn, nó rút chốt rồi đưa cho anh chàng trong xe, nổ tung cùng anh ta. 1 người khác của chúng tôi trong lúc đang đưa kẹo cho lũ trẻ thì bị bắn vào tay bởi 1 đứa mới 9 tuổi bằng 1 khẩu súng lục. Vì vậy họ trở nên hận bọn trẻ. Lúc chúng tôi qua làng thì lũ trẻ hét “Chop, Chop” [Nhanh lên?]. Chúng muốn kẹo, chúng tôi ném kẹo, chúng chửi “F*** you". Nhìn chung, chúng tôi phát thần kinh vì lũ trẻ.
( Chi tiết bị bắn bởi một đứa trẻ 9 tuổi có vẻ vô lý, vì khẩu súng lục vẫn rất nặng với trẻ em. Khi mình 12 tuổi, mình cầm một khẩu súng lục nặng trĩu tay, giương lên rất khó, nói chi bắn, nói chi mới 9 tuổi. Cũng có thể lính Mỹ nhầm tuổi đứa trẻ)
*
Còn tiếp...
-----
Lược dịch từ 'Winter Soldier Investigation- 3rd Marine Division'.
Lính Mỹ dùng M113 kéo lê xác đối phương
Thường dân VN hoảng sợ khi lính Mỹ vào lục soát một ngôi làng