Hạng B2
14/2/14
352
12.015
93
Chiến tranh là tàn khốc, là tàn bạo, ko có chiến tranh "văn minh". Phải nói là ghê rợn khi đọc những chuyện thế này, cho dù nó chẳng lạ lẫm gì.
Có lẽ cuộc điều trần cũng khiến người Mỹ suy nghĩ cẩn trọng hơn khi bắt đầu một cuộc chiến.
Thương quá VN ơi!
 
Hạng B2
16/9/11
373
8.724
93
Nu
Chửi CS hiếu chiến thế CH không mơ ước đánh ra Hà Nội chắc.

Sao ko nói o. Diệm đằng nào cũng thua thì đồng ý tổng tuyển cử năm 56 đi.. Khỏi mất mấy chục năm chiến tranh hy sinh.

Đánh đấm như cc thì thua thôi..
Về ăn thêm đậu hũ trộn nhiều thạch cao trước khi nhảy vô tranh luận
Thấy bốc phét 1946 thì e rằng não có thiếu đậu hũ thì chắc cũng có ba xu hình tổng tuyển cử 1946 tại Thanh - Nghệ - Tĩnh - Thừa - Thiên - Huế; Hà - Nam - Ninh - Hải - Hưng .... ???? Nhắc lại là không cần ba xu hình tổng tuyển cử 1946 tại Hà Nội - Hà Đông và các vùng rìa lân cận.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.508
113
Về ăn thêm đậu hũ trộn nhiều thạch cao trước khi nhảy vô tranh luận
Thấy bốc phét 1946 thì e rằng não có thiếu đậu hũ thì chắc cũng có ba xu hình tổng tuyển cử 1946 tại Thanh - Nghệ - Tĩnh - Thừa - Thiên - Huế; Hà - Nam - Ninh - Hải - Hưng .... ???? Nhắc lại là không cần ba xu hình tổng tuyển cử 1946 tại Hà Nội - Hà Đông và các vùng rìa lân cận.

Là sao mợ? Mình chưa hiểu lắm, mợ có thể nói rõ hơn không?
 
LOG confirmed
Hạng C
24/2/12
905
32.890
93
Lại hóng dân viêt mới pro mẽo nhảy vào cắn xé
 
Hạng D
15/7/07
1.807
11.716
113
2.5 Dân thường và Phụ nữ

Hỏi: Anh nói về việc bắn dân thường không vũ trang. Anh giải thích thế nào về các xác chết không có vũ khí?
MICHAEL KENNY: Trong nhiều trường hợp, như trong chiến dịch Brave Armada ở Quảng Ngãi hè năm 69, ai đó nhìn thấy nhóm người có khi xa đến 500m. Quy ước là sẽ hô “Đứng lại”. Nhưng nhiều khi người Việt chẳng nghe thấy ở khoảng cách đó, và nếu họ không phản ứng kịp, thì quy ước tiếp theo là bắn. Thường thì lục soát xác sẽ chẳng thấy có vũ khí; lý do duy nhất là họ không dừng lại vì không nghe thấy hoặc sợ hãi. Và để hợp lý hóa, quy ước tiếp nữa là mang nhiều lựu đạn để quanh xác họ và thế là họ trở thành Việt Cộng.
( Hèn chi Mỹ luôn giết được rất nhiều VC sau 1 trận càn hay hành quân)
*
Hỏi: Ở đơn vị khác có thế không?
Kenny: Theo tôi biết từ mọi người thì đó gần như là quy ước tác chiến.
*
Hỏi: Có trung đội trưởng hiện diện không?
Kenny: Có. Nhiều khi chính trung đội trưởng ra lệnh.
*
Hỏi: Thế nào được định nghĩa là VC? Hay chỉ là đếm xác khi họ đã chết?
Kenny: Nếu họ không có vũ khí, họ là nghi phạm Việt Cộng. Nếu có vũ khí (xuất hiện trước hoặc sau khi đã chết), họ là Việt Cộng. Nếu họ có thêm thứ gì đó, như một mẩu quân phục hoặc trang bị khác, họ là Bắc Việt. Đó là tiêu chí để phân loại ở tiểu đoàn của tôi.

--
Hỏi: Khi đối phương về chiêu hồi, nếu họ cầm theo ‘pass’ (giấy đồng ý chiêu hồi?), họ sẽ được an toàn và đối xử nhân đạo. Nhưng có trường hợp người chiêu hồi bị giết và pass bị vứt đi, anh có thể nói rõ hơn?
SCOTT CAMILE: Chúng tôi biết chiêu hồi là gì, nhưng họ bảo chúng tôi nhỡ những người đó đến gần bắn chúng tôi và chạy thì sao.
*
Hỏi: Và đó là mệnh lệnh [giết?] hay là...?
Camile: Đó là mệnh lệnh.
*
Hỏi: Vậy làm gì với pass sau khi họ bị giết?
Camile: Nếu họ có căn cước và pass hay bất cứ thứ gì có thể làm chúng tôi rắc rối, chúng sẽ bị thủ tiêu.
*
Hỏi: Có trung đội trưởng hiện diện không?
Camile: Tất nhiên rồi.

Giấy chiêu hồi trong VNW

chieuhoileaflet1b.jpg


Câu hỏi: Về các xác chết bị hành hạ, các anh loại bỏ thế nào?
Cambell: Cách đặc biệt là trong chiến dịch Meade River tháng 11/68. Các kỹ sư nổ tung họ với C-4. Họ đặt 40 pound C-4 dưới xác và nổ, đó chỉ để đá bay lên, chưa phải để phá hủy, chỉ để xem bay lên thế nào.
--
<Đến phần câu hỏi của cử tọa.>
Phóng viên WBAX: Đã từng có quân nhân nào phản đối hay ngăn chặn những hành động tàn bạo đó chưa?
Camile: Khi lần đầu đến đó [Việt Nam], mọi người tương đối có lý tưởng và không nghĩ sẽ làm vậy. Cho đến khi đồng đội bị chết, bạn sẽ nghĩ khác và bị mọi người ép “làm như chúng tôi hoặc anh sẽ bị giết”. [Sự việc chỉ bị ngăn chặn] khi có trung tá hoặc thiếu tá nhắn đừng làm vậy vì báo chí ở đó đó.
--
Hỏi: Ai đó ở đây đã nói về ‘fragging’ [quân nhân tấn công sĩ quan, thường bằng lựu đạn]?
KENNETH CAMBELL: Tháng 1/1969, vài dặm phía Tây Bắc An Hòa, đơn vị tôi tham dự chiến dịch Taylor Common. Trung đội dẫn đầu bị dính bẫy. Đơn vị sau đợi đến tối mới tiến vào [tiếp viện] và chỉ huy đơn vị này cũng bị dính bẫy. Khi người lính thông tin của trung đội đầu trở lại từ bệnh viện, anh ta nói riêng với tôi và vài người nữa rằng lần thứ 2 không phải là bẫy. Ai đó trong trung đội đầu bực mình vì đơn vị sau ngu ngốc đợi đến đêm mới vào nên đã ném lựu đạn vào chỉ huy đơn vị đến sau.
*
JOR BANGERT: Phần lớn chúng tôi đã ở đó 9-10 tháng. Một gã mới đến chịu trách nhiệm về thư tín. Gã chặn thư vài ngày vì muốn lính của hắn đánh giày và cắt tóc tử tế. Ai đó nhắn hắn nếu chúng tôi không nhận được thư trước trước nửa đêm, thì hắn sẽ biết tay. Nhưng hắn cứng rắn vẫn nghĩ ở đây [kỷ luật] như thời chiến tranh Triều Tiên, và hắn đã bị ăn lựu đạn. Ngày hôm sau thư đến ngay.
--
Câu hỏi: Ai đó nói về sự tàn bạo với phụ nữ, về hãm hiếp (HH) hay bạo dâm (BD). Việc đó có thường xuyên ở VN không?
CHRISTOPHER SIMPSON: Với bản thân tôi, việc đó khá thường xuyên. Bạn đi tuần trong rừng rậm và gặp phụ nữ trên đường mòn. TQLC cũng như lục quân, đều là con người. Nhưng họ không ứng xử đúng mực- họ dí súng vào đầu phụ nữ và nói “Cởi quần áo ra”. Bởi vì đó không được coi là người, mà được đối xử như loại bẩn thỉu.
*
Câu hỏi: Trong quá trình huấn luyện, họ có nhắc đến phụ nữ một cách đặc biệt không? Có gì đó khác bên cạnh việc coi họ là ‘mọi’ không? Các anh có được khuyến khích HH không? Hay nghĩ về họ khác thường?
Một cử tọa: Trong huấn luyện, có một lớp gọi là thẩm vấn tù binh hay dân làng để tìm kiếm những thứ họ che giấu. Họ luôn nhấn mạnh vào việc phụ nữ có nhiều chỗ hơn đàn ông để giấu diếm như bản đồ chẳng hạn. Vì vậy, mất 20 phút để thẩm vấn đàn ông, nhưng phải mất nửa tiếng để thẩm vấn phụ nữ, và đó là màn mọi người rất thích, đầy trí tưởng tượng. Nhưng dường như triết lý ở đó là chúng tôi ngại phụ nữ hơn đàn ông, khó đoán định hơn. Chúng tôi thường nghe: phụ nữ mới là những chiến binh quyết liệt nhất. Và chúng tôi chẳng muốn bị họ đá đít.
*
Câu hỏi: Về thực tế, phụ nữ thường bị đối xử đặc biệt tàn bạo?
Một cử tọa: Vâng, có thể nói vậy. Sẽ rất ấn tượng với một gã nhìn thấy con gái mình bị kiểm tra kỹ lưỡng. Nên chúng tôi thường tận dụng cơ hội bắt ông ta phải hợp tác.
*
Bangert: Về phụ nữ Việt, đừng nghĩ về giới tính, bẩn thỉu quá. Họ chỉ là mọi, đồ vật, không phải người. Về trường hợp mà tôi nói về việc phanh xác [xem Kỳ 2.4], gã đó là quái vật BD, hắn đã ở quân ngũ 20 năm.
--
Thẩm vấn một phụ nữ lớn tuổi
vietnam-war.jpg

---
Câi hỏi: Có sự phân biệt đối xử giữa lính da đen và da trắng không?
Một cử tọa: Thường xuyên là “Lại đây mọi đen, làm đi mọi đen”.
--
Câu hỏi: Tôi tò mò nếu báo chí có biết đến không, hay họ lờ đi không đưa lên báo?
Bangert: Khi họ đến, thường là mọi thứ đã được làm sạch sẽ. Họ sẽ được giữ tránh xa đám quân dịch và những người liên quan, được đưa đến CLB Sĩ quan, bay lòng vòng. Và nếu muốn xem thì chỉ là bắn vài phát đạn. Đó là vài lần khi tôi ở đó.
*
Câu hỏi: Và dường như nếu họ hỏi thì mọi người cũng không sẵn sàng nói?
Bangert: Đúng vậy.
--
Câu hỏi: Anh đã kể về tù nhân bị ném khỏi trực thăng? Là lúc ở trên trời hay dưới đất?
ERNIE SACHS: Họ thi xem ai ném “mọi” xa hơn, ở cao độ 3.000 feet. Nhưng thường là phải làm báo- cáo- sau- nhiệm- vụ rất cẩn thận, phải đếm người. Đại tá từ dưới đất gọi: “Khi mang VC, đừng đếm khi bắt đầu bay, chỉ đếm khi đã đáp đất”.
*
Một cử tọa: Có trò nữa là đưa 3 người lên máy bay, bịt mắt. Sẽ hỏi: “Đơn vị nào?”. Nếu họ không trả lời, tháo khăn bịt mắt rồi ném một người xuống. Khi xuống đất, 2 người còn lại sẽ quá sợ và trả lời ngay.
*
Hỏi: Anh có thực tế chứng kiến không?
Camile: Trong chiến dịch Stone, tôi ở dưới đất và không thấy người Việt đó bị đẩy ra, nhưng tôi thấy anh ta rơi và đáp đất.


Câu hỏi: Anh nói về việc giết 4 nữ y tá Bắc Việt?
DAVID BISHOP: Trong chiến dịch Meade River có lính Hàn, Mỹ, VNCH tham gia. Tại một hầm, chúng tôi bắt được 4 nữ y tá Bắc Việt với đồ y tế và đồng phục đen. Sĩ quan TQLC Hàn đến hỏi có thể để tù binh lại cho chúng không, và vì chúng tôi đang đi càn không thể mang theo tù binh nên chúng tôi giao lại cho chúng, thay vì giết họ.
*
Chúng trói tay họ cho nằm xuống đất, bị dạng chân ra, bị HH. Từ 10 đến 20 lính Hàn tham gia. Họ bị tra tấn, bị cắt ngực, chúng dùng dao rựa cắt ngón và các bộ phận khác. Rồi chúng đốt pháo sáng đặt vào â* h* họ, chỏm đầu họ nổ tung./.

( Tuy nhiên nếu theo lời mô tả của Bishop thì 4 y tá này có lẽ là VC chứ không phải lính BV, dựa trên trang phục cũng như tình huống. Chiến dịch Meade River diễn ra ở Quảng Nam cuối năm 1968 ( từ ngày 20/11 - 9/12) lực lượng tham chiến bao gồm cả BV và VC - Kamelot)

Không hiểu lắm, tại sao lính Mỹ lại trói lại bịt mắt vác đi mà không dẫn đi?
vietnam-war-ken-burns-nick-turse-3-1506535631.jpg


Lính Mỹ lôi 1 phụ nữ lớn tuổi và 1 đứa bé ra khỏi căn hầm trong ngôi nhà tranh của họ. Ảnh chụp tại Qui Nhơn tháng 9-1965
36817efad2e56ffae110346399051cf8.jpg
 
Hạng D
15/7/07
1.807
11.716
113
KỲ 2.6 "TRÒ VUI" VỚI ĐẠN PHỐT PHO TRẮNG

Hỏi: Anh nói napalm đã được ném vào dân làng. Anh có thể cho biết napalm là gì, được sử dụng và kết quả như thế nào?
SCOTT CAMILE: Tôi chẳng biết nhiều về nó. Chỉ biết là khi chạm vào người bạn nó sẽ cháy, và họ thường ném 2 thùng napalm cùng lúc từ máy bay. Nó sẽ thiêu rụi tất, kể cả người. Rất nhiều trường hợp, chúng tôi gọi không quân trước khi đi vào làng, hoặc khi chúng tôi mất người do dính bẫy tại làng đó, chúng tôi gọi họ ném napalm thiêu rụi cả làng và người.
*
Hỏi: Việc đó có bình thường không, hay còn gọi là theo quy định tác chiến, anh không nổ súng cho đến khi bị bắn, và tại những làng đó họ có bắn các anh nhiều đến mức vì không chiếm được làng nên anh phải gọi napalm không?
Camile: Không, hầu hết chỉ vì lý do an toàn. Chúng tôi ném napalm trước khi tiến vào để chắc rằng sẽ không bị mất người do bị ai đó bắn. Chỉ để bảo vệ bản thân chúng tôi thôi.
--
Hỏi: Anh nói anh dùng lựu đạn cay để dọn hầm hố và nhà tranh. Nó là của đối phương hay dân thường? Sự việc là thế nào?
FRED NIENKE: Tôi nghĩ bộ binh ở VN thì ai cũng dùng hơi cay loại khí CS, hay các hóa chất, phốt pho trắng, và chúng tôi thỉnh thoảng dùng để ném vào hầm hố hay phá hủy nhà tranh.
*
Chúng tôi thường cho rằng đó là trò vui; sẽ có người trong đó và thỉnh thoảng chúng tôi ném lựu đạn cay vào, họ bật ho còn chúng tôi bỏ đi.
*
Chúng tôi có súng phóng lựu trong đội hình bộ binh, và để tránh đi vào nơi chúng tôi cho là có VC trong đó, chúng tôi dùng đạn phóng lựu loại 60mm có phốt pho trắng bắn vào. Nó đốt cháy các nhà tranh và nổ, tung phốt pho trắng khắp các nhà khác trong làng. Nhà bắt đầu cháy và người chết. Cảnh khủng khiếp nhất mà tôi từng thấy là người bị chết cháy bởi phốt pho trắng, vì nó không dừng, nó sẽ đốt cháy toàn bộ cơ thể. Cách duy nhất để dập là loại trừ không khí tiếp xúc, rất khó.
--
Một cử tọa không rõ tên: Tôi bổ sung là phốt pho trắng không dự kiến được sử dụng đối với người. Nó là để đánh dấu tọa độ cho pháo binh. Nhưng các bạn biết đấy, quy định này hầu hết không được tuân thủ.
--
Hỏi: Olimpieri, anh là tiểu đội trưởng của Nienke. Ai chịu trách nhiệm ra lệnh bắn đạn phốt pho trắng?
PAUL OLIMPIERI: Thường là các sĩ quan, nhưng tôi nhớ nhiều lần tôi và Nick trên đồi, chúng tôi có trò "hiện hình". Chúng tôi bắn họ ở phía dưới, đạn sẽ bay như ngôi sao xanh trên trời. Kiểu bắn này thường được dùng để thông báo vị trí của bạn, nhưng chúng tôi bắn xuống làng bên dưới chỉ để xem dân làng chạy quanh, và chúng tôi thấy trò này rất vui.
*
Hỏi: Sĩ quan có ở đó, hay họ có biết việc này hay không?
Olimpieri: Có, việc này được chấp nhận bình thường. Ý tôi là ai chẳng làm vậy.
*
Hỏi: Chẳng có gì để nói cả. Người Việt được coi là "mọi", đúng không nhỉ?
Olimpieri: Đúng vậy, chẳng có gì để nói về việc này cả.
--
Còn tiếp...
-----
Lược dịch từ 'Winter Soldier Investigation- 1st Marine Division'

Máy bay Mỹ ném bom Napal xuống một làng Việt Nam
32224611_1969024106501832_1620111906578628608_o.jpg


Olimpieri, kẻ xem việc bắn phốt pho trắng vào người Việt vô tội là trò vui, là kẻ ngồi chính giữa tấm ảnh trong buổi điều trần. Anh ta cũng chịu những ảnh hưởng tâm lý nặng nề, đến mức mất niềm tin vào quân đội, và từ chối nhiệm vụ.
32260688_1970395539698022_467400498887000064_n.jpg


Tấm ảnh này chụp tháng 3 năm 1964 gần Tây NInh, mô tả một người nông dân bế một đứa trẻ bị bỏng nặng vì bom Napal của Mỹ chạy đến một chiếc xe thiết giáp của quân đội VNCH để cầu xin họ có thể làm gì đó giúp cứu đứa trẻ...
Tấm ảnh này đã khiến phóng viên Horst Faas của hãng AP đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer lần đầu tiên trong đời ( ông sau này còn đoạt thêm 1 giải thưởng nữa)

6a00d8341bf8f353ef01676668e124970b-pi


Ảnh Kim Phúc do NIck Út chụp quá nổi tiếng rồi không cần giới thiệu thêm
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
15/7/07
1.807
11.716
113
Trên đây là lược dịch từ phần về Các đơn vị bộ binh Mỹ. Ngoài ra còn các phần về đơn vi tăng, máy bay... còn kinh khủng hơn. Sẽ từ từ giới thiệu và dịch tiếp. Mới đọc mấy phần này thôi đã shock và mệt lắm rồi...
 
Chỉnh sửa cuối: