RE: cho em hoi bộ tiết kiệm xăng 20% nó là như thế nào?
Thưa bá Der Fahrer,
Rất cảm ơn sự góp ý của bá, như tôi đã từng nói tôi là người ngoại đạo với động cơ, nên cần lắm lắm có sự chỉ giáo của các bá các anh
Còn về các câu chữ thì có lúc viết vội tôi nghĩ rằng mình đang nói về cái xe máy , rồi lại nói tiếp sang xe trường hợp của xe ôtô, nên bị lẫn lộn.
Tôi tự nghiệm ra rằng xe ôtô có tốc độ đốt hết là 40-50Km/h (điều nầy có nghĩa là chạy với tốc độ nầy trong TP thì ít hao xăng hơn) và các xe máy thì khoảng 20km/h là đã đốt hết, và mỗi loại xe có một tốc độ tối ưu và tiết kiệm nhất khi chạy đường trường, thí dụ như Dream 100 là 55Km/h (cái nầy là tôi tự test vì tôi chạy ở mức 40, 50, 55 thì thấy 55Kmh; 1 lít đi được đoạn đường dài hơn so với tốc độ khác , lên trên 60Km/h thì 1 lít xăng đi được quảng đường ngắn hơn tốc độ 55Km/h….
Vì sau khi gắn TB thì xăng dường như tăng chỉ số octan lên vậy (cái nầy là tự tôi liên tưởng), do đó xe chạy rất bốc, nhưng sẽ bất lợi ở mức độ ga thấp vì bốc trong thành phố dễ dẫn đến phải thắng, hoặc tăng giảm ga là điều tối kỵ của mong muôn tiết kiệm xăng.
Từ hai ý trên nên tôi viết:
=”....Hiện nay tôi đang nghiên cứu để giảm độ bốc từ 0 -15Km/h, khi tốc độ cao hơn 15Km/h thì tăng độ bốc, vì bốc ở tốc độ thấp không có ít lợi mà còn phải đụng chạm tới thắng. “và
=”......ví như xe máy mà bá chạy tà tà chừng 20-25Km/h mà bá muốn giảm xăng thì tôi khuyên bá đừng có gắn làm gì. ...... “Tôi dự đinh sẽ dùng những nơi nhiều người qua lại để quảng bá sản phẩm , nên bán cho các tiệm phở và bún bò Huế với sự cẩn thận là gắn trước và nhận tiền sau khi họ chấp nhận kết quả giảm gas đốt.
Hiện nay tôi vẫn nghĩ là ở mức ga cầm chừng , nếu xe đã chỉnh ralenti tốt, nếu mở gió ra thêm thì xe sẽ bị lệch ralenti khi rồ ga lên và xe có vẻ như dư gió thiếu xăng, nhưng nếu đã gắn thiết bị thì mở gió ra không hề có trường hợp đó.
Do đó mới có đoạn:
="mở gió ra là tua máy tăng lên 1100rpm, cái gì làm cho nó tăng tua vậy cà? nếu không phải là xăng được đốt nhiều hơn , dù là không tăng ga... “
“Mở ốc gió ra, tốc độ phải tăng lên, chứng tỏ ta không đụng tới ga, như vậy lưu lượng xăng xuống không đổi là M, “
Điểm đầu tiên tôi muốn xác định cho khách là TEST để biết có nên gắn thiết bị hay không, vì nếu TEST không hiệu quả thì sẽ gắn thiết bị vào cũng chẳng có kết quả gì.
Ở đây tôi không có mục đích làm nghèo xăng mà là so sánh với cùng tốc độ động cơ như sau, thí dụ khi chưa gắn thiết bị, tốc độ cốt động cơ là 800RPM
Thì sau khi gắn thiết bị, tôi cũng phải chỉnh ralenti sau cho tốc độ động cơ cũng là 800RPM, và sẽ so sánh với số vòng của ốc gió và ốc xăng trước khi gắn, nếu thấy vòng ốc gió được nới ra thêm từ ½ đến 3/4 vòng và “ốc ra lenti” khoảng ¼ ½ thì nên gắn còn không được thì không nên gắn.
Còn làm nghèo xăng dư gió thì tôi không làm , cái nầy thuộc về lãnh vực chuyên môn của thợ máy, tôi chỉ biết nương theo đặc tính mà nhà chế tạo đã khuyến cáo các đại lý và người dùng, thí dụ Yamaha có tốc độ ralenti là 1400-1600rpm thì phải chỉnh cho tới tối thiểu cũng là 1400RPM, không nên chỉnh 1200rpm , và tôi cũng có kinh nghiệm là nếu chỉnh 1200rpm thì xe vẫn chạy được nhưng gia tốc không bốc như nhà chế tạo đưa ra, và cũng chưa chắc đã giảm xăng ở một số trường hợp.
=“vậy thì vai trò của Thiết bị từ hóa là gì , khi gắn nó vào mà không thay đổi gì hết nếu không chọc ngóay lại xe , ai cũng biết là chỉ cần lọai xăng khác nhau một chút đã nghe máy trở tiếng ở các đời xe cũ , vậy sao xăng " Phân rã " chất lượng khác hẳn chạy qua mà không cảm nhận được bằng tiếng máy là thế nào ? “
Đương nhiên là gắn thiết bị vào tiếng nổ động cơ phải rõ nét từng tiếng một, mạnh mẽ và ròn và đều hơn trước, nếu gắn vào mà không cân ralenti thì xe vẫn chạy được , nhưng chạy trong thành phố sẽ bị lỗ hơn (giảm xăng kém hơn) so với xe có cân lại ralenti.
Tôi cũng không nghe ai đặt câu hỏi, gắn vào thì thấy xe bốc, giảm xăng, tiếng máy ròn , nhưng khi gỡ bỏ TB ra thì sao?Tiếng máy như thế nào? Đó mới là vấn đề cần phản biện, hay khi đã gắn TB , đã chỉnh lại ralenti, tháo TB , sau đó xe chạy ra sao?
Tôi đã làm thí nghiệm vào tháng 7-2006 với bài đăng trên quangcaosanpham.com “ xin đừng tin tôi, hãy làm nhà khoa học” Tặng sp cho ai đến đúng 8g ngày thứ bảy, chạy dùm tôi hai vòng trước và sau khi gắn TB, họ đăng ký vào E-mail của tôi, dùng ống nghiệm lớn nhất gắn vào bình xăng con và treo ở vị trí phía trên, chốt vòi xăng từ bình xăng lớn lại,…..trong thí nghiệm nầy tôi cũng không cân chỉnh ralenti sau khi gắn TB vẫn giảm được 10cc trong 3km (đoạn từ cây xăng số 4 giữa 2 vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hàng xanh vừa tròn 3km) chỉ yêu cầu họ chạy khoảng 30-35Km/h.
Ai cũng biết:
=“Tăng gió thì kéo thêm xăng , thêm xăng thì cần có gió “Nhưng nếu ta cân sao cho tốc độ vẫn giữ không đổi (cùng trị số như trước khi gắn TB là 800RPM ) mà ở mức ralenti MỚi , “ốc ralenti“ ( cái nầy là từ của tôi, từ của sách vở và thợ là “ôc xăng” ) thì mở ra thêm được 1/2 còn ốc gió thì mở ra thêm được ½ tới ¾ thì có ý nghĩa gì không hở bá?
Đương nhiên đặc tuyến thì phải phân định là vẽ theo cái gì, hàm là công suất máy, hay hàm là momen xoắn , theo các biến là lưu lượng xăng, rồi vận tốc cốt động cơ là hàm theo lưu lượng xăng hay là thông số của công suất hay momen xoắn . ….Nó cũng giống như đặc tuyến của transistor tuỳ theo đường gánh động cắt chéo để lấy điểm điều hành vậy thôi.
=”Bác lại víết : tôi có máy đo khí thải CO đo trước và sau khi gắn cho bá, và phải qua các bước Test của mình nữa. Hỏi là : Xăng đã được nâng cao chất lượng , tại sao phải Test gì nữa ? Gắn vào thì phải cảm nhận trực quan được ngay chứ ? “
Dùng máy đo CO để kiểm chứng trước và sau khi gắn, nếu gắn TB vào mà CO có giảm (có nghĩa là xăng đốt tốt hơn), gỡ bỏ TB ra CO tăng như cũ , thì tôi cho là xe có đáp ứng, còn xe không đáp ứng thì gắn cũng chả có ích gì, như trường hợp xe Innova mới keng CO =0, bá lấy cái lý gì mời họ gắn đây? Còn Innova chạy được 2 năm CO =145ppm gắn vào giảm xuống còn 50ppm, gỡ ra tăng lên như cũ, gắn vào xe có đáp ứng lại thì gắn mới hiệu quả chứ.
Do đó tôi mới nói rằng không phải tất cả các loại xe ôtô đều thích hợp.Mà phải xem chúng có tương thích với TB hay không.
=”Rồi nữa : khảo sát về lý thuyết thì sẽ thấy rằng họ từ hóa cực đại khi nhiện liệu cách thiết bị vài cm, và ra khỏi thiết bị cũng cở đó, nên phân tử vừa rã xong vẫn có một số có từ tính .
Nè bác :Rã phân tử là sắp thành phản ứng hạt nhân rồi đó . Vòng từ tính làm được việc đó sao ?
Còn đây :.....như vậy nhiên liệu vẫn có được hiệu quả là "độ phân rã cần thiết nhỏ nhất
Tức là phân tử của một lọai hóa chất nào đó có thể được rã ra to nhỏ khác nhau như miếng bánh tráng nướng vậy sao ? mà chỉ dựa vào việc thay đổi từ thông xung quanh ?”
Tôi viết "độ phân rã cần thiết nhỏ nhất có thể “ chính đó là các giọt nhiên liệu gồm nhiều phân tử dính chùm với nhau chúng phải rã ra thành những phân tử rời rạc , mà nhỏ nhất có thể chính là nó có kích thước của 1 phân tử, không có nghĩa là C8H20 phải chặt ra là thành hai hay ba phân tử C2H2, C4H10, C2H8…cái nầy không phải là điều mà tôi muốn nói ,vì đây là trường hợp phân tử bị cracking, và khi bị cracking thì nhiệt độ sôi thường sẽ thấp hơn trước, như vậy nó sẽ không góp phần vào việc giữ chỉ số RON không đổi được, mà nó còn hạ RON nữa, vì sao mà tôi dám khẳng định là không có cracking ở đây, vì tôi thấy rằng hậu quả là dường như TB làm cho chỉ số RON tăng lên (xe bốc hơn).
Tóm lại, bá và tuandq đã hiểu lầm về từ “rã phân tử” của tôi, như tôi đã từng trả lời cho bá tuandq , các phân tử dầu và xăng thường dính chùm nhau gồm nhiều phân tử, và như vậy một giọt nhiên liệu sẽ có kích thước lớn hơn kích thước 1 phân tử, từ trường làm cho chúng tách nhau ra thành kích thước nhỏ hơn, còn dù cho chúng có nối đuôi nhau theo lực hút từ , thì chúng cũng dễ dàng tiếp xúc với Oxy tốt hơn trước.
Sự rã phân tử nầy không phải là hiện trượng cracking: hiện tượng nầy bẻ gẫy mối nối của phân tử , một khi đã gẫy rồi làm sao nối lại được như trước được ạ!
Do đó tôi thấy rằng xe để vài ba ngày thì xăng dường như bị dính lại , dính lại ở đây phải hiểu là các phân thử C8H20 nầy lại hút vào nhau làm cho giọt nhiên liệu có kích thước lớn hơn.
Không phải là như ý bá , cracking xong, để xăng vài ba ngày thì chúng tự nối các mối nối lại!!!Trời đất, muốn cracking người ta phải ép, phải nghiền, phải nung nó mới gẫy nối , mà nối lại không cần làm gì nó cũng tự động mà tìm nhau nối cho đúng vị trí được sao cà!? Tôi đâu phải là thằng ngu mà nói ra cái điều vô lý như thế ạ?
Cũng như bá nói thì trong buồng phối gió nóng thế nên đã mất từ (tôi cũng nghĩ thế và tôi đồ rằng nhiệt Curie của nó tầm tầm khoảng 70-80 độ C), nhưng đó là khi nó đã phối với gió rồi chăng ?
Thời điểm để hai chất gặp nhau là quan trọng lắm, nó đang là dạng nam châm con (tức mang tính điện ion, theo tôi cho là vậy) vào gặp ngay Oxy có tác dụng ngay được không hở bá? Việc nầy tôi đã làm thí nghiệm mòn cả đường ĐBP rồi đấy!
Hai ý tưởng sẽ không thể gặp nhau khi không cùng một cách dùng từ, hay định nghĩa dễ gây hiểu lầm, và cũng sẽ không gặp nhau khi người nói một đàng , kẻ khác cố hiểu theo một nẻo là vậy.
Do đó tôi có nói : để tích cực hơn thì ta phải khữ từ cưởng bức trước khi vào buồng phối gió, còn bằng cách nào thì có ai buộc tôi phải bộc lộ ở đây đâu cà? Vì vậy tôi mới nói sản phẩm của nước ngoài không có chiều sp của tôi có chiều là vậy.(bá xem lại kỹ những đoạn trước tôi có đề cập)
Cũng như có nhiều vị hiểu lầm rằng : xăng VN cũng giống như xăng ngoại quốc, do đâu mà tôi lại tìm hiểu cấu trúc của xăng VN, tôi nghe các hảng xe ôtô than phiền về xăng của VN có chất lượng xấu, nên động cơ kém bền hơn…Tôi hay có cái tật ai nói cái gì khiến mình thắc mắc là mình tìm hiểu, cho dù là nó vô lý tôi cũng cố mày mò.
Thì ra xăng VN có “ mạch thẳng ”, không phải có “mạch nhánh iso- “ như xăng của các nước, có cùng một công thức nhưng quy trình sx khác thì cho ra “mạch thẳng “ hoặc “mạch nhánh iso-“; do đó xăng VN pha nhiều benzen hơn …..còn tiêu chuẩn thì các bá có thể tham khảo ở website của bộ KHCNVN…
Không phải kiến thức trong nhà trường là đủ tốt, mà tôi còn nghe lời dậy dỗ của những bá, những anh em có tay nghề, và vào mạng lấy tài liệu của các trường đại học quốc tế có uy tín. Các dữ liệu từ những patent đã được cấp để xem mình có cải tiến được gì không.Cũng không phải tự mình tôi phát minh ra cái sp nầy , mà là cải tiến từ những sp của nước ngoài mà người bạn mua về không dùng được, sao cho phù hợp với xăng của VN, với giá thành rẻ nhất có thể, và cũng vì có tính khác biệt với sp của họ nên cũng đã đăng ký SHTT.
Thí dụ như nam châm 3 cực dùng dòng 300mA 24 V có thể tạo ra lực 5000N, nếu như hạ điện thế xuống 12V, tăng dòng lên gấp đôi để làm bộ khóa đóng cửa máy, hay cửa xe khi khẩn cấp thì hay quá!
Hơn thế nữa, như từ đầu, tôi đã nói tôi đang chờ patent từ 2005, còn TT3 thì không có kit thử, nên mới đây tôi cũng mới khởi động lại thiết bị cho xe máy, và các thiết bị cho bếp gas đốt cho các bếp ăn công nghiệp, còn với xe ôtô thì phải đả phá được định kiến mà 10 năm nay người sữ dụng đã quay lưng với sản phẩm loại nầy, kể cả sp của nước ngoài, thì sp VN làm sao mà bán, của Mỹ còn không dùng được,sp của VN chỉ là trò lừa đảo!Do đó rất cần sự hổ trợ của các bá các anh.
Vì tới đây tôi bận nhiều việc, nên không thường xuyên lên đây đàm đạo tiếp với các bá được, nếu ai còn thắc mắc .
Xin liên hệ trực tiếp qua E-mail:
[email protected] tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và trả lời.
Ở chổ tôi anh em rất vui vẻ cười cợt làm thơ ca suốt ngày, vì sao ư?
- Lạc quan cho đời bớt khổ mừ!
- Dù cho tiền túi không nhiều
- Mười tiếng cười hơn ngàn liều thuốc bổ,
Bá có nghĩ thế không?
Một người khách lạ nghé đây chơi
Buông ra vài lời trái lỗ tai
Thì ra ai kia lầm ngữ nghĩa!
Chỉnh lại là xong , chớ phiền lòng
Thân chào bá, mong được bá, các anh chỉ dậy nhiều hơn.