RE: cho em hoi bộ tiết kiệm xăng 20% nó là như thế nào?
Trích đoạn: tuandq
Trích đoạn: ludu
Câu hỏi của bác rất hay,
Phân tử xăng dầu theo cơ chế thẳng chỉ có một số ít như Benzen là khác mà thôi. Thật sự người ta cũng không mong các phân tử nầy thành nam châm đâu, mà họ chỉ mong nó rã ra nhờ từ hoá, tuy vậy họ cũng mong nó bị khử từ để phối hợp với oxy tốt nhất có thể , vì sao? Vì nếu nó biến thành các phân tử từ vi cấp thì trong thời điểm đó nó phải phát sinh ra một điện trường tự tại và biến thành ion , mà ion thì quả là khó tác dụng với Oxy trung tín rồi, nhờ sức nóng của bình xăng hay của buồng phối khí mà chúng mất tác dụng từ , theo tôi nghĩ thì nhiệt độ curie ( nhiệt độ từ hóa và khử từ của một vật thể) của Hydro Carbon là rất thấp chừng 60-70 độ C. Tuy vậy cũng còn một số phân tử sẽ không hoàn toàn bị mất từ, nếu không dùng phương pháp khử từ cưởng bức trước khi phối Oxy, phương pháp của tôi là triệt để khử từ trước khi phối với oxy mà không chờ tới nhiệt độ làm mất từ.Vì các phân tử sau khi phân rã thì muốn chúng kết dính lại với nhau phải có thời gian, hơn thế nữa, nếu xe đã chỉnh lại ralenti cho đúng với hệ thống mới, thí bá để xe chừng độ 1 tuần, sẽ rất khó nổ máy và khó ralenti, vì xăng cũ trước đây đã đi qua nam châm, nay để quá lâu chúng lại mất từ và chúng lại kết dính trở lại.
Cảm ơn bá quan tâm,
Bác ludu (hay pquang, hoặc pquang2) ơi!
Bác cho tôi hỏi một chút là những kiến thức về xăng dầu nói riêng và dầu mỏ nói chung thì bác học được ở đâu mà nó khác với những cái mà tôi đọc trong các tài liệu về các tiêu chuẩn xăng dầu và công nghệ hóa dầu quá! Nếu có thể thì bác giải thích dùm nhé!
1. Phân tử xăng dầu theo
cơ chế thẳng là cái chi vậy??? Trong số kiến thức tôi được học thì xăng dầu là hỗn hợp các hydrocacbon (có số nguyên tử cacbon trong phân tử cỡ khoảng 20 trở lên). Mà hydrocacbon nằm ở hai dạng mạch thẳng (normal hay stra...) và mạch nhánh (iso-). Không biết khái niệm "cơ chế thẳng" của bác có phải đề cập đến mạch thẳng hay không? Tuy nhiên, xăng càng nhiều hydrocacbon mạch thẳng thì chất lượng càng kém mà thay vào đó nên là mạch nhánh iso-. Ngoài ra, trong xăng dầu gần như không được phép có benzen hoặc những hydrocacbon thơm vì đây là những chất có khả năng gây ung thư. Vậy nên có vẻ thiết bị của bác sẽ phát huy tác dụng trên những nhiên liệu chất lượng kém hoặc bị cấm lưu hành thôi nhỉ???
2. Tiếp theo nữa là khái niệm "rã ra nhờ từ hoá" thì tôi cũng không hiểu là cái gì luôn??? Nếu bác đề cập đến quá trình bẻ gẫy mạch hydrocacbon để cháy dễ hơn thì nó là quá trình cracking. Và nếu đúng vậy thì chắc người ta cũng chẳng phải chi đến cả tỷ đô để xây dựng mấy cái nhà máy lọc dầu làm gì vì theo sách vở thì quá trình cracking cần những điều kiện khá khắc nghiệt và phải có mặt chất xúc tác!!!
Nếu những thắc mắc của tôi về mặt kiến thức này là sai lệch, không cần nhắc đến thì tùy bác vậy.
Còn đứng về mặt người sử dụng thì tôi cũng chẳng quan tâm làm gì về những quá trình hóa học, vật lý phức tạp đang xảy ra làm gì mà chỉ muốn biết hiệu quả của nó ra sao. Nếu thực sự bác tin tưởng vào hiệu quả của thiết bị mình đang bán thì ban điều hành OS có thể đứng ra liên hệ với một phòng thí nghiệm về động cơ có đầy đủ trang thiết bị để có thể đưa ra kết luận rõ ràng nhất (tôi không biết tiếng Anh nên ứ tin vào mấy cái giấy chứng nhận kết quả của Tây mà mấy nơi bán thiết bị thường trưng ra đâu).
Cơ chế thẳng hay "mạch thẳng" như C4H10 , C8H20 là những gốc C có nối liên tục với gốc C khác trên một đường thằng , nó khác với "mạch nhánh iso-" và "mạch vòng " .
Bá nói đúng xăng của VN là mạch thẳng, do đó giá thấp hơn so với xăng có” mạch nhánh iso- “ đấy.(Xăng của các nước thường có “mạch nhánh iso-“ nên hệ số đốt cháy cao hơn và đắt hơn của VN, do đó họ pha ít benzen hơn)
“Theo Tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 sẽ thay thế cho TCVN 6776:2000 áp dụng trong quản lý chất lượng xăng không chì; TCVN 5689:2005 thay cho TCVN 5689:2002 quy định chất lượng nhiên liệu Diesel.”
Trước 2005 , theo tiêu chuẩn xăng dầu TCVN 6776:2000 thì xăng VN có 5% là Benzen, (Báo cáo tiêu chuẩn xăng dầu VN 2000 của bà Hoàng thị Tịnh) ,và sau đó tiêu chuẩn mới là TCVN 6776:2005, từ 2006, xăng VN có 2.5% Benzen , trong khi xăng của các nước benzen là 0,5% , hoặc cao nhất là 1 %.
Các phân tử xăng dầu không phải là những phân tử riêng lẻ, mà chúng hút lấy nhau cho dù có phun bằng béc phun 32Kpsi thì giọt nhiêu liệu cũng không thấp hơn 5 micron -m, khi vào một từ trường cực mạnh thì chúng tách rời nhau như những mạt sắt trong một vùng có từ trường vậy, và như vậy là nó sẽ rã ra và kích thước nhỏ lại chỉ còn vài ba micron-m giúp cho tiếp xúc với Oxy tốt hơn trước và cháy toàn phần, cái nầy tôi gọi nôm na là “rã ra nhờ từ hóa”, rã ra ở đây bá phải hiểu là nó tách rời ra , không dính chùm với nhau nữa, không có nghĩa là nó bị đứt nối để biến thành chất khác, nếu bị đứt nối chưa chắc đã cháy tốt và chưa chắc nhiệt độ sôi vẫn giữ không đổi, đương nhiên trạng thái “rã ra “ nầy sẽ không bền, đển một vài ngày là chúng cũng kết dính lại như cũ thôi, và như thế các phân tử nầy vẫn giữ toàn vẹn chuổi phân tử như ban đầu không bị đứt gẩy, do đó không có hiện tượng “cracking” ở đây.
Ben zen trong xăng có thể không bị từ hóa nhưng nó góp phần khời tạo sự truyền cháy tốt hơn khi có tia lữa điện khởi động, nó giống như sét lan tỏa vậy.
Thật sự thì tôi cũng không học hóa dầu ở đâu cả, mà từ những patent họ đã công bố hoặc từ những lecture về hóa dầu của các nước, những report từ các hảng xăng Saigon Petro, hảng xăng Singpore bán cho VN, mình tìm ra được bản chất của xăng VN và thực hiện các thí nghiệm để cuối cùng có cái ứng dụng tốt nhất.
……………
Còn về các pat nầy thì từ 1939 người ta đã có sáng chế, nhưng dùng rất nhiều nam châm, và cho tới nay có thể hơn ba chục cái pat về công nghệ liên quan tới phân rã nhiên liệu nầy, có công nghệ dùng LED FUR ( Far Ultra Red ) để biến xăng dầu thành ion khiến chúng cũng bị phân rã, như dùng từ trường vậy , nhưng có thể PAT nầy chưa có ai mua nên chưa ra thị trường , hoặc vì sau khi thành ion thì khó phối với oxy trung hoà về điện chăng? Tại VN cũng có SC 2725 của Alan Muller (Úc) đã đăng ký tại VN và đã có bằng, nhưng là sp là đúc miếng đệm kim loại ở cổ carburator hay bộ bơm phun, có cấy nam châm trong đó.Cái nầy thì chỉ có gạ hảng sản xuất mới bán được.
Ở VN cũng có đơn vị bán sản phẩm nầy của nước ngoài thương hiệu là Economax hàng năm doanh thu cũng có cả chục tỷ đồng đấy! Và thương hiệu Superior.
Tôi cũng mong là được thử nghiệm thiết bị của mình, nhưng TT3 không có kit để thử! do đó khi làm việc với các nơi, mỗi lần bán là một lần thử, rất mất thời gian chờ đợi.
Hoặc là cũng chả cần cơ quan nào đâu bá, chúng ta xin phép sở Khoa học công nghệ và tự tổ chức “ngày tiết kiệm nhiên liệu ở TP HCM”, chỉ cần đi 3 vòng ( 9Km) quanh 2 bùng binh Hàng xanh & Nguyễn Bỉnh Khiêm , với cùng một loại xăng đổ vào bình 1 lít, cái nầy tôi đã từng làm vào tháng 7-2006 , Mục "Đừng tin tôi hãy làm nhà khoa học"
Mời Link
http://www.quangcaosanpham.com/main_product.php?is_member=1&m_sel=2#detail
Sản phẩm của tôi không chỉ làm cho xăng dầu mà còn cho gas đốt nữa, hôm nào rảnh rỗi mời các bá đi ăn bún bò Huế , họ đang dùng TB của mình để tiết kiệm gas được 20% đấy.
Còn mình cũng đã đưa vào Cty Vissan để thực hiện tiết kiệm gas cho lò chiên cơm cháy của họ, định mức của họ : 2 người chiên, 100Kg cơm cháy 10 Kg gas ; thì sau khi gắn thiết bị chỉ còn 8Kg gas, thí nghiệm được lập làm 3 lần .
Thân ái
P/S : Xin BQT vui lòng khóa nick pquang vì không vào được và giữ dùm nick pquang1
Cảm ơn