Cái lầy báo trước là công nghệ chờ lún đang triển khai...gấp rút...hè hèCao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ngoài vấn đề được thắc mắc bậc nhất là không có làn khẩn cấp, thì ngay trong lễ thông xe hôm 19/1 vừa qua, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (chủ thầu của cao tốc) còn khẳng định 41/51,5 km có nguy cơ bị lún do tình trạng mạch nước ngầm.
View attachment 2642714
Tại lễ thông xe hôm 19/1/2022 để đưa cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào sử dụng dịp lễ tết nguyên đán, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận chủ thầu của tuyến cao tốc này cho biết thêm cao tốc này sẽ dễ bị lún do tác động của tình trạng hạ thấp mạch nước ngầm và không đều đang hiện hữu ở vùng sông nước miền Tây.
Cụ thể theo ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận 41/51,5 km của tuyến dự án này nằm trên địa tầng đất yếu của vùng ĐBSCL; đồng thời 41 km nền đường của dự án này đang chờ lún trong lúc chờ đưa vào khai thác.
“Đây là điểm rủi ro mà chúng tôi phải công bố để nhân dân cả nước biết. Giải pháp của chúng tôi là xây dựng hệ thống mốc quan trắc lún trên đường và các giải pháp xử lý khi có xảy ra hiện tượng lún nền đường. Ngoài ra, tình trạng hiện này có rất nhiều các phương tiện quá khổ, quá tải di chuyển, trong khi hệ thống kiểm soát tải trọng thì chưa có nên rất dễ xảy ra các hiện tượng vệt hằn bánh xe trên đường, lún…ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình", ông Hoàng nói thêm.
View attachment 2642566
Về việc làm sao khắc phục vấn đề trên, ông Hoàng cho hay công ty ông đề nghị Bộ Công an, Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang hỗ trợ lắp đặt hệ thống cân tải trọng, kiểm soát hành trình trên toàn tuyến, tổ chức xử phạt nghiêm các sai phạm.
“Đây là dự án theo hợp đồng PPP (hợp tác công – tư). Do đó, khi đưa vào khai thác thì chúng tôi mong muốn người dân có nhu cầu lưu thông, trả tiền phải được hài lòng vì cảm thấy xứng đáng ‘đồng tiền bát gạo mà mình đã bỏ ra”, ông Hoàng nói.
Vì sao cao tốc không có làn khẩn cấp?
Trả lời thắc mắc của nhiều người dân liên quan đến câu chuyện "vì sao cao tốc lại không có làn khẩn cấp", giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho hay dự án này hiện đang dừng lại ở giai đoạn 1 không có làn dừng khẩn cấp, mà chỉ có 6 điểm dừng khẩn cấp ở hướng Trung Lương về Mỹ Thuận, ở chiều ngược lại thì có 5 điểm dừng. Các điểm dừng khẩn cấp được sử dụng cho các phương tiện gặp sự cố khi di chuyển trên đường cao tốc. Trong giai đoạn 1 của dự án, do nhiều nguyên nhân mặt đường chỉ được thiết kế rộng 17 m dành cho 4 làn xe (2 chiều) nên không thể xây làn dừng khẩn cấp dọc tuyến.
Tuy nhiên, thời gian thực hiện giai đoạn 2 để có 2 làn khẩn cấp toàn tuyến vẫn là ẩn số chưa có câu trả lời
Xem thêm:
- Những điều gây thất vọng của cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
- Những hình ảnh đầu tiên của cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau khi thông xe
- Video: Lộ diện mỗi chiều hai làn xe của cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trước ngày thông xe cận kề
Theo Thanh niênCác bác có cảm nghĩ gì khi nghe phát biểu này của chủ tịch công ty thầu dự án?
Móa ai bảo hối chi, gấp làm dậy đó...có xài không thì bảo...khè khèHối 13 năm mà làm mới nhiêu đó. Thôi hối 25 30 năm nhỉ
Lạy còn chưa nhằm nhò gì, ở đó mà ạ với ị...khà khàTôi đến ạ với các bác! Lắm vấn đề liên quan đến an toàn thế này mà vẫn cho thông được.
đọc mấy cái thớt kiểu này mới thấy thứ hạng của các tầng lớp Dân trí.
Tui trước đây có thi công phần nền móng, cọc và cầu cao tốc HCM - Trung Lương. Lúc đó đọc bản vẽ thiết kế mấy chục km cầu tôi cảm thấy hơi ngơp vì cầu cạn quá dài (đất rất yếu: cọc khoan nhồi cho trụ sâu 70-100m), nhưng khi thực làm thì thấy nền quá yếu. Thực tế cho đến nay những đoạn không có cầu hay như đoạn dẫn nút giao tân tạo vào cao tốc hiện nay vẫn còn lún và bề mặt nền luôn biến dạng phải duy tu bảo trì thường xuyên.
Lúc nghe thông tin triển khai TL-MT thấy đa số là đường trên nền đất yếu thì thật sự đã nghĩ đến vấn đề này. Đây thật sư là vấn đề khách quan+ với tiết giảm chi phí đầu tư chưa nói tới tiết kiệm cả làn khẩn cấp như vậy đủ hiểu. Việc tiếp tục lún hoặc mãi lún là điều không thể tránh dc (như đường Nguyễn Văn Linh Q7 hơn 20 năm khoảng 1-3m)
chắc anh là người có nghề ? và hiểu biết.
nói về đường Nguyễn Văn Linh, bọn ếch pha cóc từng khen là làm tốt lắm, vì do Taiwan làm (toàn bộ nền hạ đều được đắp bằng cát trên lớp đất lún cố kết không tắt)
51kM này, nếu làm cọc xi măng đất kết hợp cầu cạn, và 4 làn + 2, thì tổng mức đầu tư có thể gần bằng 80% mức đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Không thể hoàn vốn trong 30 năm, kể cả lưu lượng xe gấp 2 lần so với hiện nay.
Vì cạp đất hơi bị dày, nên cắt bớt nại thui ..khà khàMình chỉ thắc mắc là ở các nước khác, mà có nền địa chất mềm, lún như miền tây, thì họ có xây được hay ko, và xây ntn.
Mình chỉ thắc mắc là ở các nước khác, mà có nền địa chất mềm, lún như miền tây, thì họ có xây được hay ko, và xây ntn.
làm như đường Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ hoặc đường trong khu Thủ Thiêm
Vậy k làm cầu thì cái lane khẩn cấp đâu anh. Hỏng lẽ mỗi lần chạy đến trạm dừng khẩn cấp (11 điểm) thì phải hỏi "ê xe ơi tới chỗ rồi m có muốn hư k?".đường này mà làm cầu cạn full tuyến, 6 làn (4+2) thì Bên BOT cần khoảng 100 năm thu hồi vốn.