Hình như ko phải vậy
Ngu ý của e thế này:
1- Thaco ko phải cty chuyên lắp ráp theo đơn đặt hàng mà là dạng "nhượng quyền thương hiệu" theo tiêu chuẩn của Mazda, chắc chắn tiêu chuẩn này xuất đi nước nào thì theo tc nước đó
2- Thaco có quyền chọn nhà cung cấp nguồn cung linh kiện nhưng "undervisor của Mazda", như vậy nó mới đảm bảo được thương hiệu Mazda vẫn được giữ vững
3- Lắp ráp: do Thaco quyết định về sản lượng vì anh này làm theo Forecast của chính anh ấy chứ có ai bắt a ấy lắp bao nhiêu đâu?
--> Thaco quyết định giá cả và thị trường tiêu thụ, 1 dạng vừa kinh doanh vừa lắp ráp ấy mà
Nhưng tại sao cũng là Thaco nhưng xe Kia lại lởm hơn Mazda?
--> Đó là cái hay của mấy anh nhật Bản đấy ạ hị hị
Thật ra Mazda đã vào và đầu tư vào Thaco rồi đấy chứ:
http://www.giadinhvietnam.com/xe-mazda-cua-nuoc-nao-co-ben-khong-d39394.html
"
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã buộc Ford phải thoái vốn ở Mazda để tái cấu trúc từ năm 2010. Sau khi Ford thoái vốn, Mazda tăng cường đầu tư cho thiết kế và công nghệ. Kết quả ấn tượng nhất là đã hình thành một ngôn ngữ tạo hình mang tên Kodo – Soul of Motion (Linh hồn của chuyển động) và công nghệ SkyActiv giảm tiêu thụ nhiên liệu.
Nhà máy Vina Mazda tại Việt Nam
Hiện nay, Mazda sản xuất khoảng 1,5 triệu chiếc xe mỗi năm, trong đó cỡ một triệu chiếc được tiêu thụ tại Nhật, phần còn lại được bán ở các khu vực khác như Mỹ, Australia và Nga. Thị trường chính của Mazda là Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Australia, châu Âu, Đông Nam Á. Trong số những nhà sản xuất xe hơi của Nhật, Mazda được xếp ở vị trí thứ tư, sau Toyota, Nissan và Honda.
Vina Mazda đã tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Vina Mazda tại Khu kinh tế mở Chu Lai (KCN Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam)
Tại Việt Nam, nhiều người còn nhớ khoảng năm 1994 đã có sự hiện diện chính thức của hãng xe Nhật này khi những chiếc Mazda được nhập khẩu, lắp ráp và bán ra bởi Liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC). Trong thời kỳ thị trường còn sơ khai, những chiếc Mazda 323, 626 và 929 đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Năm 2005, việc lắp ráp Mazda tại Việt Nam qua dây chuyền của VMC chấm dứt và Mazda rút khỏi liên doanh.
Một chiếc Mazda 3 đạt tiêu chuẩn Nhật Bản vừa hoàn thành tại nhà máy Vina Mazda
Hành trình trở lại Việt Nam của Mazda bắt đầu từ cuối năm 2010. Sau khi xem xét và lựa chọn, tập đoàn Mazda Motor quyết định bổ nhiệm Công ty Vina Mazda (trực thuộc hệ thống THACO) làm nhà phân phối, sản xuất và lắp ráp độc quyền dòng xe du lịch Mazda tại thị trường Việt Nam.
Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của thương hiệu Mazda tại thị trường Việt Nam. Với mục tiêu đưa thương hiệu ô tô đẳng cấp Nhật Bản đến gần hơn với khách hàng Việt, Công ty Vina Mazda đã tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Vina Mazda tại Khu kinh tế mở Chu Lai (KCN Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam).
Nhà máy Vina Mazda được khởi công từ tháng 9/2010 và khánh thành vào ngày 21/10/2011, với vốn đầu tư hơn 20 triệu USD.
Cùng với việc xây dựng nhà máy, Vina Mazda còn được tập đoàn Mazda Motor (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ và kết nối trong việc nhập linh kiện, trang thiết bị; tham gia tư vấn, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của nhà máy. Tất cả các linh kiện trong quá trình sản xuất tại nhà máy Vina Mazda đều được nhập từ Nhật Bản với quy trình kiểm soát chặt chẽ của các chuyên gia Mazda.
Với công suất 10.000 xe/năm, nhà máy Vina Mazda tập trung sản xuất các dòng xe Mazda 2-CKD, Mazda 3-CKD, Mazda CX5-CKD, Mazda CX9-CKD, Mazda 6 và Mazda BT-50 góp phần đa dạng các dòng sản phẩm với giá thành phù hợp để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
Chỉ trong không đầy hai năm, bên cạnh hệ thống đại lý phân phối đang được hình thành trên toàn quốc, Vina Mazda ào ạt tung ra các mẫu xe mới nhất của mình.
Các dòng sản phẩm hiện nay của Mazda tập trung chủ yếu vào xe
gia đìnhvới các mẫu xe thông dụng như Mazda2 (microcar), Mazda3 (compact sedan, hatchback), Mazda5 (compact MPV), Mazda6 (sedan cỡ trung), Mazda8 (MPV), CX-5 (compact crossover), CX-7 (crossover cỡ trung), CX-9 (crossover cỡ lớn), MX-5 (roadster), RX-8 (coupé thể thao) và BT-50 (xe bán tải)."