Hạng B2
12/3/19
330
185
71
28
Với lí do "trong điều kiện thời tiết bão Usagi tài xế cố tinh khởi động lại động cơ đã ngưng khởi động" hãng bảo hiểm Lyberty không đồng ý bồi thường.

Chủ xe Mercedes bị ngập kiện công ty bảo hiểm 900 triệu: Bên nào đúng?



TAND quận 1 (TP HCM) vừa thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn Ngô Quốc Bảo (chủ ôtô Mercedes Benz E300) và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Liberty Việt Nam. Ông Bảo yêu cầu công ty thanh toán gần 900 triệu đồng tiền bồi thường bảo hiểm, chi phí phát sinh việc di chuyển xe đến nơi sửa chữa...
Trong đơn khởi kiện, ông Bảo cho biết mua bảo hiểm của Liberty cho ôtô Mercedes Benz E300 5 chỗ ngồi, thời hạn từ tháng 11/2017 đến tháng 5 năm nay.
Ngày 25/11/2018, ông lái xe trên đường thì bị ngập nước trong trận bão Usagi nên bị chết máy. Ngay lúc đó ông nhiều lần gọi điện yêu cầu hãng Liberty kéo xe mình khỏi hiện trường nhưng nhân viên bảo hiểm không đến.

Chủ xe Mercedes bị ngập kiện công ty bảo hiểm 900 triệu: Bên nào đúng?


Chờ lâu, trong xe lại có người già và trẻ em, nước mỗi lúc càng dâng cao nên ông phải chủ động liên hệ xe kéo bên ngoài, đưa ôtô về xưởng sửa chữa và chịu toàn bộ chi phí. Theo ông Bảo, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng đã ký với Liberty, hãng phải có mặt để kiểm nghiệm hiện trường, xác định sự cố.
Sau nhiều lần làm việc, ngày 14/12/2018 Liberty thông báo không giải quyết bồi thường đối với phần động cơ bởi "hư hỏng do quý khách khởi động lại sau khi động cơ ngừng hoạt động vì đi vào đường ngập nước thuộc điều khoản loại trừ". Theo Liberty, kết quả giải quyết bồi thường đối với ông Bảo là dựa vào kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TP HCM.
Kết luận giám định nêu nguyên nhân hư hỏng động cơ là "do quá trình tham gia giao thông qua đoạn đường ngập nước, làm cho động cơ ngừng hoạt động. Quá trình khởi động lại động cơ dẫn đến nước vào trong các xilanh qua đường khí nạp nhiều hơn, làm chu trình nén của máy số một giảm (lượng nước lọt vào xilanh đã chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp) khi đang lên điểm chết nên gây ra phản lực làm gãy tay biên gây hư hỏng động cơ".

Chủ xe Mercedes bị ngập kiện công ty bảo hiểm 900 triệu: Bên nào đúng?



Phía Liberty căn cứ vào điều khoản loại trừ trách nhiệm trong quy tắc bảo hiểm tự nguyện là: "những thiệt hại xảy ra cho động cơ trong trường hợp lái xe cố tình khởi động lại động cơ xe đã ngưng hoạt động vì đi vào đường ngập nước". Vì vậy công ty bảo hiểm không bồi thường cho những chi phí liên quan đến tổn thất này.

Chủ xe Mercedes bị ngập kiện công ty bảo hiểm 900 triệu: Bên nào đúng?


Ông Bảo không đồng ý với việc Liberty khẳng định trường hợp của ông rơi vào điều khoản loại trừ. Theo ông, phía bảo hiểm giải quyết bồi thường dựa hoàn toàn vào kết quả giám định nhưng giám định này chưa nêu được căn cứ khẳng định việc tài xế đã khởi động lại khi xe bị ngập nước dẫn đến hư hỏng động cơ. Việc công ty cho rằng ông "cố ý" khởi động lại là "mang tính quy chụp, thoái thác, trốn tránh trách nhiệm bồi thường".

Chủ xe Mercedes bị ngập kiện công ty bảo hiểm 900 triệu: Bên nào đúng?


Hơn nữa, Liberty gửi thông báo giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm cho ông nhưng không đính kèm bất kỳ bảng báo giá nào hay các chứng cứ kèm theo cho kết quả giải quyết bồi thường.
Hiện dư luận đang ủng hộ chủ nhân và cho rằng không thể tin vào công ty bảo hiểm Việt Nam vì cho rằng trong trường hợp này các công ty bảo hiểm phải chấp nhận bồi thường cho khách vì đó là do thiên tai gây ra.
Vnexpress.
 

Attachments

Hạng F
29/10/14
8.714
11.611
113
Thấy giám định có ghi là khởi động lại sau khi xe chết máy là thua rồi
 
Hạng B1
29/7/17
97
94
28
34
Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
Thấy giám định có ghi là khởi động lại sau khi xe chết máy là thua rồi
Đó là cách ghi chung chung của bọn Giám định viên thôi, thấy xe đang lội nước mà tắt máy thì phán là do thủy kích. thấy tay dên gãy lòi ra thì đoán là do khởi động...

Giống kiểu thấy máy tính không mở lên gọi tổng đài hỏi thì được tổng đài gạch đầu dòng :
- Ram bị hư
- Keo tản nhiệt quá cũ
- Nguồn hư, sụt áp
- bad memories bộ nhớ
- ...

Cho đến khi đem lên trung tâm, thấy máy mở được chút lại tắt thì lại gạch đầu dòng ngắn lại, sau đó phải để máy lại kiểm tra chuyên sâu hơn xí và phát hiện ra kiểu :
"Máy không hoạt động là do thiếu nguồn, tụt áp, linh kiện gắn ngoài vào bị quá tải main." vậy thì trong 3 cái dấu phẩy đó, cái nào đúng ? trong đó rõ ràng là trừ khi do chủ nhân gắn linh kiện ngoài thì miễn bảo hành, còn 2 cái kia vẫn được bảo hành.
vụ này cũng vậy : ghi trong biên bản mập mờ là

...quá trình tham gia giao thông, qua đoạn đường ngập nước, làm cho động cơ ngừng hoạt động. (có dấu chấm, qua câu khác)
. Quá trình khởi động lại động cơ....(đây là tình huống dự đoán chủ quan khi thấy gãy tay biên)

==> riêng cá nhân, nếu như bên bộ phận giám định ghi kiểu không đâu không đuôi như vậy vào biên bản, mình sẽ không chấp nhận, vì nó không hoàn toàn nêu rõ tình huống mà chỉ là phòng đoán dự trên kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân giám định viên - người chưa chắc có bằng kỹ sư cơ khí.
Ngoài ra thì chắc chắn trên xe bác có camera hành trình, trong suốt quá trình bị tắt máy hư hại, cam sẽ lưu lại toàn bộ bằng chứng về việc bác tắt máy thế nào, có đề máy lên lại hay không, bao lâu bên cứu hộ tới...bác chủ có thể lưu lại thời gian gọi điện thoại trên máy để khớp với thông tin trên camera. từ đó chơi tới luôn, ủng hộ bác chủ.
 
Với lí do "trong điều kiện thời tiết bão Usagi tài xế cố tinh khởi động lại động cơ đã ngưng khởi động" hãng bảo hiểm Lyberty không đồng ý bồi thường.

View attachment 1869753


TAND quận 1 (TP HCM) vừa thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn Ngô Quốc Bảo (chủ ôtô Mercedes Benz E300) và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Liberty Việt Nam. Ông Bảo yêu cầu công ty thanh toán gần 900 triệu đồng tiền bồi thường bảo hiểm, chi phí phát sinh việc di chuyển xe đến nơi sửa chữa...
Trong đơn khởi kiện, ông Bảo cho biết mua bảo hiểm của Liberty cho ôtô Mercedes Benz E300 5 chỗ ngồi, thời hạn từ tháng 11/2017 đến tháng 5 năm nay.
Ngày 25/11/2018, ông lái xe trên đường thì bị ngập nước trong trận bão Usagi nên bị chết máy. Ngay lúc đó ông nhiều lần gọi điện yêu cầu hãng Liberty kéo xe mình khỏi hiện trường nhưng nhân viên bảo hiểm không đến.

View attachment 1869748

Chờ lâu, trong xe lại có người già và trẻ em, nước mỗi lúc càng dâng cao nên ông phải chủ động liên hệ xe kéo bên ngoài, đưa ôtô về xưởng sửa chữa và chịu toàn bộ chi phí. Theo ông Bảo, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng đã ký với Liberty, hãng phải có mặt để kiểm nghiệm hiện trường, xác định sự cố.
Sau nhiều lần làm việc, ngày 14/12/2018 Liberty thông báo không giải quyết bồi thường đối với phần động cơ bởi "hư hỏng do quý khách khởi động lại sau khi động cơ ngừng hoạt động vì đi vào đường ngập nước thuộc điều khoản loại trừ". Theo Liberty, kết quả giải quyết bồi thường đối với ông Bảo là dựa vào kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TP HCM.
Kết luận giám định nêu nguyên nhân hư hỏng động cơ là "do quá trình tham gia giao thông qua đoạn đường ngập nước, làm cho động cơ ngừng hoạt động. Quá trình khởi động lại động cơ dẫn đến nước vào trong các xilanh qua đường khí nạp nhiều hơn, làm chu trình nén của máy số một giảm (lượng nước lọt vào xilanh đã chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp) khi đang lên điểm chết nên gây ra phản lực làm gãy tay biên gây hư hỏng động cơ".

View attachment 1869747


Phía Liberty căn cứ vào điều khoản loại trừ trách nhiệm trong quy tắc bảo hiểm tự nguyện là: "những thiệt hại xảy ra cho động cơ trong trường hợp lái xe cố tình khởi động lại động cơ xe đã ngưng hoạt động vì đi vào đường ngập nước". Vì vậy công ty bảo hiểm không bồi thường cho những chi phí liên quan đến tổn thất này.

View attachment 1869746

Ông Bảo không đồng ý với việc Liberty khẳng định trường hợp của ông rơi vào điều khoản loại trừ. Theo ông, phía bảo hiểm giải quyết bồi thường dựa hoàn toàn vào kết quả giám định nhưng giám định này chưa nêu được căn cứ khẳng định việc tài xế đã khởi động lại khi xe bị ngập nước dẫn đến hư hỏng động cơ. Việc công ty cho rằng ông "cố ý" khởi động lại là "mang tính quy chụp, thoái thác, trốn tránh trách nhiệm bồi thường".

View attachment 1869745

Hơn nữa, Liberty gửi thông báo giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm cho ông nhưng không đính kèm bất kỳ bảng báo giá nào hay các chứng cứ kèm theo cho kết quả giải quyết bồi thường.
Hiện dư luận đang ủng hộ chủ nhân và cho rằng không thể tin vào công ty bảo hiểm Việt Nam vì cho rằng trong trường hợp này các công ty bảo hiểm phải chấp nhận bồi thường cho khách vì đó là do thiên tai gây ra.
Vnexpress.

Chia buồn cùng bác chủ, hơn một năm nay em chia tay với các công ty bảo hiểm rồi.
 
Hạng B2
22/4/18
128
142
43
Somewhere on Earth!
Đó là cách ghi chung chung của bọn Giám định viên thôi, thấy xe đang lội nước mà tắt máy thì phán là do thủy kích. thấy tay dên gãy lòi ra thì đoán là do khởi động...

Giống kiểu thấy máy tính không mở lên gọi tổng đài hỏi thì được tổng đài gạch đầu dòng :
- Ram bị hư
- Keo tản nhiệt quá cũ
- Nguồn hư, sụt áp
- bad memories bộ nhớ
- ...

Cho đến khi đem lên trung tâm, thấy máy mở được chút lại tắt thì lại gạch đầu dòng ngắn lại, sau đó phải để máy lại kiểm tra chuyên sâu hơn xí và phát hiện ra kiểu :
"Máy không hoạt động là do thiếu nguồn, tụt áp, linh kiện gắn ngoài vào bị quá tải main." vậy thì trong 3 cái dấu phẩy đó, cái nào đúng ? trong đó rõ ràng là trừ khi do chủ nhân gắn linh kiện ngoài thì miễn bảo hành, còn 2 cái kia vẫn được bảo hành.
vụ này cũng vậy : ghi trong biên bản mập mờ là

...quá trình tham gia giao thông, qua đoạn đường ngập nước, làm cho động cơ ngừng hoạt động. (có dấu chấm, qua câu khác)
. Quá trình khởi động lại động cơ....(đây là tình huống dự đoán chủ quan khi thấy gãy tay biên)

==> riêng cá nhân, nếu như bên bộ phận giám định ghi kiểu không đâu không đuôi như vậy vào biên bản, mình sẽ không chấp nhận, vì nó không hoàn toàn nêu rõ tình huống mà chỉ là phòng đoán dự trên kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân giám định viên - người chưa chắc có bằng kỹ sư cơ khí.
Ngoài ra thì chắc chắn trên xe bác có camera hành trình, trong suốt quá trình bị tắt máy hư hại, cam sẽ lưu lại toàn bộ bằng chứng về việc bác tắt máy thế nào, có đề máy lên lại hay không, bao lâu bên cứu hộ tới...bác chủ có thể lưu lại thời gian gọi điện thoại trên máy để khớp với thông tin trên camera. từ đó chơi tới luôn, ủng hộ bác chủ.

Bác nói vậy là VKH hình sự HCM làm ăn bố láo quá. Vậy bác chủ phải kiện cái cơ quan ra quyết định tào lao đó chứ. Việc Cty bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định rồi ra thông báo từ chối bồi thường là đúng với quy tắc và luật bảo hiểm rồi.
 
Hạng C
1/6/13
806
517
93
mà cái tay biên có dễ gãy k? Bình thường chắc mình nghĩ ko thể gãy được!
 
Hạng B2
14/2/11
402
118
63
Viện KH hình sự có khả năng giám định xe đề lại khi bị ngập nước không? ra toà bác chủ yêu cầu phải có cơ quan giám định có hiểu biết về máy về máy ôto, mấy ông GDV KHHS mà phán như thánh sống, đây là cái mấu chốt đền hay không đền . Bác chủ sửa ở gara nào, sao không lấy ý kiến giám định ở gara đó trình ra toà, họ có chuyên môn hành nghề ôto ăn đứt mấy ông KHHS
 
Hạng C
5/5/16
616
978
93
Chia buồn cùng bác chủ, hơn một năm nay em chia tay với các công ty bảo hiểm rồi.
Nên mua BH bác ah.. phòng bất trắc...
còn trường hợp của bác chủ nêu thì đúng là xui rủi khi xe bị thủy kích.. lại thêm cái khoản BH nó từ chối đền.. đúng đau..
nhưng nói đi thì nói lại: chính chủ xe cũng nói "gọi hoài ko thấy bên BH đến, nên tự kêu xe đến kéo.. nv cứu hộ mở công tắc đèn nên đèn xe sáng lúc kéo lên cứu hộ, chớ ko đề máy..", nhưng cục giám định nói xe tắt máy và đề lại nên thủy kích hư dên, đây là cái nguyên nhân và lý do BH nêu để miễn trừ..
thôi thì chúng ta ko nói đến đúng sai (vì hiện vụ này do Tòa thụ lý rồi)
Ở đây, mn nên chia sẽ cách xử lý đúng để ae làm theo,
Vậy thì các bác tư vấn lúc ấy làm sao cho tốt nhất?
Theo tôi, nếu thật sự thủy kích tắt máy rồi thì nên rút chìa khóa ngay, hoặc bấm tắt Start/stop, tránh ai đó vô tình hay cố ý bấm khởi động lại. Dù có BH hay ko thì nên xử lý bước này cho chắt ăn.
thực hiện đẩy số hoặc bấm số về N, hoặc unlock ShiftMode để về số N và đẩy xe thủ công hoặc kéo xe ra khỏi vùng ngập...
nếu chẳng may xe lock ko di chuyen được thì đành nằm im , có thể mở đèn Hazard cảnh báo cho xe xung quanh, chờ cứu hộ tới. mấy bác kỹ còn tháo cả cọc bình nữa kìa
nếu có BH thì gọi ngay số tổng đài, gọi ghi âm, quay phim, chụp hình, nhờ người làm chứng quá trình thông báo BH cứu hộ để lấy bằng chứng xử lý về sau.
Nếu mình gọi và làm đúng quy trình mà BH tới trể thì mọi hư hại từ lúc gọi về sau do BH chịu,
Còn nếu chủ xe nóng vội, rất dễ xử lý sai quy trình thì họ dễ vịnh vào đó miễn trừ lắm. Trong lúc nóng vội và ko có ai tư vấn tốt, mình sẽ rất dễ sai sót và ko biết mình sai cái gì cho đến lúc sau này BH họ vạch ra (vạch lá tìm sâu mà), nên cẩn thận vẫn hơn.
nếu ko có BH, chủ tự kêu cứu hộ thì trong trường hợp này cũng phải giám sát kỹ tránh mấy nv họ bấm đề hay mở đèn, kích hoạt hệ thống điện là cũng đủ toi... (xem hình bài viết trên báo thấy bác chủ xe vẫn ko tắt đèn, vẫn sài điện dù xe bị thủy kích cho thấy hơi ẩu vì ngoài nước vào máy thì chẳng biết cái hệ thống điện nó ảnh hưởng ko)
"tiên trách kỷ hậu trách nhân"
kien-bao-hiem-2-8044-1552746560.jpg
 
Hạng F
29/10/14
8.714
11.611
113
Viện KH hình sự có khả năng giám định xe đề lại khi bị ngập nước không? ra toà bác chủ yêu cầu phải có cơ quan giám định có hiểu biết về máy về máy ôto, mấy ông GDV KHHS mà phán như thánh sống, đây là cái mấu chốt đền hay không đền . Bác chủ sửa ở gara nào, sao không lấy ý kiến giám định ở gara đó trình ra toà, họ có chuyên môn hành nghề ôto ăn đứt mấy ông KHHS
Chuyên môn của thợ sửa chữa o tô lề đường thì làm gì có giá trị pháp lý pác.