Re:Chương trình leo núi Bà Đen - Tây Ninh ngày 20/4/2013
Các bác nên chuẩn bị hành trang như sau:
Đồ dùng cá nhân cho các hành trình leo núi phải tối giản nhưng đầy đủ. Quần rộng rãi, áo thun, áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ, găng tay. Các hành trang khác phụ thuộc vào cung đường dự kiến: có lối mòn sẵn hay phải mở đường, có người vác đồ và dẫn đường hay không, thời gian của chuyến đi. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu. Với cung đường núi Bà Đen không cần đem gậy. Nên dùng quần vải dày, túm ống để đỡ bị vướng dây, gai đâm, rắn cắn
Thực phẩm: ngoài các đồ ăn cần thiết cho cả hành trình, cần thiết phải có đồ ăn dự trữ năng lượng cao (sôcôla, bánh snicker) luôn mang theo người. Nước uống vô cùng quan trọng, nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nước chanh pha với đường glucose, một chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho hành trình leo núi. Lượng nước uống dùng cho 1 ngày leo núi khoảng 1,5-2 lít (3-4 chai cỡ trung). Còn nước khi ăn uống là chưa tính. Nếu mang toàn bộ lượng nước đó (1,5-2kg) thì khá nặng, nên bạn có thể tự mang 1-2 chai 0,5 lít, còn lại gửi porter rồi yêu cầu họ tiếp ở những lúc nghỉ dài. Nếu cẩn thận bạn nên cho thêm một ít muối và đường gluco vào nước thì tốt. ~~> Cách uống nước rất quan trọng. Khi leo mồ hôi ra nhiều, bạn sẽ có nhu cầu uống nước thường xuyên. Bạn nên uống theo kiểu nhấp từng ngụm nhỏ, để trong mồm cho nước từ từ tưới xuống họng. Như vậy tức là vừa đi vừa uống. Để có thể uống liên tục mà vẫn đi, bạn nên treo chai nước ngay trước ngực.
Hành trang phải mang tính dự phòng: có nghĩa là bạn phải dự phòng khi mưa, khi lạc, khi ngã chảy máu, khi lạc đường, khi tối trời, khi bị ốm vv…
Thông tin liên lạc: Bạn có thể sử dụng ĐTDĐ ở rất nhiều nơi. Nhưng có những nơi không có sóng. Vậy sau đây là những giải pháp: Qui định trước cách thức liên lạc Qui định các điểm dừng chờ nhau...
Chiếu sáng: Thông thường thì chúng ta không có ý định di chuyển trong đêm. Nhưng cũng có những trường hợp do nhiều nguyên nhân (đi chậm, sự cố, cấp cứu vv…) mà chúng ta phải đi 1-4g trong đêm. Vì vậy nên đem theo đèn pin loại đeo trước trán.
Máy ảnh và chụp ảnh: Chúng ta là nghiệp dư leo núi chỉ cần đem máy nhỏ là phù hợp, chỗ để máy tốt nhất là treo trước ngực. Khi cần bạn cho luôn máy vào sát ngực để sưởi khô. Nếu cẩn thận, bạn nên có thêm một dây bảo hiểm nhỏ, hai đầu có hai móc có lẫy nối máy và móc vào ngực.
Phòng chống vắt & rắn: Mọi người thường dùng tỏi hay xả xoa quanh chân, giầy, ống quần để đuổi rắn. Đối với vắt thì thường mọi người buộc túm ống quần hoặc đi giày cao cổ để chống vắt bám, nhưng vắt vẫn có thể chui vào trong! Bạn nên dùng bình xịt muỗi xịt vào mọi nơi trên quần áo, mũ, ba lô... Nhưng nếu đi lâu ở khu vực có vắt (trên 3g), thì tác dụng của thuốc sẽ giảm và bạn phải xịt bổ sung. Có một cách khác dân đi rừng hay dùng là bôi thuốc DEP vào chân tay, có tác dụng rất lâu.
Các bác nên chuẩn bị hành trang như sau:
Đồ dùng cá nhân cho các hành trình leo núi phải tối giản nhưng đầy đủ. Quần rộng rãi, áo thun, áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ, găng tay. Các hành trang khác phụ thuộc vào cung đường dự kiến: có lối mòn sẵn hay phải mở đường, có người vác đồ và dẫn đường hay không, thời gian của chuyến đi. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu. Với cung đường núi Bà Đen không cần đem gậy. Nên dùng quần vải dày, túm ống để đỡ bị vướng dây, gai đâm, rắn cắn
Thực phẩm: ngoài các đồ ăn cần thiết cho cả hành trình, cần thiết phải có đồ ăn dự trữ năng lượng cao (sôcôla, bánh snicker) luôn mang theo người. Nước uống vô cùng quan trọng, nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nước chanh pha với đường glucose, một chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho hành trình leo núi. Lượng nước uống dùng cho 1 ngày leo núi khoảng 1,5-2 lít (3-4 chai cỡ trung). Còn nước khi ăn uống là chưa tính. Nếu mang toàn bộ lượng nước đó (1,5-2kg) thì khá nặng, nên bạn có thể tự mang 1-2 chai 0,5 lít, còn lại gửi porter rồi yêu cầu họ tiếp ở những lúc nghỉ dài. Nếu cẩn thận bạn nên cho thêm một ít muối và đường gluco vào nước thì tốt. ~~> Cách uống nước rất quan trọng. Khi leo mồ hôi ra nhiều, bạn sẽ có nhu cầu uống nước thường xuyên. Bạn nên uống theo kiểu nhấp từng ngụm nhỏ, để trong mồm cho nước từ từ tưới xuống họng. Như vậy tức là vừa đi vừa uống. Để có thể uống liên tục mà vẫn đi, bạn nên treo chai nước ngay trước ngực.
Hành trang phải mang tính dự phòng: có nghĩa là bạn phải dự phòng khi mưa, khi lạc, khi ngã chảy máu, khi lạc đường, khi tối trời, khi bị ốm vv…
Thông tin liên lạc: Bạn có thể sử dụng ĐTDĐ ở rất nhiều nơi. Nhưng có những nơi không có sóng. Vậy sau đây là những giải pháp: Qui định trước cách thức liên lạc Qui định các điểm dừng chờ nhau...
Chiếu sáng: Thông thường thì chúng ta không có ý định di chuyển trong đêm. Nhưng cũng có những trường hợp do nhiều nguyên nhân (đi chậm, sự cố, cấp cứu vv…) mà chúng ta phải đi 1-4g trong đêm. Vì vậy nên đem theo đèn pin loại đeo trước trán.
Máy ảnh và chụp ảnh: Chúng ta là nghiệp dư leo núi chỉ cần đem máy nhỏ là phù hợp, chỗ để máy tốt nhất là treo trước ngực. Khi cần bạn cho luôn máy vào sát ngực để sưởi khô. Nếu cẩn thận, bạn nên có thêm một dây bảo hiểm nhỏ, hai đầu có hai móc có lẫy nối máy và móc vào ngực.
Phòng chống vắt & rắn: Mọi người thường dùng tỏi hay xả xoa quanh chân, giầy, ống quần để đuổi rắn. Đối với vắt thì thường mọi người buộc túm ống quần hoặc đi giày cao cổ để chống vắt bám, nhưng vắt vẫn có thể chui vào trong! Bạn nên dùng bình xịt muỗi xịt vào mọi nơi trên quần áo, mũ, ba lô... Nhưng nếu đi lâu ở khu vực có vắt (trên 3g), thì tác dụng của thuốc sẽ giảm và bạn phải xịt bổ sung. Có một cách khác dân đi rừng hay dùng là bôi thuốc DEP vào chân tay, có tác dụng rất lâu.
Last edited by a moderator: