Chiều chiều em tắm ở Mỹ Khê cũng thỉnh thoảng thấy mấy em đó bay, 2 cánh quạt đồng trục, có vẻ là máy bay cứu hộ, thường thấy chiếc sau bay cách chiếc trước khoảng 5 phútphuocgia nói:hình như vậy đó bác, nó bay hơi cao nên e cũng ko để ý rõ lắmgrenade nói:KA mấy bác? hình như loại hai chong chóng đồng trục?
xài F-18 mà hổng có Hàng không Mẫu hạm thì quá lãng phí hehehe
trực thăng các cụ nói là Kamov Ka-32 Nga đa năng đa nhiệm, cũng được chở theo trên sân sau cụ tàng hình Đinh Tiên Hoàng :
http://www.google.com.vn/...p;biw=1280&bih=653
trực thăng các cụ nói là Kamov Ka-32 Nga đa năng đa nhiệm, cũng được chở theo trên sân sau cụ tàng hình Đinh Tiên Hoàng :
http://www.google.com.vn/...p;biw=1280&bih=653
đúng như mình nghĩ :
Chúng bao gồm mọi thứ từ việc tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay Israel
http://www.thanhnien.com....ael-tan-cong-iran.aspx
sắp hết phin cũ - qua phin mới :
http://www.thanhnien.com....thong-syria-assad.aspx
Chúng bao gồm mọi thứ từ việc tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay Israel
http://www.thanhnien.com....ael-tan-cong-iran.aspx
sắp hết phin cũ - qua phin mới :
http://www.thanhnien.com....thong-syria-assad.aspx
Bỗng dưng anh Putin quay ngoắt 180 độ với Ngài Assad,chắc là có deal với châu âu và Mỹ.. có thể là Mỹ sẽ hứa ko ủng hộ phe đối lập ở Nga chống lại Putin , đổi lại ngài Thủ tướng ngoảnh mặt làm ngơ.Mấy chiếc UAV chắc củng sắp được nghỉ ngơi
Sáng nay đọc báo Thanh Niên thấy bài này
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120303/khong-quan-tinh-nhue.aspx
Không quân tinh nhuệ
04/03/2012 3:07
Trong ánh nắng mai, những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 gầm rú náo động một góc trời. Buổi thao luyện này là hình ảnh thu nhỏ của một lực lượng không quân hiện đại, tinh nhuệ và anh hùng.
Chúng tôi trở lại Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 thuộc Sư đoàn 370 sau chưa đầy một năm, đã thấy rất nhiều đổi thay ở đơn vị được coi là “nắm đấm thép” của Không quân Việt Nam. Trước mặt chúng tôi, trong nhà đậu máy bay và trên đường băng, trên bầu trời là những chiếc tiêm kích thuộc thế hệ mới nhất: Su-30MK2.
Su-30 kiêu hãnh
Tháng 5.2011, tại cuộc giao lưu của các phi công trẻ ASEAN, những “đại bàng non” đến từ Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan… đã không ngớt trầm trồ trước những chiếc tiêm kích Sukhoi kiêu hãnh của Không quân Việt Nam. Giờ đây, đến lượt chúng tôi lại bất ngờ trước hình ảnh hiện đại: Tất cả số Su-27 đã được chuyển giao cho đơn vị khác, thay vào đó là đội máy bay toàn Su-30MK2 tối tân. Càng vui hơn khi biết rằng đây không phải là đơn vị duy nhất của Việt Nam được trang bị toàn Su-30. Một đơn vị khác ở miền Bắc cũng đang được “Su-30 hóa”. Đó là chưa kể thế hệ Su-27 vừa được Trung đoàn 935 chuyển giao cho miền Trung.
Những đổi thay ở Trung đoàn 935 như minh họa lời nói của Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - vào ngày 3.8.2011: “Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không - Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử... đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”. Quân đội sẽ từng bước hiện đại để đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong hoàn cảnh mới của thế giới, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng để giữ cho biển trời Tổ quốc mãi bình yên, để phát huy thế mạnh của một quốc gia biển.
Buổi sáng hôm nay, Trung đoàn 935 thực hiện bài huấn luyện Bay khu vực với kỹ thuật nhào lộn phức tạp ở độ cao thấp, với số lượng lớn máy bay “xuất kích”. Các phi công chủ yếu bay theo cặp, trong đó một sĩ quan dày dạn kinh nghiệm của Trung đoàn 935 kèm một phi công trẻ của một đơn vị miền Bắc đang vào học chuyển loại từ Su-22, MiG-21 lên Su-30.
Mới 6 giờ sáng, toàn bộ phi công đã có mặt tại phòng họp. Sau khi nghe các bộ phận khí tượng, thông tin ra đa, chính trị, quân y… báo cáo tình hình chuẩn bị, thượng tá - Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến bắt đầu đặt những câu hỏi về xử lý tình huống khẩn cấp để kiểm tra và anh đã rất hài lòng trước những câu trả lời ngắn gọn, súc tích, chính xác của các phi công.
Nhiều máy bay cùng chuẩn bị cất cánh - Ảnh: Đỗ Hùng
Thượng tá - Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến và thượng tá - Phó trung đoàn trưởng quân huấn Phan Xuân Tình trên buồng lái chiếc Su-30 trước giờ cất cánh - Ảnh: Đỗ Hùng
Đúng 7 giờ 15 phút, sau khẩu lệnh của chỉ huy, các phi công bước nhanh ra nhà để máy bay. Chỉ vài phút sau, tiếng động cơ của hàng chục chiếc Su-30MK2 gầm lên, rồi lần lượt theo vị trí từng biên đội lăn ra đường băng và chạy đà, xé gió hùng dũng lao vút lên bầu trời, có lúc từng chiếc một, lúc khác nhiều chiếc cất cánh đồng thời.
Giữa lúc đàn Su-30 chở theo các phi công can trường đang nhào lộn, chúng tôi lên xe đến đài chỉ huy bay đặt trên tháp cao. Thượng tá Ngô Quang Hiền - Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng 935 - và các sĩ quan đang trong ca trực. Trên bàn là bản đồ quân sự, những màn hình vi tính nhấp nháy định vị máy bay trên không. Qua máy liên lạc, thượng tá Hiền ra lệnh ngắn gọn: 05, giảm 500, vào hạ cánh! Phi công đáp: 05 nghe tốt. Thượng tá Hiền tiếp tục: 40, lượng dầu? Đáp: 40 lượng dầu 2000. Nghe tốt! Những cuộc đối thoại ngắn gọn, chính xác cứ tiếp diễn giữa lúc những chiếc Su-30 không ngừng chao liệng như cánh én mùa xuân bay trong nắng mai. Thấy không khí làm việc khẩn trương, chúng tôi chỉ xin phép chụp vài tấm hình rồi lặng lẽ xuống cầu thang để tìm đến khu trực chiến. Lúc này đang là phiên trực của thượng tá Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm bay Trung đoàn 935, và thượng tá Nguyễn Đức Yên, Phó phi đội trưởng Phi đội 1. Bên chiếc tiêm kích hiện đại được gắn đủ loại vũ khí đối không, đối hải, đối đất, phi công Nguyễn Đức Yên, người đã có hàng chục năm bay đủ loại từ MiG-21 đến Su-27/30, cho biết trong mỗi ca trực ngày, các anh có mặt lúc 4 giờ 30, đến 5 giờ tiếp nhận nhiệm vụ và trực đến 17 giờ 30 thì bàn giao cho ca đêm. Cơ chế trực phải đảm bảo sẵn sàng chiến đấu 24/24, khi có lệnh, chỉ sau vài phút máy bay phải rời khỏi mặt đất.
Chúng tôi hỏi đã có lần nào trong ca trực các anh phải cất cánh chưa, thượng tá Yên nói: “Việc cất cánh đi tuần tra, trinh sát, tuần tiễu diễn ra thường xuyên. Mỗi chuyến như thế kéo dài chừng 3 giờ…”. Lời của phi công ngắn gọn nhưng cũng đủ để chúng tôi hiểu được sứ mệnh thiêng liêng đặt trên đôi cánh những chiếc Su-30. Từ căn cứ này, các anh đã bay ra Trường Sa, bay trên những giàn khoan, nhà giàn, bay trên đầu các đoàn tàu thăm dò tài nguyên, tàu đánh cá của ngư dân, tàu chiến của Hải quân Việt Nam, để bảo đảm rằng mỗi một tấc đất, tấc biển của Tổ quốc luôn được giữ gìn.
Trọng trách
Sau gần 60 phút trên không, máy bay trở về mặt đất. Chúng tôi chạy tới nơi một chiếc Su-30 vừa vào đến nhà đậu máy bay để đón hai phi công rất trẻ. Đó là thiếu tá Đỗ Mạnh Hùng, sinh năm 1976, Biên đội trưởng Biên đội 1, Phi đội 2 của Trung đoàn 935, là giáo viên bay kèm cho đại úy - Phi đội trưởng Phí Vinh Mạnh, sinh năm 1978, đến từ Trung đoàn không quân 923 thuộc Sư đoàn không quân 371. Mới ngoài 30 nhưng thiếu tá Hùng đã có 500 giờ bay, anh thường thực hiện nhiệm vụ bay kèm các phi công của Trung đoàn 923 vào học chuyển loại. Anh cho biết phi công từ đơn vị bạn dù còn trẻ nhưng với kinh nghiệm điều khiển các loại máy bay thế hệ trước, như Su-22, MiG-21, giờ tiếp thu kỹ thuật điều khiển tiêm kích đa năng hiện đại rất nhanh. Còn đại úy Phí Vinh Mạnh kể rằng gia đình anh có duyên với bầu trời, em trai là kỹ sư không quân, em rể là phi công bay MiG-21. Riêng Mạnh đã có 10 năm bay, với 400 giờ bay tích lũy, trước đây bay Su-22 và hiện đang học chuyển loại Su-30.
Phí Vinh Mạnh thuộc lớp phi công trẻ, tài năng, được chọn đào tạo chuyển loại trong công cuộc hiện đại hóa không quân của đất nước. Trong chừng hai năm qua, lần nào đến thăm Trung đoàn 935 chúng tôi cũng gặp nhiều phi công trẻ từ các đơn vị khác tới học chuyển loại. Lần trước là những chàng trai miền Trung chuyển từ MiG-21 lên Su-27/30; lần này là các phi công miền Bắc. Hiện đại hóa không quân không chỉ đơn thuần là trang bị thêm máy bay, vũ khí, khí tài, mà quan trọng hơn hết, phải chuẩn bị một đội ngũ nhân sự đủ khả năng để làm chủ phương tiện. Phương châm này đang được thực hiện sâu rộng trên toàn quốc và cũng là một trọng trách được giao cho Trung đoàn 935.
Vừa rời buồng lái chiếc Su-30 số hiệu 8539, thượng tá Trần Trọng Tuyến, Chính ủy Trung đoàn 935, cho biết trong năm 2011 và đầu năm 2012, đơn vị đã thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ của mình, như bàn giao máy bay Su-27, tiếp nhận Su-30MK2 mới, tập luyện, bắn ném... Bên cạnh đó, nhiệm vụ đào tạo chuyển loại cho các phi công trong toàn quân chủng cũng đã được Trung đoàn hoàn thành xuất sắc.
Chúng tôi rời căn cứ vào tầm trưa, đã thấy các phi công chuẩn bị cho buổi làm việc ban chiều. Trong hangar, những chiếc Su-30MK2 nằm nghỉ yên bình sau những phút giây tung hoành dũng mãnh.
Đơn vị anh hùng
Hôm 2.3, Sư đoàn không quân 370 vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thành lập ngày 30.10.1975, Sư đoàn 370 có nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa và hải đảo phía nam của Tổ quốc. Là đơn vị không quân hỗn hợp, khai thác và sử dụng nhiều chủng loại máy bay từ trực thăng, vận tải tới tiêm kích, năm 2011, Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển quân sự, bay và bảo vệ chuyên cơ, tiếp nhận, chuyển giao máy bay, huấn luyện phi công... Trong các đợt kiểm tra bắn, ném bom, đơn vị luôn đạt từ 75 đến 80% khá, giỏi.
Trung đoàn 935 thuộc Sư đoàn 370 hiện là đơn vị tiêm kích chủ lực của Quân chủng Phòng không - Không quân. Khi mới thành lập, Trung đoàn với các thế hệ máy bay khá hiện đại thời bấy giờ như F-5,
A-37, MiG-21... đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có các chiến dịch bảo vệ biên giới tây nam, đánh tan Khmer Đỏ, chống máy bay gián điệp và khủng bố xâm nhập không phận Việt Nam. Trong tiến trình hiện đại hóa quốc phòng, các loại máy bay tối tân nhất đã được biên chế về Trung đoàn, như Su-27 trước đây và hiện nay là Su-30. Bên cạnh các danh hiệu cùng Sư đoàn 370, Trung đoàn 935 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12.1979 sau cuộc chiến bảo vệ biên giới tây nam.
Đỗ Hùng - Tấn Tú
Đại úy 10 năm bay có 400h. vị chi một năm 40h. Một tháng có hơn 3h bay..Kiểu này mà quánh đấm gì..
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120303/khong-quan-tinh-nhue.aspx
Không quân tinh nhuệ
04/03/2012 3:07
Trong ánh nắng mai, những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 gầm rú náo động một góc trời. Buổi thao luyện này là hình ảnh thu nhỏ của một lực lượng không quân hiện đại, tinh nhuệ và anh hùng.
Chúng tôi trở lại Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 thuộc Sư đoàn 370 sau chưa đầy một năm, đã thấy rất nhiều đổi thay ở đơn vị được coi là “nắm đấm thép” của Không quân Việt Nam. Trước mặt chúng tôi, trong nhà đậu máy bay và trên đường băng, trên bầu trời là những chiếc tiêm kích thuộc thế hệ mới nhất: Su-30MK2.
Su-30 kiêu hãnh
Tháng 5.2011, tại cuộc giao lưu của các phi công trẻ ASEAN, những “đại bàng non” đến từ Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan… đã không ngớt trầm trồ trước những chiếc tiêm kích Sukhoi kiêu hãnh của Không quân Việt Nam. Giờ đây, đến lượt chúng tôi lại bất ngờ trước hình ảnh hiện đại: Tất cả số Su-27 đã được chuyển giao cho đơn vị khác, thay vào đó là đội máy bay toàn Su-30MK2 tối tân. Càng vui hơn khi biết rằng đây không phải là đơn vị duy nhất của Việt Nam được trang bị toàn Su-30. Một đơn vị khác ở miền Bắc cũng đang được “Su-30 hóa”. Đó là chưa kể thế hệ Su-27 vừa được Trung đoàn 935 chuyển giao cho miền Trung.
Những đổi thay ở Trung đoàn 935 như minh họa lời nói của Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - vào ngày 3.8.2011: “Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không - Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử... đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”. Quân đội sẽ từng bước hiện đại để đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong hoàn cảnh mới của thế giới, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng để giữ cho biển trời Tổ quốc mãi bình yên, để phát huy thế mạnh của một quốc gia biển.
Buổi sáng hôm nay, Trung đoàn 935 thực hiện bài huấn luyện Bay khu vực với kỹ thuật nhào lộn phức tạp ở độ cao thấp, với số lượng lớn máy bay “xuất kích”. Các phi công chủ yếu bay theo cặp, trong đó một sĩ quan dày dạn kinh nghiệm của Trung đoàn 935 kèm một phi công trẻ của một đơn vị miền Bắc đang vào học chuyển loại từ Su-22, MiG-21 lên Su-30.
Mới 6 giờ sáng, toàn bộ phi công đã có mặt tại phòng họp. Sau khi nghe các bộ phận khí tượng, thông tin ra đa, chính trị, quân y… báo cáo tình hình chuẩn bị, thượng tá - Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến bắt đầu đặt những câu hỏi về xử lý tình huống khẩn cấp để kiểm tra và anh đã rất hài lòng trước những câu trả lời ngắn gọn, súc tích, chính xác của các phi công.
Nhiều máy bay cùng chuẩn bị cất cánh - Ảnh: Đỗ Hùng
Thượng tá - Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến và thượng tá - Phó trung đoàn trưởng quân huấn Phan Xuân Tình trên buồng lái chiếc Su-30 trước giờ cất cánh - Ảnh: Đỗ Hùng
Đúng 7 giờ 15 phút, sau khẩu lệnh của chỉ huy, các phi công bước nhanh ra nhà để máy bay. Chỉ vài phút sau, tiếng động cơ của hàng chục chiếc Su-30MK2 gầm lên, rồi lần lượt theo vị trí từng biên đội lăn ra đường băng và chạy đà, xé gió hùng dũng lao vút lên bầu trời, có lúc từng chiếc một, lúc khác nhiều chiếc cất cánh đồng thời.
Giữa lúc đàn Su-30 chở theo các phi công can trường đang nhào lộn, chúng tôi lên xe đến đài chỉ huy bay đặt trên tháp cao. Thượng tá Ngô Quang Hiền - Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng 935 - và các sĩ quan đang trong ca trực. Trên bàn là bản đồ quân sự, những màn hình vi tính nhấp nháy định vị máy bay trên không. Qua máy liên lạc, thượng tá Hiền ra lệnh ngắn gọn: 05, giảm 500, vào hạ cánh! Phi công đáp: 05 nghe tốt. Thượng tá Hiền tiếp tục: 40, lượng dầu? Đáp: 40 lượng dầu 2000. Nghe tốt! Những cuộc đối thoại ngắn gọn, chính xác cứ tiếp diễn giữa lúc những chiếc Su-30 không ngừng chao liệng như cánh én mùa xuân bay trong nắng mai. Thấy không khí làm việc khẩn trương, chúng tôi chỉ xin phép chụp vài tấm hình rồi lặng lẽ xuống cầu thang để tìm đến khu trực chiến. Lúc này đang là phiên trực của thượng tá Nguyễn Văn Chiến, chủ nhiệm bay Trung đoàn 935, và thượng tá Nguyễn Đức Yên, Phó phi đội trưởng Phi đội 1. Bên chiếc tiêm kích hiện đại được gắn đủ loại vũ khí đối không, đối hải, đối đất, phi công Nguyễn Đức Yên, người đã có hàng chục năm bay đủ loại từ MiG-21 đến Su-27/30, cho biết trong mỗi ca trực ngày, các anh có mặt lúc 4 giờ 30, đến 5 giờ tiếp nhận nhiệm vụ và trực đến 17 giờ 30 thì bàn giao cho ca đêm. Cơ chế trực phải đảm bảo sẵn sàng chiến đấu 24/24, khi có lệnh, chỉ sau vài phút máy bay phải rời khỏi mặt đất.
Chúng tôi hỏi đã có lần nào trong ca trực các anh phải cất cánh chưa, thượng tá Yên nói: “Việc cất cánh đi tuần tra, trinh sát, tuần tiễu diễn ra thường xuyên. Mỗi chuyến như thế kéo dài chừng 3 giờ…”. Lời của phi công ngắn gọn nhưng cũng đủ để chúng tôi hiểu được sứ mệnh thiêng liêng đặt trên đôi cánh những chiếc Su-30. Từ căn cứ này, các anh đã bay ra Trường Sa, bay trên những giàn khoan, nhà giàn, bay trên đầu các đoàn tàu thăm dò tài nguyên, tàu đánh cá của ngư dân, tàu chiến của Hải quân Việt Nam, để bảo đảm rằng mỗi một tấc đất, tấc biển của Tổ quốc luôn được giữ gìn.
Trọng trách
Sau gần 60 phút trên không, máy bay trở về mặt đất. Chúng tôi chạy tới nơi một chiếc Su-30 vừa vào đến nhà đậu máy bay để đón hai phi công rất trẻ. Đó là thiếu tá Đỗ Mạnh Hùng, sinh năm 1976, Biên đội trưởng Biên đội 1, Phi đội 2 của Trung đoàn 935, là giáo viên bay kèm cho đại úy - Phi đội trưởng Phí Vinh Mạnh, sinh năm 1978, đến từ Trung đoàn không quân 923 thuộc Sư đoàn không quân 371. Mới ngoài 30 nhưng thiếu tá Hùng đã có 500 giờ bay, anh thường thực hiện nhiệm vụ bay kèm các phi công của Trung đoàn 923 vào học chuyển loại. Anh cho biết phi công từ đơn vị bạn dù còn trẻ nhưng với kinh nghiệm điều khiển các loại máy bay thế hệ trước, như Su-22, MiG-21, giờ tiếp thu kỹ thuật điều khiển tiêm kích đa năng hiện đại rất nhanh. Còn đại úy Phí Vinh Mạnh kể rằng gia đình anh có duyên với bầu trời, em trai là kỹ sư không quân, em rể là phi công bay MiG-21. Riêng Mạnh đã có 10 năm bay, với 400 giờ bay tích lũy, trước đây bay Su-22 và hiện đang học chuyển loại Su-30.
Phí Vinh Mạnh thuộc lớp phi công trẻ, tài năng, được chọn đào tạo chuyển loại trong công cuộc hiện đại hóa không quân của đất nước. Trong chừng hai năm qua, lần nào đến thăm Trung đoàn 935 chúng tôi cũng gặp nhiều phi công trẻ từ các đơn vị khác tới học chuyển loại. Lần trước là những chàng trai miền Trung chuyển từ MiG-21 lên Su-27/30; lần này là các phi công miền Bắc. Hiện đại hóa không quân không chỉ đơn thuần là trang bị thêm máy bay, vũ khí, khí tài, mà quan trọng hơn hết, phải chuẩn bị một đội ngũ nhân sự đủ khả năng để làm chủ phương tiện. Phương châm này đang được thực hiện sâu rộng trên toàn quốc và cũng là một trọng trách được giao cho Trung đoàn 935.
Vừa rời buồng lái chiếc Su-30 số hiệu 8539, thượng tá Trần Trọng Tuyến, Chính ủy Trung đoàn 935, cho biết trong năm 2011 và đầu năm 2012, đơn vị đã thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ của mình, như bàn giao máy bay Su-27, tiếp nhận Su-30MK2 mới, tập luyện, bắn ném... Bên cạnh đó, nhiệm vụ đào tạo chuyển loại cho các phi công trong toàn quân chủng cũng đã được Trung đoàn hoàn thành xuất sắc.
Chúng tôi rời căn cứ vào tầm trưa, đã thấy các phi công chuẩn bị cho buổi làm việc ban chiều. Trong hangar, những chiếc Su-30MK2 nằm nghỉ yên bình sau những phút giây tung hoành dũng mãnh.
Đơn vị anh hùng
Hôm 2.3, Sư đoàn không quân 370 vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thành lập ngày 30.10.1975, Sư đoàn 370 có nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa và hải đảo phía nam của Tổ quốc. Là đơn vị không quân hỗn hợp, khai thác và sử dụng nhiều chủng loại máy bay từ trực thăng, vận tải tới tiêm kích, năm 2011, Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển quân sự, bay và bảo vệ chuyên cơ, tiếp nhận, chuyển giao máy bay, huấn luyện phi công... Trong các đợt kiểm tra bắn, ném bom, đơn vị luôn đạt từ 75 đến 80% khá, giỏi.
Trung đoàn 935 thuộc Sư đoàn 370 hiện là đơn vị tiêm kích chủ lực của Quân chủng Phòng không - Không quân. Khi mới thành lập, Trung đoàn với các thế hệ máy bay khá hiện đại thời bấy giờ như F-5,
A-37, MiG-21... đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có các chiến dịch bảo vệ biên giới tây nam, đánh tan Khmer Đỏ, chống máy bay gián điệp và khủng bố xâm nhập không phận Việt Nam. Trong tiến trình hiện đại hóa quốc phòng, các loại máy bay tối tân nhất đã được biên chế về Trung đoàn, như Su-27 trước đây và hiện nay là Su-30. Bên cạnh các danh hiệu cùng Sư đoàn 370, Trung đoàn 935 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12.1979 sau cuộc chiến bảo vệ biên giới tây nam.
Đỗ Hùng - Tấn Tú
Đại úy 10 năm bay có 400h. vị chi một năm 40h. Một tháng có hơn 3h bay..Kiểu này mà quánh đấm gì..
canh nó bay mãi mà có thấy đâu bác, hỏi ông hàng xóm làm trong A32 thì ổng bẩu là để ở Phù Cátlái bò nói:Bữa nhà em nói Su 27 về Đà Nẵng mà hem ai tin hehe...
Công ty em nằm ngay bên dưới đường cất cánh của KQ Đà Nẵng, sáng sáng mấy ổng cất cánh điếc tai, nhức cả đầu, mà em toàn thấy Mig-21 bay thôiphuocgia nói:canh nó bay mãi mà có thấy đâu bác, hỏi ông hàng xóm làm trong A32 thì ổng bẩu là để ở Phù Cátlái bò nói:Bữa nhà em nói Su 27 về Đà Nẵng mà hem ai tin hehe...