Hạng B2
20/5/11
452
171
43
48
grenade nói:
AN 225 chế có hai chiếc, 1 chiếc nằm bãi nghỉa địa rùi. chiếc kia bay demo chơi cho vui..Nga còn có chiếc heli MI 26, chở 40 tấn, sx có hai chiếc hà..Nghĩ củng fun thiệt, Mỹ chỉ cần dùng 747 là chở được con thoi, còn Nga xài đến AN 225 thay vì AN 124,lãng phí vô cùng nên bây h Nga mới ra nông nỗi này
Bác lượm thông tin về MI 26 chỉ có sản xuất 02 chiếc ở đâu ra vậy. Tụi Campuchia và Lào cũng có MI 26, nói như bác thì tụi nó nhặt ở đâu ra.
Chưa kể lính mũ nồi xanh tại châu Phi cũng có MI 26 do Liên Hợp Quốc thuê để vận chuyển thiết bị đó. Tại Afganistan Mẽo còn thuê MI 26 để vận chuyển.
Còn AN 225 đang hái ra tiền cho ANTONOV mà bác kêu là bay demo à.
Bác xem link dưới giùm em :
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=WabkDxefh6g [/tube]
Coi bộ bac pro Mẽo nhiều à :cool::cool:
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.547
113
@RONGDOI: em nhầm chiếc lớn nhất là MI 12, chỉ có hai mẫu dc chế tạo

Còn AN 225 tuy có khai thác nhưng tần suất rất thấp vì đâu dể dàng gì kiếm được 250 tấn hàng cùng lúc cho nó chở, runway lại quá dài. Nga đã có AN 124 rùi. Khai thác kiểu này lỗ chết, vì vậy coi như demo chơi nhưng củng kiếm ra ít tiền chứ ko thể nói là đắc dụng về mặt kinh tế được
http://tuoitre.vn/kinh-te/The-gioi-xe/413727/10-truc-thang%C2%A0khung-nhat-moi-thoi-dai.html
10 trực thăng "khủng" nhất mọi thời đại
TTO - Khoảng thời gian trước Chiến tranh lạnh là thời kỳ cực thịnh của vũ khí công nghệ cao, dẫn đầu là Nga. Thời kỳ này, nhiều kiểu máy bay lên thẳng có tải trọng “khủng” được nghiên cứu và phát triển hàng loạt.
Thập niên 1950, nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến sự, trực thăng chuyên dụng có khả năng vận chuyển vũ khí nặng lên đến 6 tấn như đại bác, pháp tầm ngấm xa được chế tạo. Cuối năm 1952, Bộ phận Opytnoe Konstructorskoe Byuro - Mil OKB cho ra đời bản thiết kế mô hình thử nghiệm đầu tiên VM-6 có tải trọng 6 tấn.
Ngày 1-6-1955, Ủy ban Chính phủ đã vận hành mô hình thử nghiệm Mi-6, được xem là lớn nhất thời điểm đó. Hai năm sau, mô hình hoàn thiện của Mi-6 được phi công RI Kaprelian cất cánh. Sự kiện đã này mở ra một chương mới trong lịch sử ngành hàng không lúc bấy giờ.
Dưới dây là danh sách 10 trực thăng chuyên chở lớn nhất trong lịch sử, được ví như những “quái vật bay” có tải trọng lên đến 10 tấn.
1. Mil Mi-12


Đứng đầu bảng xếp hạng và giữ kỷ lục là máy bay trực thăng lớn nhất thế giới của Nga. Mặc dù chưa bao giờ được hoàn thiện mà chỉ có hai mẫu thử nghiệm được chế tạo nhưng Mi-12 cất cánh lần đầu vào năm 1968 và ra mắt công chúng vào năm 1971 tại Paris Air Show. Còn được biết đến với “biệt hiệu” Homer, Mi-12 được trang bị hai cánh quạt kề nhau, mỗi cánh quạt có hai động cơ Soloviev D-25VF với công suất 4125 kw, chiều dài 37 m, sải cánh 35 m. Mi-12 có trọng lượng cất cánh tối đa là 105.000 kg và tải trọng 44.205 kg.
2. Mil Mi-26


Đứng nhất và nhì bảng xếp hạng là hai chiếc trực thăng do Nga sản xuất. Dù không phải là trực thăng lớn nhất nhưng Mi-26 (NATO đặt tên là Halo) là mẫu trực thăng mạnh nhất của Liên Xô từng được chế tạo.
Được giới thiệu vào năm 1983 và hiện nay vẫn còn được sản xuất, Mi-26 được trang bị hai động cơ Lotarev D-136 công suất kép 16.760 kw, trọng lượng cất cánh tối đa 56.000 kg, trọng tải cất cánh tối đa 20.000 kg trong tầm hoạt động 800km. Với những thông số gây “choáng” như trên, có thể hình dung được những chiếc trực thăng như Mi-26 đã từng giải cứu thành công một chiếc MH-47E Chinook.
Phi hành đoàn của Mi-26 gồm phi công, phi công phụ, hoa tiêu, và kỹ sư bay. Kính ở các cửa sổ buồng lái phụ có thiết kế lồi và 3 camera chuyên dụng được trang bị nhằm tăng tầm quan sát. Buồng lái cũng được điều áp.
3. Mil Mi-10


Được phát triển vào năm 1962 dựa trên Mi-6 và được NATO đặt biệt hiệu Harke, Mi-10 có trọng lượng cất cánh tối đa 43.700 kg, trọng tải 15.000 kg hàng hóa. Mi-10 không có một sự khác biệt lớn so với Mi-6. Cả hai phiên bản có cùng dạng động cơ, hộp số, hệ thống thủy lực, hệ thống cánh quạt.
Tuy nhiên biến thể Mi-10 đã loại bỏ cửa khoang rộng dùng cho vận chuyển hàng hóa loại nặng và thân máy bay (vốn dùng chở hành khách). Mi-10 có các thùng nhiên liệu phụ, bốn bánh xe có bánh răng lớn cho phép chịu được sức nặng hàng hóa cồng kềnh.
4. Mil Mi-6


Còn được biết đến với tên gọi "Hook”, Mi-6 có tuổi đời hơn 50 năm. Hook được sản xuất vào những năm 1960. Tại thời điểm cất cánh lần đầu, Mi-6 là chiếc trực thăng lớn nhất thế giới. Đây cũng là máy bay trực thăng “khét tiếng” đầu tiên của Liên Xô. Là chiếc trực thăng vận tải hạng nặng đầu tiên đạt tốc độ hơn 300km/h và 186km/h khi bay ngang, Mi-6 đã được trao tặng danh hiệu Sikorsky vào năm 1961.
Mi-6 mang trong mình hai động cơ Soloviev D-25V, tổng công suất 16.400 kw, sải cánh đáng kinh ngạc là 35 m, dài 33,18 m, trọng lượng cất cánh tối đa 42.500 kg, sức chở 90 hành khách thông thường, tương đương 70 lính chiến đấu.
5. Sikorsky CH-53E Super Stallion


Dựa trên phiên bản CH-53 Sea Stallion, CH-53E được mệnh danh là “chuồn chuồn sắt” lớn nhất và nặng nhất của quân sự Mỹ. CH-53E là trực thăng duy nhất có thể chứa cùng lúc lựu pháo 155 mm và phi hành đoàn. Thậm chí, nó có thể nâng một máy bay có trọng lương tương đương với chính nó.
Còn có biệt hiệu là “Hurricane Maker”, CH-53E có ba động cơ General Electric T64-GE-416/416A, công suất mỗi động cơ 3.270 kw, dài 30,2 m, đường kính cánh quạt 24 m, trọng lượng cất cánh tối đa 33.300 kg.
6. Bell-Boeing V-22 Osprey


Tuy không phải là một máy bay trực thăng đúng nghĩa nhưng Bell-Boeing V-22 Osprey lại cất cánh như một chiếc trực thăng thực thụ vận hành như một chiếc máy bay thông thường. Ở độ cao đáng kể so với mực nước biển, vỏ động cơ cấu tạo đặc biệt có khả năng tự chuyển đổi thành tuabin phản lực cánh quạt tốc độ cao.
V-22 có thể chở 24 quân chiến đấu, tương đương 9.072 kg hàng hóa ở khoang trong hoặc 6.804 kg hàng hóa khoang ngoài khi đạt tốc độ gấp đôi máy bay trực thăng. V-22 có hệ thống động cơ đặc biệt có thể điều khiển cả hai cánh quạt phòng khi một cánh quạt không hoạt động.
Hai cánh quạt có thể gấp lại gọn gàng, giúp thuận tiện trong việc bảo quản. Điểm độc đáo của V-22 là khả năng triển khai tốc độ tác chiến chóng mặt tại bất kỳ chiến trường nào trên thế giới.
Bell-Boeing V-22 Osprey có hai động cơ Rolls-Royce Allison T406/AE 1107C-Liberty, tổng công suất 9.180 kw, sải cánh 11,6 m, thân dài 17,5 m và trọng lượng cất cánh tối đa 27.400 kg.
7. Boeing CH-47D Chinook


Là một trong những máy bay trực thăng phổ biến nhất, nhiệm vụ chính của CH-47D là vận chuyển quân đội, pháo binh, đạn dược, nhiên liệu, nước, các trang thiết bị phục vụ chiến trường. CH-47D còn được dùng cho các mục đích khác bao gồm sơ tán y tế, cứu trợ thiên tai, tìm kiếm và cứu hộ, phục hồi sửa chữa máy bay, chữa cháy, xây dựng dân sự.
Mẫu đầu tiên được đưa vào sử dụng vào tháng 8-1962 với tên gọi CH-47A, nặng 14,969 kg. Giống như các mẫu trước, Chinook có 2 cánh quạt, được coi là máy bay trực thăng vận chuyển đáng tin cậy nhất và hiệu quả, có trọng lượng cất cánh tối đa 22.680 kg.
Có thiết kế móc tải ba chấu, Chinook có khả năng mang các thiết bị có trọng lượng nặng cùng lúc, điển hình là vận chuyển như khối pháo kích 155 mm ở tốc độ lên đến 260km/h.
Chinook được trang bị hai động cơ Lycoming T55-GA-712, công suất 2.796 kw, dài 30,1m và đường kính cánh quạt 18,3 m, trọng lượng 10.185 kg, trọng lượng tải là 12.700 kg tương đương sức chở 33-55 người.
8. Sikorsky CH-54 Tarhe


Được đặt theo tên một tù trưởng người da đỏ, sống giữa thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Năm 1962, Sikorsky CH-54 Tarhe được quân đội Hoa Kỳ cất cánh lần đầu tiên. Mục đích ban đầu khi chế tạo CH-54 là dùng cho hoạt động các chuyên chở các thiết bị rất nặng.
Sau đó, do được dùng cho các mục đích dân sự, một bộ phận có thể tháo rời với thân máy được thiết kế thêm. CH-54 có thể kéo - thả những vật có trọng lượng đến 10 tấn, hoặc có thể được dùng như một đầu não chỉ huy tác chiến, làm nơi sửa chữa vũ khí hay được sử dụng như trạm xá di động.
Ngoài ra, CH-54 có thể đổ bộ ở những khu rừng rậm bằng cách san bằng một khu vực bằng bom. CH-54 có hai động cơ Pratt & Whitney T73- P-700, công suất mỗi động cơ 3.580 kw, chiều dài 26,97m, đường kính cánh quạt 21,95 mét, trọng lượng cất cánh tối đa là 21.000 kg
9. Aérospatiale SA 321 Super Frelon


Đây là chiếc duy nhất có xuất xứ từ Pháp trong danh sách, Aérospatiale SA 321 Super Frelon (tên tiếng Pháp là "Hornet") có ba động cơ Turboméca Turmo IIIC, công suất 1.171kw do Aérospatiale (Pháp) sản xuất. SA 321 có tải trọng tối đa 13.000 kg, dài 23,03 m, đường kính cánh quạt 18,9 m.
10. Boeing Vertol CH-46 Sea Knight


Đứng cuối bảng xếp hạng là chiếc CH-46A Sea Knight, có tải trọng thấp nhất trong số 10 chiếc. Đây là kết quả của một cuộc thi thiết kế kiểu trực thăng vận chuyển có khả năng chiến đấu, có sức gió mạnh làm tăng khả năng vận chuyển nhờ có thiết kế 2 cánh quạt tuabin. Chiếc đầu tiên được trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến vào năm 1964 và bắt đầu phục vụ trong chiến tranh Việt Nam một năm sau đó. Nhiệm vụ chính của nó là chuyên chở quân đội và hàng hóa giữa các tàu hải quân ở vùng biển Đông.
Còn được biết với tên khác là "Phrog", CH-46A Sea Knight được trang bị hai động cơ General Electric T-58-GE-16, công suất 1400 kw, dài 13,92m, đường kính cánh quạt 16 m, tải trọng tối đa là 11.000 kg.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
9. Aérospatiale SA 321 Super Frelon


Đây là chiếc duy nhất có xuất xứ từ Pháp trong danh sách, Aérospatiale SA 321 Super Frelon (tên tiếng Pháp là "Hornet") có ba động cơ Turboméca Turmo IIIC, công suất 1.171kw do Aérospatiale (Pháp) sản xuất. SA 321 có tải trọng tối đa 13.000 kg, dài 23,03 m, đường kính cánh quạt 18,9 m.


SA-321 Pháp : chuyến bay cuối cùng tới bảo tàng

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=pce2sL_re6o&feature=related


Bristol 192 Belvedere (Anh) đã vô Bảo tàng

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=EvMHGscxvhc&feature=related


Vickers VC-10 (Anh) bay lần đầu 29-06-1962 : vẫn bay tốt - cây xăng bay của RAF hiện nay

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=ullR3nN8x8w&feature=related
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.547
113
A 400 tính cạnh tranh với c 130, sức chở lớn hơn,, nhưng project này bị delay khá lâu,tưỡng dẹp tiệm rùi
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
A400 mắc quá. Độ bền và độ tin cậy không bằng C130 qua mấy chục năm chinh chiến. Chiếc CJ27 spartan nhỏ gọn của Ý coi bộ đắc hàng hơn nhiều.
 
Hạng D
22/10/06
2.125
65
48
Houston, Texas
Có lẽ hơi lạc đề cũng như hơi có vẻ thiên vị Quân Lực Mỹ ... Em thấy hai cái máy bay vận tải ngày nay là C5 và C17 có vẻ nhỉn hơn nhiều so với các bạn Đồng Minh nhỉ
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
F-35 bay chậm cùng C-130 :

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=7xR_3H0qaTE

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=Ask6VkkFaes&feature=watch-vrec
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Northop Grumman Mỹ cùng với EADS (European Aeronautic Defence and Space - tức Airbus) phát triển A-330 thành cây xăng bay KC-45 theo hợp đồng với USAF để thay thế các KC-135 loại biên
http://en.wikipedia.org/w...Northrop_Grumman_KC-45

bự hơn cả Boeing 707 AWACS 4 máy (1 : 04)

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=OTXZs2qHUYU&feature=relmfu

 
Last edited by a moderator: