Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
bức tranh toàn cục về lực lượng máy bay quân sự của Mỷ vs các nước khác http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121230/chuyen-dong-khong-luc-toan-cau.aspxChuyển động không lực toàn cầu 30/12/2012 3:25
Mới đây, tạp chí Flightglobal phát hành báo cáo World Air Forces 2013 (tạm dịch: Không lực thế giới 2013) để đánh giá sức mạnh không lực các nước. Đây là một báo cáo toàn diện, được cập nhật mới với chi tiết từng loại máy bay mà hải, lục và không quân các nước đang sở hữu. Đồng thời, tạp chí Flightglobal còn đánh giá những chuyển biến nổi bật liên quan đến không lực của nhiều quốc gia, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương
Bên cạnh Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực đồn trú lực lượng máy bay quân sự hùng hậu nhất thế giới cả về chiến đấu cơ lẫn máy bay trực thăng chiến đấu cũng như các loại khác. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đang có nhiều máy bay chiến đấu nhất châu Á và bằng một nửa so với Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn số chiến đấu cơ mà Trung Quốc sở hữu hiện nay đều được sản xuất nội địa, bị cho là sao chép từ các sản phẩm của Nga. Vì thế, Bắc Kinh đang rất kỳ vọng sẽ được mua hàng chục chiếc Su-35 do Moscow cung cấp, như truyền thông quốc tế vẫn đưa tin trong suốt thời gian qua, nhưng mọi việc chưa ngã ngũ. Ngoài ra, số máy bay chiến đấu của Bắc Kinh cũng chủ yếu tập trung vào lực lượng không quân. Số lượng chiến đấu cơ mà hải quân Trung Quốc sở hữu vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện tại, nước này đang cấp tập hoàn thiện loại J-15 có thể dùng cho tàu sân bay.

Phân bố không lực ở các khu vực - Đồ họa: Hoàng Đình
Trong khi đó, dù không thể so về số lượng với Trung Quốc, nhưng Nhật Bản lại sở hữu đến 63 chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 được phát triển từ dòng F-16 thế hệ mới nhất của Mỹ. Ngoài ra, Tokyo cũng nâng cấp hơn 150 chiếc F-15J, vốn được phát triển từ dòng F-15, trong lúc chờ nhận đơn hàng hơn 40 chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35. Mặt khác, Nhật Bản sở hữu một lực lượng trực thăng chiến đấu đông đảo với khoảng 700 chiếc, đây là một phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc đổ bộ tấn công đảo và tác chiến linh hoạt. Bên cạnh đó, Tokyo còn đầu tư khá kỹ lưỡng ở góc độ cảnh báo sớm, do thám từ xa nên trang bị đến 164 máy bay mang nhiệm vụ đặc biệt, nhiều gấp ba lần số lượng cùng loại mà Bắc Kinh đang có.
Cũng tại khu vực châu Á, không quân Ấn Độ được đánh giá rất cao khi đang sở hữu đến 120 chiếc Su-30 hiện đại. Đó là chưa kể đến việc New Delhi đang hợp tác cùng Moscow trong dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50. Dự kiến, Ấn Độ sẽ trang bị đến gần 150 chiếc loại này. Bên cạnh đó, giống như Tokyo, New Delhi đầu tư khá kỹ lưỡng phần máy bay do thám, cảnh báo sớm khi sở hữu đến 61 chiếc mang sứ mệnh đặc biệt, nhiều hơn so với Bắc Kinh đang có. Ngoài ra, Ấn Độ cũng tập trung mạnh vào khả năng không vận thông qua 238 máy bay vận tải và tiếp nhiên liệu. Đây được xem như một sự đảm bảo trong bối cảnh quan hệ nước này và Trung Quốc vẫn bất ổn vì tranh chấp lãnh thổ ở khu vực giáp giới trên bộ dài đến hàng ngàn cây số. Năm 2012, New Delhi liên tục đưa ra nhiều kế hoạch tăng cường mạnh mẽ lực lượng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển ở gần khu vực tranh chấp với Bắc Kinh.
Chạy đua chiến đấu cơ thế hệ 5
Báo cáo của tạp chí Flightglobal cũng đưa ra những nhận định về công nghệ chế tạo chiến đấu cơ. Theo đó, Trung Quốc và Nga đang tích cực phát triển chiến đấu cơ hiện đại cho tương lai. Năm 2012, Moscow tiếp tục tiến hành các bước thử nghiệm loại T-50 và Bắc Kinh liên tục thử nghiệm 2 loại chiến đấu cơ được cho là mang tên
J-20 và J-31 thuộc thế hệ thứ 5. Flightglobal cũng ghi nhận việc Trung Quốc nỗ lực phát triển J-15. Tuy nhiên, theo báo cáo trên, bên cạnh dòng F-35 thì một số loại chiến đấu cơ của phương Tây như F/A - 18 E/F Super Hornet, Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon và Saab Gripen E vẫn vượt trội về công nghệ so với J-20 lẫn J-31.
Trong khi đó, Washington đạt được bước tiến mạnh mẽ với dòng F-35 khi cán mốc 5.000 chuyến bay thử nhìn chung là thành công. Nhờ đó, việc bán ra F-35 cũng tiến triển đáng kể khi nhiều nước ký kết và tiếp nhận dòng máy bay này. Thậm chí, vào cuối tháng 11, Reuters dẫn lời giới chức không quân Mỹ quả quyết Lầu Năm Góc vẫn giữ quyết định trang bị 1.763 chiếc F-35 trong thời gian tới. Đồng thời, Quốc hội Mỹ cũng vừa nhận báo cáo mới nhất về chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-22. Theo đó, dù đã đặt mua F-35 nhưng Úc và Nhật vẫn mong muốn sở hữu F-22, vốn bị Mỹ cấm xuất khẩu. Cho nên, trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang khó khăn, Washington có thể tính đến việc xuất khẩu F-22 cho một số đồng minh thân cận.
Nếu như vậy, nhiều nước sẽ sở hữu dòng chiến đấu cơ này trong khi Trung Quốc vẫn đang phải hoàn thiện J-20 và J-31.

Số lượng máy bay quân sự của một số nước

* Chú thích:
MBCĐ (máy bay chiến đấu), NVĐB (nhiệm vụ đặc biệt)
VT/TL (vận tải/ tiếp liệu), TTCĐ (trực thăng chiến đấu),
HL/TT (máy bay huấn luyện/ trực thăng)



10 không lực nhiều máy bay nhất


Số lượng máy bay quân sự của một số nước

* Chú thích:
MBCĐ (máy bay chiến đấu), NVĐB (nhiệm vụ đặc biệt)
VT/TL (vận tải/ tiếp liệu), TTCĐ (trực thăng chiến đấu),
HL/TT (máy bay huấn luyện/ trực thăng)



10 không lực nhiều máy bay nhất




Ngô Minh Trí
>> Thực hư chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
xem link mới coi dc bản so sánh máy bay của Mỷ và các nuoc khác, em copy nhưng hình của bản so sánh này nó ko qua
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
5 cái trắng + 1 cái thấp hơn bên trái chắc là của chánh quyền cách mang trực chiến chở quân ?
còn các chú Airlines lúc xuống đều crosswind landing chút xíu :
[link]http://www.youtube.com/watch?v=p8wgvwS_PxU[/link]
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
chừ hổng biết sao em vẫn khoái F 5 dù em nó về hiu rùi, tại dáng nó đẹp, gọn
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.428
113
Qua Su30 bay ở BH, bay nhào lộn đẹp quá mà e ko mang máy theo?
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
ở Bình Dương nghe tiếng nó bay lớn lắm mà nhìn hoài ko thấy, or thấy thì củng rất khó
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
Báo này đăng nhầm, làm gì B 2 mang được 2 trái 14 tấn, chỉ 1 mà thôi, vì B 2 chỉ có max payload là 18 tấn
http://www.thanhnien.com....boong-ke-tai-xuat.aspx
Siêu bom phá boong ke tái xuất</h1> 23/01/2013 3:00
Sau hơn 1 năm gặp trục trặc nghiêm trọng, siêu bom phá boong ke đã được Lầu Năm Góc bật đèn xanh, sẵn sàng cho các sứ mệnh ở nước ngoài.</h2> Loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới là GBU-57, còn có tên bom xuyên phá hạng nặng - MOP, cuối cùng đã được khắc phục lỗi kỹ thuật và sẵn sàng được triển khai. Tạp chí Time dẫn tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết, GBU-57 đã được hoàn thiện sau một thời gian dài đối mặt sự nghi ngại do tình trạng hỏng hóc kỹ thuật. Giới chức không tiết lộ bom hỏng hóc như thế nào mà chỉ cho biết đã hoàn thành tốt đẹp các cuộc thử nghiệm mới nhất tại căn cứ không quân Holloman và bãi thử White Sands, đều ở bang New Mexico.

Một trong những hình ảnh hiếm hoi của GBU-57 được USAF đăng tải - Ảnh: USAF
Với chi phí 15 triệu USD/quả, siêu bom GBU-57 do Tập đoàn Boeing chế tạo dài 6,2 m, đường kính 0,8 m và nặng xấp xỉ 14 tấn. Như vậy, bom GBU-57 nặng hơn rất nhiều so với con số 2,3 tấn của loại GBU-28, vốn là “sát thủ boong ke” lừng danh mà nước Mỹ tự hào trong nhiều năm qua.
Theo Bloomberg, Boeing đã giao hàng từ cuối năm 2011 nhưng bom GBU-57 bị “trùm mền” cho tới nay vì trục trặc. Hiện không quân Mỹ có trong tay khoảng 20 quả và sẽ trang bị cho máy bay ném bom B-2. Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 quả GBU-57 để xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương và tấn công các hầm sâu dưới lòng đất.
Xuyên 60 m bê tông
Ngoài kích thước lớn, GBU-57 còn có sức công phá đáng sợ khi lõi bên trong chứa đến 2,5 tấn thuốc nổ. Bom này còn tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) để đảm bảo tính chính xác. Sau khi được phóng đi từ máy bay, bom GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ vào tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng. Phía đuôi bom còn gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn. Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ phá hủy mục tiêu. Tùy thuộc vào độ cứng của bê tông, bom GBU-57 có thể xuyên qua từ 8 - 60 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ. “MOP là vũ khí tích hợp GPS được thiết kế để chui vào tận nơi và hủy diệt mục tiêu nằm trong những căn cứ được bảo vệ cẩn mật. Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt và thiết kế cho phép mang khối lượng chất nổ lớn trong khi vẫn duy trì được lực xuyên phá khi va chạm”, Time dẫn báo cáo các cuộc thử nghiệm mới viết.

Cách thức tấn công của bom phá boong ke - Đồ họa: Hoàng Đình
Tuy tới nay, Lầu Năm Góc chưa tuyên bố gì về các sứ mệnh tương lai của quả bom “khủng” nhưng giới chuyên gia cho rằng Iran có thể là một mục tiêu tiềm tàng. Lâu nay, Mỹ và Israel vẫn cáo buộc nước CH Hồi giáo che giấu các cơ sở hạt nhân xuống sâu trong lòng đất hoặc trong các ngọn núi để chế tạo vũ khí hủy diệt. Theo Time, việc trang bị GBU-57 được đánh giá mang lại 2 lợi ích thiết thực cho Mỹ. Thứ nhất, Nhà Trắng đã có được một lựa chọn phi hạt nhân hữu hiệu để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran khi cần. Thứ hai, Israel chưa sở hữu được GBU-57 trong khi các loại bom phá boong ke của nước này lại khó ảnh hưởng các mục tiêu trên lãnh thổ Iran. Do vậy, một số quan chức Mỹ cho rằng nhờ GBU-57, Washington sẽ có một “con bài” để ngã giá, thuyết phục Tel Aviv không đơn phương hành động.
Cũng đáng chú ý là thông tin về sự tái xuất của GBU-57 được đưa ra không lâu sau khi chính quyền Mỹ yêu cầu quân đội báo cáo về hệ thống đường hầm chằng chịt nằm sâu dưới lòng đất của Trung Quốc, được cho là có thể chứa đến 3.000 vũ khí hạt nhân.
Thụy Miên
 
Hạng F
8/4/09
5.635
416
83
51
đâu nhỉ?
grenade nói:
F 4 đấu với Mig 21 hồi Vn WAR, kết quả Mig bị F 4 hạ 54 chiếc, F 4 bị Mig hạ đâu 103 chiếc. coi như Mig thắng F 4: 2-1?
Phải coi trình lái của pilot nữa chứ bác!!!
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
xetrau1973 nói:
grenade nói:
F 4 đấu với Mig 21 hồi Vn WAR, kết quả Mig bị F 4 hạ 54 chiếc, F 4 bị Mig hạ đâu 103 chiếc. coi như Mig thắng F 4: 2-1?
Phải coi trình lái của pilot nữa chứ bác!!!

Hehe, trình lái của phi công VN hơi khó so với phi công Mỹ.

Em nghĩ trong chiến tranh VN, chiến thuật và dẫn đường quyết định nhiều hơn là trình độ phi công. Có thời mấy ông lái MiG21 ghen tị với lái MiG17 vì coi bộ MiG17 ngon ăn quá. Sau đó mới tìm ra cách đánh phù hợp với MiG21. Tuy vậy số liệu đối chiếu giữa 2 bên thì không tới 2:1 đâu. :D