Chưa kể GM bị FIAT lừa 1 mớ khá bộn, nhờ thế mà có tiền thâu tóm luôn Chrysler. Đến độ mới đây Peugeot mời GM để bán mình, nhưng GM không dám mua nữa . Chiếc Volt xem như thất bại rồi. Có vẻ chỉ có Ford ra ngoài đánh đấm khôn ngoan: mua Mazda để học lấy kỹ thuật và cách quản lý ưu việt của người Nhật, đánh chiếm thị phần ở Châu Âu rất khá.Bất cứ bạn làm điều gì thì bạn phải chịu sự chi phối và ràng buộc.
Ví dụ: con bạn vào lớp 1, bạn bị sự chi phối với ý kiến vợ. Vợ bạn sẽ có 3 trạng thái chính trong việc bàn bạc chuyện học của con: - tham gia nhiệt tình - mặc kệ cho bạn (do bạn quá dữ hoặc quá giỏi) - luôn chống bạn và lead bạn (do bạn quá dở hoặc gia trưởng không đúng). Đó là sự chi phối và ràng buộc.
Xe hơi cũng vậy, có sự chi phối rất lớn, nội tại thì có công đoàn, đám kỹ sư lương năm, đám lãnh đạo, đám cho vay tiền. Ngoại tại thì có luật, các tư bản, chính trị, ...
Xe hơi Mỹ thật ra có nhiều xe chạy tiết kiệm xăng ngay từ khi hình thành công nghiệp xe hơi cho đến giờ.
Nhưng xã hội lại chuộng xe mạnh và to nặng xác nên phần trăm của chúng bán ra khá lớn. Hơn nữa bọn dầu hoả nó bán xăng rẻ quá nên chênh lệch tiền xăng tiết kiệm không lớn cho nên người ta mua xe máy mạnh để đi cho nhanh lẹ.
Bọn thâu thuế lại khuyến khích dùng xăng nhiều để có tiền .... phát triển mạng lưới giao thông (mở nhiều cao tốc) vì xây dựng cao tốc và đường xá chủ yếu từ xăng và đăng ký xe. Xe thì có hạn nhưng xăng có thể thúc dùng nhiều hơn.
Năm 1985, chính phủ liên bang đã thấy tình hình thay đổi và đã ký hiệp ước với các nước giảm độ ấm lên của Trái Đất và giảm ô nhiểm cho nên rót 1 tỷ USD thời đó để nghiên cứu loại xe tiêu thụ ít xăng. Cả Mỹ & Nhật đều hưởng số tiền đó.
Sau 10 năm ròng rã thì GM đóng lại chương trình đó. Ford thì thất bại liên tục loại động cơ nén cao. Chrysler thất bại tìm kiếm vật liệt trơn hơn và giảm trọng lượng cho động cơ cũng như động cơ diesel hiệu suất cao.
Riêng Toyota thì thành công với thử nghiệm hybrid (vốn có từ 80 năm trước) và sẽ thương mại hoá .
Hồi "xưa", xe Nhật đưa qua Mỹ đa số xe nhỏ nhưng khá trau chuốt và chi tiết khéo léo. Ngay cả xe Tàu bây giờ khó đạt được mức độ khéo léo và trau chuốt như thế chưa kể độ bền .
Khi mà tư bản dầu suy yếu và nhiều kỹ thuật mới có thì GM giở lại hồ sơ cũ và chỉ 1 thời gian ngắn đã có chiếc Volt . Ford thì cũng làm lại động cơ áp suất cao với kỹ thuật mới và thành công. Chrysler thì bị Benz vặt hết nhiều kỹ thuật và tống lại cho chủ khác.
Nhưng mà em vẫn không hiểu: với 1 nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Chế tạo nhiều thứ mà tất cả các quốc gia khác không làm được. Thì chiếc xe hơi có nghĩa lý gì? Apple chấp các đối thủ khác hàng chục năm là ví dụ.