Hạng D
11/5/11
3.419
5.584
113
Sài Gòn
Ngoài L chút:
Hóng tuyển Nga xem có làm nên cơm cháo gì ở WC 2018 không?
:3dcuoi:
 
Hạng D
9/1/06
2.624
13.282
113
HCM
Mịa... em nghe chính thằng Nhật làm phim tư liệu nó nói luôn là CHK tiết kiệm xăng 2 tầng gì đấy là copy từ Nga, chứ có phải em tự nghĩ ra mà cuồng vĩ gì. Xe N360 là chế năm 1967 nhé. Lúc đó Nhật đã là đồng minh của Mỹ rồi. Sao ko lấy mà dùng. Xe Mỹ hao xăng thì chắc ko cần nói, nếu tiết kiệm xăng sao Big 3 nộp đơn phá sản và trợ giúp hàng loạt thế. Cái gì hay thì công nhận, cứ nói toàn chuyện vĩ mô mà ko chi tiết mới là cuồng vĩ. Bác xxxmagicxxx toàn tự huyễn hoặc y như các lãnh đạo vn mà ko thấy à, cứ nghĩ mình khác mà cách suy nghĩ ko khác gì, đó chính là sắc thái thứ 51. Ai mà chẳng có hay có dở. Cái hay thì công nhạn, cái dở thì nhìn nhận mới tiến bộ. Như nhà khoa học nga trong bài này là minh chứng cho con người họ có óc cầu tiến hơn đám lừa, toàn cứ thích chửi mà ko làm
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.559
113
Miền Không Xác Định
Mịa... em nghe chính thằng Nhật làm phim tư liệu nó nói luôn là CHK tiết kiệm xăng 2 tầng gì đấy là copy từ Nga, chứ có phải em tự nghĩ ra mà cuồng vĩ gì. Xe N360 là chế năm 1967 nhé. Lúc đó Nhật đã là đồng minh của Mỹ rồi. Sao ko lấy mà dùng. Xe Mỹ hao xăng thì chắc ko cần nói, nếu tiết kiệm xăng sao Big 3 nộp đơn phá sản và trợ giúp hàng loạt thế. Cái gì hay thì công nhận, cứ nói toàn chuyện vĩ mô mà ko chi tiết mới là cuồng vĩ. Bác xxxmagicxxx toàn tự huyễn hoặc y như các lãnh đạo vn mà ko thấy à, cứ nghĩ mình khác mà cách suy nghĩ ko khác gì, đó chính là sắc thái thứ 51. Ai mà chẳng có hay có dở. Cái hay thì công nhạn, cái dở thì nhìn nhận mới tiến bộ. Như nhà khoa học nga trong bài này là minh chứng cho con người họ có óc cầu tiến hơn đám lừa, toàn cứ thích chửi mà ko làm
Phát minh đó rất nhỏ so với những phát minh khác về động cơ đốt trong. Bác cố tình không hiểu điều đó. Thí dụ máy Honda sau này thiết kế trục tay biên (dên) lệch đi 1 góc để tối ưu chuyển động, tránh rốc máy thì cũng là tương đương. Nó rất nhỏ so với những phát minh quan trọng khác. Có gì mà thần thánh.
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng D
21/10/08
3.652
74.559
113
Miền Không Xác Định
Tóm tắt về lịch sử động cơ đốt trong bao gồm những sự kiện đáng chú ý như sau:
- 1680: Nhà vật lý học người Đức Christian Huygens thiét kế loại động cơ chạy bằng thuốc súng (loại động cơ này không được đưa vào sản xuất)
- 1807: Francois Isaac De Rivaz người Thụy Điển phát minh loại động cơ đốt trong dùng hỗn hợp khí Hydro và Ôxi làm nhiên liệu. Rivaz thiết kế riêng một chiếc xe sử dụng động cơ này (chiếc xe đầu tiên gắn động cơ đốt trong), tuy nhiên thiết kế của ông đã thành công như mong đợi.
- 1824: Kỹ sư người Anh, Samuel Brown cải tiến một động cơ hơi nước cũ Newcomen thành động cơ chạy gas và thử nghiệm trên một chiếc xe trên khu đồi Shooter ở Anh.
- 1858: Jean Joseph, một Kỹ Sư người Bỉ xin cấp bằng sáng chế chiếc xe động cơ đốt trong tác động kép, đánh lửa điện sử dụng nhiên liệu khí than (1860).
Vào năm 1863, Lenoir gắn động cơ này (đã được cải tiến, sử dụng nhiên liệu xăng và bộ chế hòa khí đơn giản) vào một chiếc xe coòng ba bánh và thực hiện thành công chuyến đi mang tính lịch sử với quãng đường 50 dặm!
- 1862: Kỹ Sư người Pháp ông Alphonse Beau De Rochas đệ đơn cấp bằng sáng chế động cơ bốn kỳ số 52593 ngày 16 tháng 01 năm 1862 (nhưng đã không sản xuất).
- 1864: Siegfried Marcus, Kỹ Sư người Áo đã chế tạo một loại động cơ xi – lanh với bộ chế hòa khí rất thô sơ và sau đó gắn lên một chiếc xe ngựa và đã vận hành thành công trên quãng đường đá dài 500 foot! (152,4m). Vài năm sau đó, Marcus thiết kế một chiếc xe có thể vận hành với tốc độ 10dặm/giờ và một số sử gia cho rằng đây mới chính là chiếc xe sử dụng động cơ xăng đầu tiên trên thế giới.
- 1873: Kỹ Sư người Mỹ, George Brayton phát triển (nhưng không thành công) loại động cơ 2 kỳ chạy dầu hỏa (loại động cơ này dùng hai xi- lanh bơm ngoài). Tuy vậy, loại động cơ này được coi như là động cơ dầu an toàn có giá trị ứng dụng đầu tiên.
- 1866: Hai Kỹ Sư người Đức, Eugen Langen và Nikolas August Otto cải tiến các thiết kế của Lenoir và De Rochas và đã tạo ra được động cơ chạy gas có hiệu suất lớn hơn.
- 1876: Nikolas August Otto phát minh thành công và được cấp bằng sáng chế động cơ bốn kỳ thì hai loại động cơ này thường được gọi là “Chu kỳ Otto”
- 1876: Dougald Clerk chế tạo thành công động cơ hai kỳ đầu tiên
- 1883: Kỹ Sư người Pháp, ông Edouard Delamare – Deboutevile chế tạo động cơ 4 ci – lanh chạy bằng gas đốt lò. Không thể chắc chắn rằng những gì ông làm có phải là việc chế tạo ôtô hay không. Tuy nhiên, thiết kế của ông khá tiến bộ vào thời điểm đó, về một phương diện nào đó còn tiên tiến hơn cả thiết kế của Daimler và Benz, ít nhất là về lý thuyết.
- 1885: Gottlieb Daimler phát minh loại động cơ có thể được coi như là nguyên mẫu của động cơ xăng hiện với xi- lanh thẳng đứng và sử dụng bộ chế hòa khí (cấp bằng năm 1889). Daimler lần đầu tiên chế tạo xe hai bánh gắn động cơ có tên “Reitwagen”, một năm sau đó loại động cơ này ông chế tạo chiếc ôtô 4 bánh đầu tiên trên thế giới.
- 1886: Vào ngày 29 tháng 01, Kar Benz nhận băng sáng chế đầu tiên cho xe ôtô với động cơ xăng.
- 1889: Daimler chế tạo động cơ 4 kỳ cải tiến có xu páp hình nấm và 2 xi- lanh nghiêng kiểu chữ V
- 1890: Wilhelm Mayback chế tạo động cơ 4 kỳ, 4 xi- lanh đầu tiên.
Thiết kế động cơ và thiế kế ôtô là việc làm không thể tách rời, hầu hết các nhà thiết kế động cơ được nhắc đến ở trên kiêm luôn việc thiết kế xe ôtô và một số đã trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Tất cả các nhà sáng chế và những phát minh của họ đều có đóng góp quan trọng trong tiến trình của ôtô với động cơ đốt trong.

Nguồn:http://autovietnam.wordpress.com/2007/03...
 
Hạng D
12/10/10
1.610
20.015
133
Mịa... em nghe chính thằng Nhật làm phim tư liệu nó nói luôn là CHK tiết kiệm xăng 2 tầng gì đấy là copy từ Nga, chứ có phải em tự nghĩ ra mà cuồng vĩ gì. Xe N360 là chế năm 1967 nhé. Lúc đó Nhật đã là đồng minh của Mỹ rồi. Sao ko lấy mà dùng. Xe Mỹ hao xăng thì chắc ko cần nói, nếu tiết kiệm xăng sao Big 3 nộp đơn phá sản và trợ giúp hàng loạt thế. Cái gì hay thì công nhận, cứ nói toàn chuyện vĩ mô mà ko chi tiết mới là cuồng vĩ. Bác xxxmagicxxx toàn tự huyễn hoặc y như các lãnh đạo vn mà ko thấy à, cứ nghĩ mình khác mà cách suy nghĩ ko khác gì, đó chính là sắc thái thứ 51. Ai mà chẳng có hay có dở. Cái hay thì công nhạn, cái dở thì nhìn nhận mới tiến bộ. Như nhà khoa học nga trong bài này là minh chứng cho con người họ có óc cầu tiến hơn đám lừa, toàn cứ thích chửi mà ko làm
Thế thằng LX có cái xe nào được coi là tiết kiệm xăng không ? E chưa bao giờ đi xe hơi LX nên không rõ nhưng mấy cái xe máy made in CCCP thì uống xăng như nước.
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng B2
6/12/11
147
430
93
Nga và Putin ngày càng giống Bắc TT và Ủn. Thỉnh thoảng lại mang vũ khí và quân đội ra dọa thế giới. Kinh tế chắc phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Mấy chục năm nay chả thấy có sản phẩm, công nghệ, phát minh hay sáng chế gì đình đám. Nói đến Nga cũng chỉ nghe thấy nói chuyện vũ khí, quân đội. Giáo dục thì Nga chả có trường nào trong top 100 của thế giới.
Mấy vụ cứu trợ nước ngoài như động đất Nepal cũng thấy Nga im thin thít. Gần đây nhất Nga cùng TQ, Mỹ với tư cách khách mời của hội nghị ngoại trưởng ASEAN cũng im thin thít luôn khi bế mạc và tuyên bố chung, trong khi đó Mỹ lên tiếng ủng hộ chuyện tự do thương mại hàng hải và hàng không khu vực biển Đông, lớn tiếng yêu cầu TQ ngưng ngay chuyện bồi đắp đảo tranh chấp.
Vậy mà không hiểu sao số người Việt vẫn ủng hộ Nga cao như vậy!!! Thực ra em thấy điều này rất bất lợi cho tương lai VN.
http://nhatbaovn.com/News/getItemBy...ong-cuong-quyet-ung-ho-Viet-Nam-nhu-My-101518
Chuyên gia Nga: Tiếc là Nga không cương quyết ủng hộ Việt Nam như Mỹ

Thứ 7, 08/08/2015 12:21:33 (GMT +7)
Theo chuyên gia, tiếc rằng Moscow không có những hành động cương quyết tương tự như Washington đã làm trong các trường hợp tương tự.
Ngày 7/8/2015, Báo bình luận quân sự độc lập của Nga đăng tải bài viết của chuyên gia Alexander Hramchihin, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga với tiêu đề: “Mải mê tìm đồng minh mới, Nga có nguy cơ đánh mất đối tác chiến lược”.

Trong bài báo, tác giả đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng cấp thiết như tầm quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình Dương đối với Nga, đồng minh chiến lược, kẻ thù cũ - mới của Nga và đặc biệt đi sâu vào phân tích thực chất trục quan hệ Nga – Trung – Việt.

Dưới đây là nội số nội dung cơ bản trong bài viết của chuyên gia Alexander Hramchihin. Thông tin phản ánh quan điểm của tác già, có giá trị tham khảo, nghiên cứu về các góc nhìn khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng có những biến động khó lường - PV.

“Hãy nói! Ai là bạn?”

Theo chuyên gia, trong Học thuyết Biển của Nga vừa qua có một phương sách khiến giới chuyên gia phân tích hoài nghi về tính thực tiễn của nó: “Thành tố quan trọng trong chính sách biển quốc gia trên hướng khu vực châu Á Thái Bình Dương là phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, cũng như tăng cường hợp tác tích cực với các quốc gia khác của khu vực”. Hai yếu tố này thực chất lại “mâu thuẫn” trực tiếp với nhau.
share-fb.gif
share-gg.gif
f9c3f34e1b629f2b20c3f60bb1941ab4-1438928799.jpg

Nhà nghiên cứu chính trị Alexander Hramchihin (Александр Храмчихин)
Hiện nay, quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đang phức tạp liên quan đến việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với các hòn đảo ở Biển Đông, đặc biệt gần đây Trung Quốc cố tình tăng cường bồi đắp và quân sự hóa các thực thể tại vùng biển này.

Trong khi đó, Nga là vừa là đối tác chiến lược của Trung Quốc vừa là đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Để thực hiện chính sách biển theo phương châm "phát triển hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời tăng cường hợp tác tích cực với các nước khác trong khu vực" thì điều này có thể không hề đơn giản đối với Moscow.
Về thực chất quan hệ của Trung Quốc với Nga có nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ bởi tính “thiện chí” của nó. Thực tế, trải qua hơn 1 năm kể từ khi xung đột trực tiếp giữa Nga và phương Tây, dù ở một mức độ nhỏ Bắc Kinh chưa một lần công khai thể hiện muốn trở thành đồng minh của Moscow.

Mặt khác, Trung Quốc có các động thái tương tự như các nước khác, thậm chí có thể nói là “dĩ hòa vi quý”, làm ra vẻ không liên quan gì đến mình. Đồng thời, Bắc Kinh vẫn duy trì quan hệ bình thường với Ukraine và né tránh đến vấn đề Crimea.

Hành xử này của Trung Quốc trong gần 1,5 năm qua không có gì khác so với các động thái của hàng trăm quốc gia, vậy thì tại sao Nga không đưa các quốc gia này vào danh sách những người bạn tốt nhất mà lại chỉ chọn Trung Quốc?
share-fb.gif
share-gg.gif
28-5-1-1438928873.jpg

Theo chú thích ảnh trong bài báo: Không phải tất cả các chuyên gia Nga đều ủng hộ việc Nga tăng cường hợp tác quân sự và kỹ thuật - quân sự với Trung Quốc
Về quan hệ giữa Nga và Việt Nam (Người bạn lịch sử quan trọng), Bắc Kinh đã công khai tuyên bố không hài lòng trước việc Moscow cung cấp cho Hà Nội các loại vũ khí hiện đại (chủ yếu là vũ khí hải quân) và việc tập đoàn “Gazpromneft” hợp tác với Việt Nam khai thác trên thềm lục Biển Đông mà Trung Quốc nhận vơ cho rằng "thuộc chủ quyền" của mình (Thực tế, Trung Quốc chiếm đóng và khai thác bất hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).

Theo chuyên gia, tiếc rằng Moscow không có những hành động cương quyết tương tự như Washington đã làm trong các trường hợp tương tự.

Vì vậy, theo chuyên gia Nga, Hà Nội ngày càng hợp tác sâu, rộng hơn với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình. Tiếc là Nga không cương quyết ủng hộ Việt Nam như Mỹ.
"Điều Hà Nội cần thì Moscow lại không sẵn sàng đáp ứng, chính vì vậy, Nga có thể đang dần đánh mất một đồng minh truyền thống quan trọng".- ông Alexander Hramchihin cho hay.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: mikien
Hạng D
26/9/12
1.057
70.889
113
Ho Chi Minh City
Nói đi thì cũng phải nói lại LX vì chạy đua với Mỹ trong công nghệ vũ trụ (và vũ khí) mà đến nỗi kiệt quệ kinh tế dẫn đến sụp đổ. Nga giờ mà lại bày đặt đua đòi với Mỹ về lĩnh vực này nữa thì chết chắc. Nga xác định chỉ vào top 3 là mục tiêu hợp lý rồi (Sau Mỹ và EU).
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.559
113
Miền Không Xác Định
Nói đi thì cũng phải nói lại LX vì chạy đua với Mỹ trong công nghệ vũ trụ (và vũ khí) mà đến nỗi kiệt quệ kinh tế dẫn đến sụp đổ. Nga giờ mà lại bày đặt đua đòi với Mỹ về lĩnh vực này nữa thì chết chắc. Nga xác định chỉ vào top 3 là mục tiêu hợp lý rồi (Sau Mỹ và EU).
Nghe đồn, TQ mua thiết kế tàu vũ trụ chở người "Liên Hợp" về làm tàu "Thần Châu". Đó là thứ "bửu bói" mà đem đi bán. Ngoài tàu Soyuz ra, Nga không có gì vượt trội hơn những anh đi sau như Nhật, TQ, và cả Ấn Độ sắp đến. Tên lửa đẩy Proton ngoài giá rẻ ra thì xét về công nghệ không có gì hơn "Trường Chinh" TQ, càng không thể so với H2 của Nhật.