myan nói:
Cottbus nói:
Em cũng Bình Định luôn đây hehehe, nhắc tới penicilin hồi đó để lại bây giờ cả thế hệ răng vàng khè, bạn em có mấy đứa răng đen như ăn trầu, vào BV RHM cũng bó tay.
Nói tới Penicilin là nói tới nổi buồn của em hehe...em làm nguyên hàm răng sứ bây giờ giống ca sỹ lắm đó bác
@ hai bác: em ở vùng sâu vùng xa bác ạ... Phước Thành, Tuy Phước. Giờ thì hộ khẩu Q.12, Sài gòn nhưng lại đang làm việc tại Đà nẵng...
em coi như thuộc diện con lai
: ông già là dân Bình Định gốc, rớt Tú tài làm lại giấy tờ trốn lên Pleiku thi lại rồi cưới bà già trên đó. Bà già em thì gốc An Khê, nhưng lên Pleiku ở đi học. Giải phóng vô thì ổng bả mới bồng em chạy về lại Bình Định để sống. Bởi vậy hồi đó chắc em là thằng được đi nhiều nhất vì tiêu chuẩn của giáo viên là nghỉ phép thì được thanh toán tiền tàu xe. Nhiều khi đi một người nhưng vẫn mua vé về thanh toán thành 2 người
, nên cứ hè là phi lên Pleiku ở. Mà hồi đó xe cộ oải lắm: Sáng 2h là dựng cổ dậy hết. Em còn con nít thì bắt đi ị trước
vì thời gian đi lâu bà cố lun, khoảng 4h sáng xe chạy nhưng lên đến được Pleiku sớm lắm cũng 3h - 4h chiều. Đi như vậy nên đôi lúc cũng ráng mua thứ này, thứ kia về để kiếm chút. Em nhớ hồi đó thường là mua ruột của cái phích nước (ở em gọi là cái bình thuỷ) về để bán lại, đi qua hai trạm thuế là Sông Phan và Đồng Phó trong đó Đồng Phó là trạm nổi tiếng khó, em phải xuống xe, ôm theo một cái để khỏi bị tịch thu
. Bình thuỷ hồi đó bán cái ruột và cái vỏ riêng nên mới như vậy. Có nhiều người không có tiền mua vỏ nhựa (em nhớ lúc đó là của Rạng Đông) thì chế bằng cách đóng bốn tấm ván vuông rồi để cái ruột vô xài...