Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

Phi thạch nói:
Bác caho cho em hỏi, nếu đang chạy xe mà chết máy thì toàn bộ hệ thuỷ lực sẽ tèo à ?

Các bác xem phim Ronin chưa ? Hình như là chiếc này đua với Audi..
Toàn bộ áp suất hệ thủy lực được duy trì bởi Bơm thủy lực. Bơm này được kéo nhờ dây curoa gắn với máy. Do vậy, khi máy ngừng hoạt động thì bơm sẽ ngừng hoạt động --> toàn bộ hệ thủy lực sẽ bị ảnh hưởng: tất các các Hệ thủy lực con (Phanh, Giảm xóc, Trợ lực lái, Chuyển số, Ambraya) sẽ dần bị mất áp suất thủy lực theo độ giảm dần của áp suất trong hệ thống. Hệ lụy là:
- Phanh dần nặng hơn.
- Vô lăng dần nặng hơn cho đến lúc mất trợ lực hoàn toàn.
- Giảm xóc dần thấp dần cho đến lúc xẹp sát đất và hoàn toàn mất tính đàn hồi.
- Chuyển số, Ambraya: nặng hơn, nhưng vẫn hoạt động được.
Trong các hệ lụy này thì nguy hiểm nhất là mất áp suất Phanh. Do vậy Citroen đã thiết kế phần thủy lực cho phanh khác các Hệ thống con khác ở hai điểm:
1. Chỉ riêng hệ thống Phanh là có thêm một Bộ tích lũy riêng (như đã nói ở trên, đây chính là 1 trái nhún trong số 6 trái nhún của DS). Trái nhún này có trách nhiệm dự phòng đủ áp suất thủy lực (và chỉ có tác dụng cho phanh trước) để dừng xe khi hệ thống thuỷ lực chính gặp sự cố mất áp suất.
2. Hệ thống Phanh ở cầu sau được cung cấp dầu và áp suất thủy lực trực tiếp từ Hai giảm xóc sau chứ không phải trực tiếp từ Bộ tích lũy chính của hệ thống. Điều này tăng thêm tính an toàn vì:
- Khi xảy ra mất áp suất thủy lực trên hệ thống thì dễ dàng nhận biết nhất là ở hệ giảm xóc: xe bị xẹp từ từ cho đến khi xẹp sát đất. Khi đó: đèn Tableau sẽ cảnh báo mất áp suất thủy lực, đồng thời bằng cảm nhận của mình người lái cũng biết xe đang xẹp dần mà có phản ứng thích hợp. Phanh chỉ mất áp suất hoàn toàn khi xe đã nằm bẹp sát đất, như vậy cũng đủ thời gian cho việc xử lý sự cố nên đảm bảo an toàn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

Cũng nguy hiểm nhể..

Em vừa check lại thì trong trong phim Ronin là xe Citroen XM đua với audi.
 
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

tamtany nói:
Quá đã!
@Cá hô: Cây phuộc nhún (+ trái nhún), van kiểm soát độ cao có thể mua được ở VN không bác? Giá chừng bi nhiêu ta?
- Trái nhún có hai loại:
+ Loại của DS thì là loại tháo ráp được (hai bán cầu nối với nhau bằng răng xoắn) do vậy nếu miếng da cao su phân cách giữa dầu và khí Nitơ nén bị rach bể (thường gọi là "bể trái nhún", khi đó toàn bộ trái nhún tràn ngập dầu --> không còn tính đàn hồi) thì tháo ra thay miếng khác và sạc Nitơ lại là dùng bình thường. Loại này VN sửa được và mua được (hàng cũ).
2hge880.jpg

+ Từ đời CX trở đi: CX, SM, XM, BX thì xài loại hàn kín luôn, hai nửa không tách ra được (vì ráp với nhau bằng mối hàn): loại này nếu hư màn cao su là bỏ. Tuy nhiên, vân có lỗ sạc Nitơ như loại cũ. DS vẫn dùng được lại này và ngược lại CX, ... vẫn dùng được loại trái nhún cũ của DS.

527236.jpg
- Còn phuộc nhún (Xi lanh + Piston) thì em không biết vì chưa thấy hư.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/8/05
101
43
28
41
Nha Trang
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

cho e hỏi ngu tý, tại sao trái nhún lại phải dùng khí Nitơ mà mà ko dùng khí nén thông thường?
 
Hạng C
17/2/11
790
8
18
48
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

Em bon chen tí
Nitrogen có tính trơ, lúc bơm vào các bồn có áp & nhiệt cao sẽ không xảy ra hiện tượng oxy hóa như không khí thông thường do không khí chứa hơi nước & oxygen.
 
Hạng B2
27/1/11
215
1
0
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

Luôn luôn lắng nghe lâu lâu mới hiểu. :D hiiiiiiii . tiếp nữa đi mấy bác e đang nghiền
 
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Chi tiết hệ thống giảm xóc

DS ngày nay là dòng xe hiếm tại Việt Nam.
Đặc biệt, số lượng xe còn lăn bánh (vận hành tốt) chắc không quá 10?
Nguyên nhân của việc quá ít xe DS còn tồn tại, theo em qua nghiên cứu và theo dõi thì:
- DS bản thân đã là dòng xe VIP vào thời điểm 1955-1975, giá cao nên không nhiều xe được nhập vào VN. DS chủ yêu phục vụ giới chức cao cấp chính quyền SG & giới kinh doanh giàu có.
- Từ sau gải phóng, DS vẫn là dòng xe được các cán bộ lãnh đạo sử dụng và có nhiều xe nằm kho hoặc chuyển thành phế liêu do thiếu phụ tùng, thiếu thợ chuyên.
Chính vì số lượng ít, cơ chế hoạt động phức tạp nhưng mang lại hiệu quả vận hành tuyệt vời mà ngày nay DS vẫn là bí ẩn với nhiều người chơi xe cổ. Để trả lời cho những thắc mắc như:
+ vì sao xe có thể tự giữ khoảng cách gầm xe cố định so với mặt đường, không thay đổi dù cho tải trọng từng lúc có thay đổi ?
+ Vì sao xe tự cân bằng khi vào cua với tốc độ cao mà không bị nghiên, quăng.
+ Vì sao giảm xóc của xe quá êm dịu so cới các dạng giảm xóc lò xo hoặc nhíp thông thường.
+ Vì sao khi tắt máy xe "nằm" xuống, khi máy vận hành thì xe thò bốn bánh tự "đứng lên" ...?
+ .....
Để trả lời các câu hỏi này, em đã nghiên cứu từ nhiều nguồn, sau đây là hệ thống giảm xóc, việc nghiên cứu hệ thống này sẽ trả lời cho các thắc mắc trên.
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Như đã nói ở các bài trước, hệ thủy lực của DS/ID gọi chung là vậy, thế nhưng trong hệ thống này còn có những hệ thống nhỏ khác như: [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Hệ giảm xóc. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Hệ Phanh. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Hệ Chuyển số. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Hệ Ambraya. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Hệ trợ lực lái [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Từ hôm nay, em đi vào chi tiết tìm hiểu cụ thể từng hệ thống một. Tham khảo tại: http://www.citroen-ds-id.....html?hc/chapter4.html [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Đầu tiên là HỆ GIẢM XÓC. Đây là hệ thống mang lại sự yêu thích chính cho những người dùng DS vì nó êm dịu và bám đường, cân bằng hơn các hệ giảm xóc thông thường bằng lò xo hoặc nhíp. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"] I – NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG GIẢM XÓC [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Như chúng ta biết, hệ thống giảm xóc của DS không dùng một lò xo hay nhíp nào. Chính dầu thủy lực phối hợp với khí Nitơ và các thiết bị cơ khí làm nên hệ giảm xóc. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Dầu không có tính đàn hồi,nhưng lại có tính truyền dẫn lực tốt. Khí Nitơ nén có tính đàn hồi tốt, chính lượng khí này giúp tạo ra độ đàn hồi êm dịu của dàn giảm xóc DS. [/font]
24421548.png

[font="arial,helvetica,sans-serif"] Do đó: có hai loại chất lỏng/khí tham gia vào hệ thống giảm xóc là; dung dịch (dầu thủy lực) và Khí (nitơ), vai trò của mỗi loại như sau: [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Khí (Nitơ): phụ trách việc đàn hồi (giảm xóc) cho toàn bộ hệ thống. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] - Dầu thủy lực: là phương tiện truyền dẫn, kết nối giữa các thiết bị không có tính năng đàn hồi (nhún) để chúng tất cả chúng hợp thành một hệ thống có tính đàn hồi (nhún, giảm xóc). [/font]
<hr/> [font="arial,helvetica,sans-serif"] II – CẤU TẠO CHI TIẾT PHUỘC NHÚN [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Toàn bộ khung xe được thiết kế đứng trên 4 phuộc nhún. Mỗi bánh xe đứng trên một phuộc.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Mỗi phuộc nhún được cấu thành bởi hai phần: Xilanh + Trái nhún.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Khí Nitơ nạp trong trái nhún cũng y hệt như khí Nitơ được nạp trong Bộ tích lũy (đã đề cập ở bài trước).[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Mỗi trái nhún được vặn vào đầu mỗi Xilanh. Dầu Thủy lực nằm giữa Trái nhún và Piston. Khi Piston chạy lên xuống trong xilanh thì nó ép dầu thủy lực đi vào trái nhún và ép vào miếng Da cao su trong Trái nhún để tạo nên sự đàn hồi.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Phuộc nhún không được bắt chết vào thùng xe mà được bắt “sống”: Phuộc cầu trước: bắt bằng cách vặn vào thùng xe, phuộc cầu sau: bắt vào thùng xe bằng một bát.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Piston được nối với cầu bằng một que kim loại.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Mỗi trái nhún có một miếng chặn được vặn vào, miếng chặn này ngăn cách giữa trái nhún và xilanh.
    phuoc.jpg
    [/font]
Đây là hình ảnh Xilanh và trái nhún ngoài đời:
3392337858a78497f795z.jpg

<hr/>
[font="arial,helvetica,sans-serif"] III – VẬN HÀNH [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Vì kích thước của trái nhún không lớn, do vậy, muốn lượng khí Nitơ trong trái nhún có tính đàn hồi (mỗi khi bánh xe và khung xe có chấn động) thì khí này phải được nén trong trái nhún.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Người ta nén khí vào trái nhún bằng cách: bơm nhiều khí Nitơ vào phần trên của trái nhún thông qua một lỗ ở đỉnh đầu trái nhún. Sau khi bơm xong, khí trong trái nhún đã được nén ở một áp suất nhất định. Áp suất này là áp suất khởi đầu, vì trong quá trình vận hành của xe, áp suất này thay đổi liên tục theo sự chuyển động của bánh xe và thùng xe.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Áp suất khí Nitơ khi bơm vào trái nhún là khác nhau giữa các trái nhún dùng cho cầu trườc và các trái nhún dùng cho cầu sau vì tải trọng của hai cầu là khác nhau (thường cầu sau chịu tải nhiều hơn cầu trước).[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Lưu ý: ở giữa miếng da cao su trái nhún có một còi kim loại, có tính năng rất quan trọng. Việc bơm khí Nitơ cần lưu ý bơm đúng áp suất. việc bơm quá căng sẽ làm cho miếng kim loại này xé rách miếng cao su à trái nhún bị mất tính đàn hồi.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Trong tình trạng xe đứng yên (không phát sinh chấn động) thì: [/font]
    • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Áp lực khí Nitơ và dầu thủy lực ở hai bán cầu của mỗi trái nhún trên cùng một cầu là như nhau.[/font]
    • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Áp suất này là khác nhau giữa hai cầu. [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi xe gặp một chướng ngại (hố lõm hoặc gờ lồi) thì piston sẽ di chuyển trong xilanh theo một trong hai chiều hướng sau: [/font]
    • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Nếu đó là gờ lồi thì dầu trong xilanh sẽ được đẩy vào trong trái nhún và khí Nitơ ở bán cầu còn lại bị nén. [/font]
    • [font="arial,helvetica,sans-serif"]
      loix.png
      [/font]
    • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Nếu đó là hố lõm thì gas được giảm nén và dầu hồi ngược trở ra xilanh.[/font]
    • [font="arial,helvetica,sans-serif"]
      lome.png
      [/font]
<hr/> [font="arial,helvetica,sans-serif"] IV – SƠ ĐỒ HỆ GIẢM XÓC [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Đối với DS và ID sản xuất từ 12/1967, ngoại trừ ID 19B và ID 20 [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]
sodos.jpg
[/font]
<hr/>
[font="arial,helvetica,sans-serif"] V - BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CAO [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Bộ điều chỉnh độ cao đóng vai trò tự động điều chỉnh độ cao gầm xe đúng với chiều cao mà người lái xe đã xác định mà không phụ thuộc vào tải trọng hiện tại hoặc thay đổi liên tục của xe. [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Bộ điều chỉnh độ cao này bao gồm hai thiết bị chỉnh độ cao tương ứng với cầu trước và cầu sau và hoạt động theo cơ chế tăng cường hoặc giảm bớt dầu thủy lực ở mỗi cầu tùy từng trường hợp.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Mỗi thiết bị chỉnh độ cao này được điều khiển thông qua một cơ chế liên kết tự động với các thành phần khác trong hệ thống để tự hoạt động. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 1) Thiết bị điều chỉnh độ cao (Xem hình bên dưới) : [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] a) Mô tả về thiết bị này: [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Đây là thiết bị bao gồm 3 ngõ để dầu thủy lực vào và ra tùy thuộc vào vị trì Van trượt (vị trí van trượt lại phụ thuộc vào “Canh tay” như đã đề cập ở phần trước ): [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Một ngõ dầu vào tương ứng với trường hợp có áp lực đẩy dầu vao như: đạp thắng, nâng chiều cao, …[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Một ngõ cho dầu ra để trở về bồn chứa.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Một ngõ vào/ra xilanh. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Như hình minh họa dưới đây, hốc C và D được dán kín bằng màn cao su và kẹp chặt bởi vòng kim loại. Hai hốc này chứa đầy dầu thủy lực được cung cấp thông qua van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Lượng dầu dư cũng được hồi ngược về bồn chứa. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Hốc C và D được thông với nhau thông qua: [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Một lỗ thông được khoét ngoài rìa của Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"], lỗ này được bít kín ở đoạn cuối bằng một đĩa, đĩa này được điều khiển bởi Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"].[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Một lỗ giới hạn được khoét bên trong Thiết bị điều chỉnh độ cao nhằm giới hạn lượng dầu chạy qua lại giữa hốc C và hốc D. Lỗ này thông với lỗ hồi dầu về bồn chứa. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
dieuchinhdocao.jpg
[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] b) Hoạt động của thiết bị chỉnh độ cao [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Sự di chuyển của Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] từ vị trí đóng đến vị trí mở cho dầu thủy lực đi ra.
    Khi Van
    [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] dịch chuyển từ vị trí khóa thì đĩa van trong hóc C ngắt, luồng dầu bị ngắt, song song đó đĩa van trong hốc D mở ra, luồng dầu vào hốc D mở ra. Từ đó dầu trong hốc C bị cưỡng bức đi qua lỗ khoan đề cập bên trên, và khi đi qua lỗ này thì lượng dầu đã bị giới hạn rất nhiều (lỗ này có tac dụng giới hạn lượng dầu đi qua), do đó cũng giới hạn sự dịch chuyển của Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"], do đó van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] không dịch chuyển đến vị trí thoát dầu về bồn chứa bgoại trừ có một áp lực lớn hơn, kéo dài trong một thời gian nhất định. Do đó, se không có một dịch chuyển đáng kể phát sinh khi có một chấ n động nhanh truyền từ các bánh xe. [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Sự dịch chuyển của Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] từ vị trí hồi dầu về vị trí khóa dầu.
    Khi Van
    [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] trở lại vị trí khóa thì ngay lúc đó, dầu thủy lực trong hốc D tràn ngay vào hốc C với lỗ thông do sự dịch chuyển của Van tạo ra. Và, đĩa van đối diện với lỗ dầu hồi về. [/font]
    [font="arial,helvetica,sans-serif"] Do vậy, sự dịch chuyển của của đĩa van không bị trở ngại, việc hồi dầu qua D này diễn ra nhanh chóng. Song song với việc này, ngay tức thì, đĩa Van trong hốc D đóng ngay luồng dầu một lần nữa, việc này nhằm làm cho việc điều chỉnh không diễn ra trùng lắp.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Sự dịch chuyển của Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] từ vị trì khóa dầu sang vị trí cho dầu vào.
    Khi Van
    [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] dịch chuyển, đĩa van trong hốc D dịch chuyển và đóng lỗ thông. Song sóng đó, mở ra lỗ thông dầu cho phép dầu từ hốc D đi qua lỗ này và do đó làm giảm sự dịch chuyển của van[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]. Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] chỉ dịch chuyển đến vị trí cho dầu vào khi áp lực diễn ra trong thời gian đủ lâu. [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Sự dịch chuyển của van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] từ vị trí cho vào đến vị trí khóa.
    Khi van
    [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] di chuyển đến vị trí ngắt, thì dầu trong hốc C sẽ tràn về hốc D và kéo đã van đối diện. Do đó, sự di chuyển của Van không bị giới hạn, do đó, sự trở về diễn ra rất nhanh. Ngay tức thì, khi van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] đến vị trí ngắt, đĩa van trong hốc C cũng được bố trí lại. Điều này năn không cho van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] lặp lại sự dịch chuyển về vị trì ngắt một lần nữa. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 2) Tự động điều chỉnh độ cao: [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Một ví dụ, với cầu trước (cầu sau tương tự), như sau: [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Va[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]n (chúng ta cứ xem như là điểm cảm nhận yêu cầu hay đổi độ cao) có dạng hình cầu, van này kết nối với một cần điều khiển, cần điều khiển này lại trước kết nối với một thanh liên kết. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Thanh liên kết được kết nối với cả hai bánh xe của cùng một cầu, do đó, bất kỳ một chấn động nào cũng làm cho thanh liên kết bị xoay. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Mặc định, khi xe đang di chuyển bình thường, thì thanh liên kết được xác lập tại vị trí không tác động lên van[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] do đó van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] của thiết bị điều chỉnh độ cao được xác định tại vị trí “ngắt” dầu. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Bi giờ, đặt trường hợp xe có biến động khác thường: [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Khi có thêm người mới vào xe, sức nặng tăng thêm làm cho thùng xe dịch chuyển làm cho thanh liên kết xoay. Sự xoay của thanh liên kết được truyền tới Thiết bị điều chỉnh độ cao từ đó thiết bị này làm cho van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] bị đẩy về vị trí cho phép dầu thủy lực tràn vào. Thế là, lượng dầu giữa màn cao su trái nhún và piston tăng lên, hệ quả là thùng xe được nâng lên cao. Sự nâng lên của thùng xe tác động ngược lại thanh liên kết, thanh liên kết này tác động đến van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] làm nó bị đầy về vị trí khóa dầu. Quá trình trở về vị trí khóa dầu diễn ra rất nhanh bởi vì van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] không hề có cản trờ nào trong quá trình này. Thế là khung xe trở về độ cao bình thường. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Trường hợp: tải trọng giảm: quá trình diễn ra tương tự nhưng sự dịch chuyển là theo chiều hướng ngược lại. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Trường hợp tải trọng thay đổi đột ngột và trong khoảng thời gian rất ngắn (như đi qua gờ xốc): do thời gian cần thiết đề thiết bị chỉnh độ cao đáp ứng không đủ, do đó nó không bị tác động gì, do đó, hệ thống điều chỉnh độ cao không hoạt động. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
hoatdong.jpg
[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 3) Thay đổi độ cao gầm bằng tay, theo ý muốn người lái : [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Có 5 vị trí để thay đổi chiều cao: [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]“Bình thường”: dành cho xe chạy với địa hình bình thường.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]“Cao” hoặc “Thấp”: là hai vị trí đặc biệt: cao nhất hoặc thấp nhật.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai vị trí còn lại là nằm giữa vị trí “Bình thường” và “Cao”. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Hoạt động. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Dưới đây là hoạt động của cầu sau, nhưng nó hoàn toàn giống như đối với hoạt động của cầu trước. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Chuyển từ vị trí “Bình thường” sang vị trí cao hơn. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Sự thay đổi của cần chỉnh độ cao trong Cabin từ vị trí “Bình thường” sang vị trí khác làm cho thanh điều khiển cầu sau (1) bị tác động. Và tác động này ảnh hưởng đến Thanh xoắn (2) (thanh xoắn này được bắt cố định vào khung xe). [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Thanh 3 (3) và mức (4) và lần lượt là van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] bị dịch chuyển về phía trước. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Thế là xilanh được kết nới với nguồn dầu thủy lực với áp suất cao và dầu thủy lực tràn vào phuộc nhún sau. Hệ quả là xe cao lên. Khi xe cao lên, nó tác động đến thanh cân bằng và qua đó tác động thanh điều chỉnh chiều cao (5) và thanh này tác động đến thiết bị bị điều chỉnh độ cao làm cho van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] bị tác động theo chiều hướng gia tăng chiều cao. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Khi lượng dầu vào đủ tương ứng với mực xác định theo Thanh điều chỉnh chiều cao (5) và Thanh xoắn (2) thì van[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] không còn bị tác động nữa thế là nó trờ về vị trí ngắt. Hệ quả là xilanh bị ngắt nguồn cung áp suất thủy lực cũng như lối thoát dầu, xe trở về vị trí cân bằng. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Áp suất trong xilanh lúc này bằng với áp suất trogn xilanh lúc xe đang vở vị trí “Bình thường”, chỉ khác là lượng dầu trong xilanh ở hai vị trí là khác nhau thôi. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Chuyển từ vị trì “Bình thường” sang “Cao” hoặc “Thấp”. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Sự di chuyển của thùng xe làm cho thanh cân bằng di chuyển theo chiều ngươc lại và tác động làm cho van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] của thiết bị điều chỉnh độ cao dịch chuyển theo chiều ngườc lại với xu thế đang hiện hữu của thùng xe. Sự thăng bằng không được thực hiện vì áp lực tạo ra bởi thanh điều chỉnh độ cao (5) luôn nhỏ hơn áp lực tạo ra bởi Thanh xoắn (2). [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Như đã mô tả ở trên, sự tác động đến cần điều khiển tay, làm cho van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] bị tác động. Và chiều hướng bị tác động là lam cho nó mở ra cho dầu vào hoặc mở đường cho dầu thoát ra (tùy trường hợp chọn mức “cao” hoặc “thấp”), từ đó lượng dầu trong xilanh cũng ở mức tương ứng: nhiều hơn hoặc ít hơn, do đó xe cao hơn hoặc thấp hơn. Van [/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]trượt[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"] được xác lập lại vị trí cho dầu vào hoặc vị trì cho dầu ra. Áp suất trong xilanh là lớn nhất hoặc bằng 0. Khi đó, khung xe dừng lại ở điểm cực, chạm vào chân đế cao su. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 4)Việc phân bổ hoặc cô lập áp suất : [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] a) Dưới đây là khối phân bổ áp suất: các dòng DS v2 ID sản xuất đến 09/1967 ngoại trừ ID 19B. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
blockau.jpg

[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Khối phân bổ áp suất gồm 3 đường: một đường cho áp suất dầu vào và hai đường ra tương ứng với giảm xóc cầu trườc và cầu sau. Ở hai đường cung cấp áp suất ra hai cầu này chính là hai van một chiều, nó chỉ cho phép dầu ra các cầu mà không cho hồi ngược trở lại.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Van dành cho cầu trước được mở ra khi áp suất đạt đến 100 psi, van dành cho cầu sau mở ra khi áp suất đạt đến 500 psi.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Do đặc tính của các trái nhún trước và sau khác nhau nên: Áp suất khởi đầu cho trái nhún cầu trước là 850 psi, của trái nhún cầu sau là 370 psi, theo đó áp suất dầu sẽ truyền đến phuộc nhún cầu sau trước cho đến khi đạt áp suất 500 psi, thế nhưng áp suất này vẫn chưa đủ đề cầu trước bơm lên. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] b) Van ưu tiên: đối với các dòng DS, ID sản xuất từ 09/1967 ngoại trừ ID 19B và ID 20. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
bl2i.jpg
[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Van ưu tiền gồm có 4 ngõ, trong đó hai ngõ dành cho truyền dầu áp suất cao đến các bộ điều chỉnh độ cao trước và sau, khi không có áp suất trong hệ thống thì hai ngõ này được đóng lại bằng van trượt.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi áp suất bắt đầu xuất hiện trong hệ thống thì dầu thủy lực sẽ được truyền ưu tiên đến hê thống thắng trước đầu tiên.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi áp đạt đến khoảng 110 – 130 bar thì van trượt mở ra vá cung cấp dầu thủy lực cho các bộ điều chỉnh độ cao trước và sau.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Một cơ chế thẩm thấu giữa van trượt và thân của van ưu tiên ch phép một ít lượng dầu thủy lực hồi về bồn chứa trung tâm.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Van này luôn hoạt động theo đúng quy tắc: van trượt cách ly hệ thống nhún với nguồn cung cấp dầu thủy lực áp suất cao. [/font]
<hr/> [font="arial,helvetica,sans-serif"] VI - DƯỚI ĐÂY LÀ THÔNG SỐ CỦA CÁC THÀNH PHÂN TRONG HỆ THỐNG [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 1) Trái nhún:
Tất cả các trái nhún đều có cùng một kích thước. Những con số được dán trên đầu mỗi trái nhún xác định áp suất khởi đầu tương ứng của trái nhún đó. (áp suất khí Nitơ)
[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai trái nhún trước: 59 bar.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai trái hún sau cho dòng Sedan: 26 bar[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai trái nhún sau cho dòng Estate (hatchback, 5 cửa): 37 bar. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 2) Xilanh:
Có các loại xilanh:
[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Xilanh cầu trước: ø 35 mm, bắt bằng cách vặn vào khung xe.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Xilanh sau dòng Sedan: ø 35 mm bắt bằng bát vào khung xe.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Xilanh sau dòng Estates (5 cửa) ø 40 mm bắt bằng bát vào khung xe. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 3) Miếng chặn giữa trái nhún và xilanh: điều tiết lượng dầu và cách thức dầu chuyển từ xilanh vào/ra trái nhún [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"] 4) Bộ điều chỉnh độ cao: [/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Dành cho cầu trước và sau của tất cả các Model DS và ID. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 5) Khối phân bổ áp suất. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Đây là sơ đồ tổng thể hệ thống [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
tongthe.jpg
[/font]
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Re:Chi tiết hệ thống giảm xóc

Cá hô nói:
[font="arial, helvetica, sans-serif"]...[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] VI - DƯỚI ĐÂY LÀ THÔNG SỐ CỦA CÁC THÀNH PHÂN TRONG HỆ THỐNG [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] 1) Trái nhún:
Tất cả các trái nhún đều có cùng một kích thước. Những con số được dán trên đầu mỗi trái nhún xác định áp suất khởi đầu tương ứng của trái nhún đó. (áp suất khí Nitơ)
[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai trái nhún trước: <span style=""color: #ff0000;"">59 bar</span>.[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai trái hún sau cho dòng Sedan: <span style=""color: #ff0000;"">26 bar</span>[/font]
  • [font="arial,helvetica,sans-serif"]Hai trái nhún sau cho dòng Estate (hatchback, 5 cửa): <span style=""color: #ff0000;"">37 bar</span>.[/font]
...
1 bar ~ 1kg/cm2: Áp suất có vẻ cao quá! Như vậy áp suất dầu cũng cao tương tự!
Nếu vậy các hệ thống nhún xài hơi (bầu hơi) có thể dễ độ hơn? Em đoán trong các hệ thống này áp suất cung cấp cho hệ thống không quá 8-10kg/cm2.
 
Hạng C
4/10/10
903
29
28
53
Không 90 33 55 90 Tám
Re:Chi tiết hệ thống giảm xóc

Anh Cá Hô mần xong chiếc DS là sẽ thành thợ luôn. Sau này ai có DS vui lòng gặp anh CH để được tư vấn sửa chữa, hehehe...

033102beer_1_prv.gif