Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:"Nữ Hoàng" ngủ trong rừng - Cập nhật hình ảnh ngoại thất

cauthidekhonggia nói:
Hi vọng tim gan nội tạng sẽ được xi mạ bóng láng.
Ah, vậy là Cá hô không đáp ứng được hy vọng của bác cauthidekhonggia rồi. Vì em không dọn theo Phong Cách Mỹ (Inox ... thật nhiều Inox, Thay mới linh kiện-thiết bị, Độ chế ấn tượng, Màu sắc Ấn tượng, Thậm chí nâng công suất).
Em thích trả về tình trạng Original, càng gần với nguyên bản càng tốt. Phần nào sơn em cho sơn lại, các phần còn lại sẽ chùi sạch sơn cũ (sơn cũ là son thêm, không đúng nguyên bản) em sẽ cho chùi sạch, để lộ sắc nhôm lốc máy, nhìn cũng ... gợi cảm và cũng không bắn cát lốc máy luôn.
Em thấy xe Châu Âu ít dùng Inox như xe Mỹ, đặc biệt là xe Pháp, càng ít dùng, nếu có thì dùng nhôm là nhiều, DS gần như là ngoại lệ, dùng nhiều INOX cho các chi tiết nội và ngoại thất. Nhưng hầm máy thì cũng bình thường thôi chứ ko xi sáng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Về hệ thống Phanh của DS

Hôm nay em post tiếp về kỹ thuật hệ thống Phanh trên DS (dòng DS từ 1967 trở về sau).
Như chúng ta đã biết về hệ thống Phanh:
- Để làm cho chiếc xe đang chuyển động trở về trạng thái giảm tốc hoặc đứng yên thì phải dùng hệ Phanh.
- Phanh chuyển lực ép từ Pedan phanh do tài xế đạp thành lực ép, tạo ma sát Giữa Bố Phanh & Trống Phanh (Hoặc Má Phanh & Đĩa Phanh).
- Có nhiều cách để truyền lực từ Pedan Phanh thành lực Ma sát nêu trên: Bằng dây cáp (như xe đạp), Bằng Que (như HONDA gắn máy), Bằng Thủy lực (dầu thắng, như các xe thông thường), và với DS thì nó là Dầu Thủy lực (ở VN, ta dùng dầu 10, là dầu dùng chung cho tất cả các hệ trên DS như các bài trước em đã đề cập).

Với nội dung trên, ta có thể đặt câu hỏi:
Vậy DS cứ dùng chung dầu 10 thay cho dầu thắng và hoạt động Phanh giống như hoạt động đơn giản của các xe có hệ phanh thủy lực thông thường có được không ? Việc gì phải tích hợp vào hệ thủy lực, bơm thủy lực cho phức tạp?


Trả lời:
1. Có thể làm như vậy.
2. Nhưng, các nhà thiết kế ra DS họ đã không làm vậy, để DS là một chiếc xe có công nghệ vượt trội (vào thời đó), do vậy:
+ Hệ thống Phanh trên DS là Phanh có trợ lực, chứ không phải Phanh thủy lực thông thường như được trang bị trên các xe thời đó.
+ Phanh DS: tự động phân bổ lực Phanh: cùng một áp lực đạp Pedan, nếu tải nặng: phanh tự chuyển đổi thành lực phanh mạnh hơn và ngược lại.
+ Phanh DS: tự động phân bổ lực Phanh cầu sau nhỏ hơn lực Phanh cầu trước.
+ Phanh DS: sẽ hiển thị cảnh báo trên Tableau cho người lái biết trong trường hợp áp suất hệ thống phanh giảm bất thường (thiếu dầu, xì dầu, ...) do đó tăng tiện nghi, tăng tính an toàn.

Dưới đây là chi tiết kỹ thuật, giải thích vì sau DS làm được điều đó:
(nguồn: http://www.citroen-ds-id.com/index.html?hc/chapter4.html)


I - TỔNG QUAN
Tất cả các mẫu DS và ID đều được trang bị: phanh trước là 2 phanh đĩa, phanh sau là tang trống.
Dù hệ thống phanh trên DS và ID có khác nhau, nhưng nhìn chung, DS và ID vẫn có điểm chung là:
• Dòng thủy lực phanh trước và phanh sau tách biệt.
• Thủy lực phanh sau được nuôi trực tiếp từ giảm xóc sau (cách này đảm bảo cho việc giới hạn áp suất cho thủy lực thắng sau nằm trong tầm kiểm soát).
• Có một nguồn thủy lực dự trữ cho phanh trước: đó là bộ tích trữ thủy lực cho phanh trước (nó là một trái nhún giống như các trái nhún khác trong hệ thống).
II – HỆ THỐNG PHANH
1) Sơ đồ tổng quan hệ thống Phanh (đối với các dòng DS từ 12/1967)
Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường


• Dòng thủy lực phanh trước được nuôi trực tiếp từ phuộc nhún trước, Bộ tích lũy áp suất trước được kết nối với dòng thủy lực trước này.
• Dòng thủy lực phanh sau được nuôi bởi phuộc nhún sau.
• Piston của bộ phân bổ áp suất phanh cũng được tác động trực tiếp bời phuộc nhún sau.
Ghi chú : áp suất trong các dòng thủy lực luôn thay đổi và dao động trong khoảng:
• Phanh trước: 85 – 110 bar.
• Phanh sau: 50 – 90 bar.
2) Mô tả chi tiết:
a) Bộ tích lũy áp suất
• Về cấu trúc, bộ phận này y chang như là các trái nhún khác. Bộ tích lũy này được nuôi từ phuộc nhún trước hoặc trực tiếp từ nguồn áp suất.
• Một van dạng trái banh tròn, chỉ cho phép dầu đi vào Bộ tích lũy mà không cho dầu hồi ngược về nguồn cung.
• Trong trường hợp máy tắt hoặc có sự cố từ nguồn áp suất thì bộ tích lũy này cung cấp đủ áp suất để phanh cho xe dừng lại.
b) Bộ pê đan, bao gồm:
- Pedal phanh
- Van điều khiển dầu.
- Đèn cảnh báo áp suất.
- Bộ phân bổ áp suất phanh.
Dưới đây là mô tả chi tiết cho các bộ phận này:

Pê dan phanh:
Dùng cho người lái tác động mỗi khi cần phanh. Trong DS, nó có dạng cây nấm với chốp tròn bằng nhựa nằm giữa chân Ga và Chân ambraya.

Van điều khiển dầu:
Bao gồm hai van trượt. Các van này được kết nối với nhau bằng một miếng kim loại gọi là Miếng kim loại phân bổ áp lực (T).
Lực nén từ chân người lái khi đạp phanh được truyền đến Miếng phân bổ lực T bằng bộ phận trượt A (xem hình minh họa bên dưới).
o Khi van không chịu áp lực (không đạp phanh, không còn áp lực trong dòng dầu phanh) thì nguồn cung dầu đến các phanh được mở để dầu hồi trở về Bồn chứa.
o Một bát sẽ kéo mỗi van trượt trở về vị trí “Bình thường”. (vị trì “Bình thường” là vị trí Van trượt khi phanh không bị đạp, hệ thống dầu phanh không chịu áp lực).


Công tắc đèn áp lực thắng: Công tắc này hoạt động dựa trên tình trạng áp suất hiện hành của Bộ tích trữ thắng trước và đồng thời phản ánh tình trạng áp suất này lên Tableaux khi áp suất nằm trong khoảng 60 -80 bar

Bộ phân bổ áp suất Phanh:
o Xilanh của bộ phân bổ áp suất thắng lấy nguồn dầu từ phuộc nhún sau (bởi vì chính tại cầu sau thì sự biến động áp suất dầu trong hệ thống mới là lớn nhất).
o Áp suất từ nguồn dầu cung cấp cho piston tác động lên bề mặt S1 (xem hình) của piston.
o Mà Piston thì lại kết nối với Bộ phân trượt A,
o Áp lực đẩy piston trở lại vị trí “bình thường”.

3) Hoạt động:
a) Van điều khiển dầu:
Khi tài xế đạp phanh.
Miếng kim loại phân bổ áp lực nhận được lực đạp T.
Đồng thời hai van trượt bị ép dịch chuyển xuống làm cho các lỗ hồi dầu đóng lại đồng thời mở ra các lỗ nhận dầu vào.
Điều này khiến tạo ra áp suất ở cầu trước và cầu sau tương ứng là: p & p’.
Những thay đổi áp suất này diễn ra ngay dưới các Van trượt (trong hốc B) tạo ra “cảm giác pêdan” cho tài xế. Kết quả của quá trình này là tạo ra lực T.
T = (p + p')S
Cộng hai áp lực này (trước + sau) sẽ tương xứng với lực được tạo ra từ hành động đạp pedan phanh của tài xế và độc lập với nguồn áp suất của hệ thống (là áp suất trong hệ thống và bơm thủy lực). Thông qua việc điều tiết lực đạp pedan, tài xế hoàn toàn là người điều khiển áp lực phanh.
Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường


b) Piston phân bổ áp lực phanh:
Với áp suất 60bar (870 psi) trong xilanh phân bổ áp lực, lực T tác động vào điểm giữa của Miếng kim loại phân bổ áp lực, do dó áp lực cầu trước và cầu sau là như nhau. Tuy nhiên, do chủ ý về cấu tạo của nhà sản xuất thì: lực phanh cầu trước mạnh hơn lực phanh cầu sau.
• Đường kính mỗi piston thắng (2 piston) cầu trước: 60 mm.
• Đường kinh Pston thắng sau: 18mm (dòng sedan - Saloon), 20mm (dòng Hatchback-Estate).
Khi áp lực cầu sau tăng (do dằn xốc, …) thì piston trong Bộ phân bổ áp suất làm cho Bộ phận trượt A di chuyển. Điều này làm cho điểm áp lực thay đổi thế là làm cho lực T tăng cường về Van cầu sau (Xem hình bên dưới).
Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường

Lực F’ lớn hơn F, áp suất thắng sau tăng (p’ lớn hơn p) và kết quả là lực thắng mạnh hơn nghiêng về cầu trước.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
11/11/08
79
0
0
Re:Về hệ thống Phanh của DS

@ Ca ho.Anh rat phuc chu da tim toi nhieu tai lieu de dua v2 ve nguyen ban,sau khi don xe xong chac chu thanh tho chuyen nghiep dong nay.Anh xin gop y la neu mui rap vao khing cua kinh bang vai con oc thi chu nen de mui thao rap duoc ,khi nao troi dep,chac chan kg mua thi chu bo noc ra lam mui tran,rat dac biet va kg dung hang.Hen ngay mai cafe.
 
Hạng B2
23/8/09
286
324
63
Re:Về hệ thống Phanh của DS

Lại cảm ơn bác lần nữa (không cảm ơn chịu không được). Hay kinh khủng khiếp bác ạ ! Chơi xe như bác phải công nhận là thú vị tuyệt cú mèo, vừa đủ lực vừa đủ trí để mà chơi.
 
Hạng C
4/10/10
903
29
28
53
Không 90 33 55 90 Tám
Re:Về hệ thống Phanh của DS

Anh Cá Khô nhớ đóng thành cuốn, có gì sau này cho anh em photo ra xài ké với nhé. Sắp nhờ vả nhiều vào kiến thức của Cá Khô rồi đó, hehehe...
 
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:Về hệ thống Phanh của DS

Dưới đây là hình chụp thực tế "Bộ Pedan Phanh" DS 21, hình mới chụp sáng nay, Garage gần nhà mà, chạy qua chạy lại thôi.
Sở dĩ gọi là Bộ Pedan Phanh là vì Phanh DS (ngay dưới chân tài xế) thực ra nó gồm đến 5 bộ phận:
- Pedal phanh
- Miếng kim loại phân bổ lực "T"
- Van điều khiển dầu: để phân phối dầu đến cầu Trước & Sau
- Đèn cảnh báo áp suất.
- Bộ phân bổ áp suất phanh: để tăng/giảm lực phanh theo tình hình vận hành hệ thống.

Tổng quan: đây là hình chụp khu vực dưới chân tài xế. dễ nhìn thấy:
- Chân ga bên phải: Pedan thiết kế dạng miếng dài.
- Pedan phanh: phần sàn chỗ pedan phanh nhô lên cao so với các chỗ khác. Ban đầu em ko biết vì sao, sau khi nghiên cứu phần hệ thống Phanh thì mới biết phần nhô lên cao đó chính là "Bộ pedan phanh" như đã đề cập (chứ ko đơn thuần là cái Pedan ko như các xe khác).
- Bên trái là Pedan Ambraya (còn miếng cao su có logo Citroen ko biết Gin ko).

Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường


Còn đây là cận cảnh "Bộ Pedan Phanh", từ trên chụp xuống ta chỉ có thể thấy 3 bộ phận:
- Pedan hình cây nấm (pedan này đang mất chụp cao su tròn ở trên nên ko giống lắm) (làm dầu màu xanh dương)

- Mếng Kim loại phân bổ lực "T" (làm dấu màu xanh lá cây)

- Piston phân bổ áp suất phanh (làm dầu màu đỏ)

Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường
"

Còn đây là tương quan giữa hình thực tế và hình vẽ 3 bộ phân này:
Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường

 
Last edited by a moderator:
Hạng C
25/4/12
793
145
0
TPHCM
Re:Về hệ thống Phanh của DS

41.gif
Hay quá..! Thank bác rất nhiều ! quá cụ thể..em thêm kiến thức .
 
Hạng D
10/8/05
1.216
4
38
124
CLB Xe cổ SG
Re:Về hệ thống Phanh của DS

Quá hay, bác cá hô nghiên cứu em này kỹ quá, kính phục kính phục!!1
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Re:Về hệ thống Phanh của DS

Chua quá, xe như vậy giờ chắc chỉ một hai người làm được.
 
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:Về hệ thống Phanh của DS

Phía dưới chân tài xế, ngoài 3 cần Ga, Phanh, Ambraya, còn có các cần điều khiển khác:
- Cần giật mở nắp Capô: nằm sát thành xe bên trái, phía trên.
- Cần chỉnh độ cao gầm bằng thủy lực: nằm sát thành xe bên trái, phía dưới cần Capô.
- Cần thắng tay.
Đây là hình ảnh chụp chung 3 cần này:
Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường


Hình chụp riêng Cần Chỉnh gầm: còn origin, đầu cần còn nắm cao su màu trắng khá đẹp. Mặt số từng vị trí bằng inox cũng rất đẹp.
Có đến 5 vị trí chỉnh gầm, nhưng thực ra chỉ có một vị trí là tốt nhất cho vận hành bình thường (vạch to nhất trên mặt số INOX), các vị trí khác là dùng cho các trường hợp đặc biệt. Càng nâng gầm cao thì xe chạy càng cứng (không êm ái).

DS thì vậy. Đến đời CX thì cần này đã chuyển sang vị trí thuận lợi hơn: ở giữa hai ghế trước, đặc biệt CX25 thì dùng điện tử luôn (thay đổi chiều cao gầm bằng nút bấm).
Citroën DS 21 | Chiếc thàm bay trên đường