Cụ Bùi nói:Bẩm cụ, nếu giờ cụ vẫn ngồi chờ cái phần bong bóng kia nó nổ thì em xin phép nói thẳng, nó đã nổ rồi.churongdat nói:Các bác chờ giảm là giảm trên cái <span style=""color: #ff0000;"">phần bong bóng mà nhà đầu tư thứ cấp thổi lên </span>chứ ai lại chờ giảm trên giá gốc CĐT được hả cụ Bùi?
...
Nó nổ cuối năm 2009 - 2010 và dây dưa đến hết năm 2011 thì giờ cụ mới có các loại nhà loanh quanh tầm 1.5 tỷ - 2 tỷ mà mua. Bọn vay tiền ngân hàng mua nhà dưới áp lực trả nợ đến 2x% nó đã xả hàng ra bán cắt lỗ rồi. Còn những bọn không phải lo trả ngân hàng thì đang rung đùi uống bia và nói "mảnh đất A, bố để con Toét học đại học; căn chung cư B, mẹ để lấy tiền thuê làm tiền chợ; còn lô đất biển để đấy bố dưỡng già". Cụ ạ, người Việt Nam mình (bao gồm cả cụ lẫn em) nó hay ở chỗ độ lạc quan luôn tỷ lệ nghịch với nền kinh tế. Khi kinh tế phát triển thì ai ai cũng lo lắng lao vào mua cho mình cái nhà, con xe vì sợ nó còn lên nữa. Còn nền kinh tế đi xuống, thì ai cũng thản nhiên, lạc quan làm ngụm bia và phán "rồi nó sẽ đi lên, chết sao được".
Thành ra em xin nhắc lại, cụ nào có tiền mà không ôm vào giờ này, sau này hết cơ hội, đừng khóc
Bong bóng là cách nói của dân gian thôi, nhưng để thể hiện đúng bản chất của chuyện vỡ bong bóng BĐS thì cụ lại cần hình dung nó như con tàu chìm dần dần chứ nó không nổ cái bộp như trái bong bóng 5 nghìn cụ mua cho thằng cu chơi đâu nhá.
Giải thích ra sao cái chuyện chìm dần dần cho đến khi nó đạt tới cái điểm gặp nhau của người mua - kẻ bán thì theo em cũng không khó hiểu: Thị trường BĐS Việt Nam là thị trường hình thành khá hỗn độn kiểu Eli-Da-Beo. Nghĩa là lốm đốm, nhiều tay chơi và tồn tại nhiều luật chơi. Vì bản chất nó không đồng nhất một kiểu nên khi bong bóng nổ/hay con tàu BĐS chìm, nó cũng không thể nổ cùng lúc được.
Có thể cụ nhìn mảng căn hộ cao cấp mà cho rằng nó nổ rồi thì em có thể tạm ừ một câu. Các mảng khác, nhất là đất và nhà giá cao thì em cho là còn có nhiều phim hay để xem.