Thưa cụ,Thich_du_thu nói:Phải nói là đọc các bài viết của các bác, em thấy rất là tủi thân, sao mình kém thế, bài viết của các bác đầy tính trí tuệ, đầy chất xám (<span style=""color: #ff0000;"">dù có đôi bài bốc mùi thum thủm</span>), phải nói em rất chi là tự ty, cảm thấy mình quá kém cỏi!
Tuy nhiên, Dù có tự ty, dù thấy mình quá kém thì em cũng cố gồng mình viết bài giải thích lý do gì mà em dám hy vọng vào cuối 2013 có đợt đất nóng nóng (kẻo bác gì gì đó bác cứ đi theo em nói em làm thầy bói !!)
Em thì không tài giỏi như các bác nên không dám loạn bàn về tình hình thế giới, trong nước,… cũng như không dám bàn về tình hình thời sự chính trị chính em cũng như kinh tế kinh tài gì hết, cũng hổng dám bàn vế vấn đề tâm lý xã hội, đám đông hay đám cưới gì hết. Em nhìn về quá khứ các bác ạ!
Đầu tiên chúng ta có năm 1991-1992 : đợt sốt đất đâu tiên và dài nhất, kéo dài hơn 1 năm với thời hoàng kim của báo SGGP (in ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu, các sạp báo sau 8g sáng là coi như sạch bách) – đợt này em biết là vì lần đầu em đi mua cái hang để chui ra chui vào !
Đợt tiếp theo là vào thời 1996-1997 (em nghe bạn em bảo thế - chứ hồi đó em còn lo đi cày trả nợ nên hổng có biết đợt này)
Đợt tiếp theo là cuối năm 2001 : Đợt này kéo dài được khoảng 3-4 tháng gì đó đến giáp tết 2012 thì xìu hẳn – em biết đợt này vì em linh cảm thấy nó xìu xìu (nói linh cảm cho nó oai chứ nhờ chăm chỉ đọc báo các bác ạ và kể ra thì có hao chút ít nơ ron thần kinh ) nên em thoát hàng kịp và phải nói là rất đẹp, cú thoát đẹp nhất của đời em các bác ạ (1000% / đúng 1 năm)
Đợt tiếp theo là cuối năm 2007: Đợt này em nhớ cũng kỹ vì em tư vấn cho chú em đi mua (Đợt này em chính thức tự tin nha, nhưng chưa tự tin lắm nên có trò nói trừ hao từ 2007 đến 2008 mới có sốt đất - ai dè chính xác quá, em quá phục em, cuối 2007 đã có)
Bây giờ chúng ta tổng kết lại nhé : các đợt cách nhau đúng khoảng 5-6 năm, khoảng 6 năm đi vì mấy đợt đầu em không nhớ kỹ.
Vậy tính ra: 2007 + 6 = 2013 Đúng không các bác?
Xin mời các bác ném đá tiếp !!! Còn em thì tiếp tục uống cafe
Trên tinh thần, chất vấn và trả lời chất vấn đi vào thực chất nhằm giúp bà con có cái nhìn rõ hơn, định hướng rõ hơn cho tương lai của mỗi người, em xin phép trả nhời bài viết của cụ như sau.
Thứ nhất, phần đo đỏ, em nghĩ cụ nên tự trọng khi đánh giá chất lượng bài viết của người khác. Đây là forum mở và mọi ý kiến đóng góp đều rất đáng quý chứ không ai có đóng góp bốc mùi như cụ nói. Thiển ý của em, đây là forum ảo, nên việc cụ có ngửi thấy mùi gì, chắc nó quẩn quanh ngay tại lỗ mũi cụ chứ không phải do bài viết.
Thứ hai, về các mốc thời gian và các cơn sốt BĐS của cụ đưa ra em xin báo cáo cụ sai mịa nó từ đầu.
Theo cụ, năm 1991-1992 là thời điểm sốt đầu tiên thì thưa với cụ là cho đến tận năm 1993 thì pháp lệnh nhà ở và Luật đất đai mới đi vào hiện thực và lúc này người dân mới được phépmua bán sang nhượng một cách hợp pháp. Còn cái lần thứ 2 mà cụ nói là năm 1996-1997 thì kính thưa cụ đợt này là đợt đóng băng bất động sản đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nó đóng băng cho đến tận 19 tháng 11 năm 2000, khi Bill Clinton sang Hà Nội chính thức tiến trình bình thường hóa và thúc đẩy FDI vào Việt Nam thì cơn sốt thứ hai xảy ra vào năm sau 2001.
Để cung cấp cho cụ thêm thông tin thì em xin thưa với cụ Việt Nam đã trải qua 3 kỳ "sốt BĐS" và tương ứng với nó là 3 kỳ đóng băng bất động sản với các yếu tố tác động rõ ràng chứ không phải thày bói xem voi rồi phát biểu kiểu úp úp mở mở như xem trộm Liên Xô chấm U.S
Dưới đây là 3 kỳ sốt đất của Việt Nam
Như em đã nói ở trên, sau khi Pháp lệnh về nhà ở và Luật đất đai đi vào cuộc sống(nguồn: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=10325), người dân Việt Nam bắt đầu hồ hởi bỏ tiền mua nơi ăn chốn ở mà không sợ nớm nớp lo việc mua bán sẽ bị quy kết là "Giầu ăn đầu ma thối". Giàu có là một phạm trù rất đáng sợ sau cải cách do vậy trẻ con thời em đứa nào cũng leo lẻo đọc câu "nghèo ăn kẹo bác Hồ" là vì thế.
Tuy nhiên sau 2 năm bung ra cho người dân cũng như doanh nghiệp, thị trường xuất hiện những khoảng trống lớn về quản lý và rủi ro cao trong công tác quản lý ngân hàng và các quỹ tín dụng mà điển hình là Epco-Minh Phụng, Tamexco…kéo theo sự đổ vỡ dây chuyền của nhiều quỹ tín dụng nhân dân, do vậy nghị định 18CP/2005 ra đời để chấn chỉnh các hoạt động đầu cơ, làm rõ ra quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất (nguồn đây: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-18-CP-quyen-va-nghia-vu-cua-cac-to-chuc-trong-nuoc-duoc-nha-nuoc-giao-dat-cho-thue-dat-de-huong-dan-thi-hanh-Phap-lenh-giao-dat-cho-thue-vb39064t11.aspx) thì một loạt các nhà đầu cơ đã bán tống bán tháo BĐS để trả nợ cho Ngân hàng kéo theo một thị trường đóng băng từ năm 1995 cho đến tận cuối năm 2000.
Như đã nói ở trên, sau chuyến đi lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sang Việt Nam sau chiến tranh giữa hai nước, bức tranh một Việt Nam mở cửa sáng ra và cơn sốt thứ 2 diễn ra sau đó đúng 1 năm và kéo dài được 2 năm do Chính phủ xác định, xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai và chính vào thời điểm này, Việt Kiều được mua nhà. Một nguồn tiền khoảng 6 tỉ USD đã được rót về Việt Nam thời kỳ này qua kênh kiều hối. Đáng chú ý nó chỉ “chôn” ở đất chứ không tạo ra hàng hóa là nhà ở và các công trình xây dựng khác. Quả này em nghi là các công ty BĐS cũng như những nhà đầu tư đi trước đón đầu nhảy vào vì xác định một thị trường non trẻ của Việt Nam sẽ bốc lên nhanh sau sự gia nhập WTO trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam cũng không phải không nhận ra điều này, hai chỉ thị ngày 05 ngày 15.4.2002 về chấm dứt thí điểm phân lô hộ lẻ, chỉ thị 08 ngày 22.4.2002. đã làm thị trường nhà đất hạ nhiệt vì "đánh" trúng vào các nhóm lợi ích và các nhóm đầu cơ nên chỉ sau 2 năm sốt, Việt Nam đi vào chu kỳ đóng băng tiếp theo từ 2003-2006.
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, với dòng tiền FDI khủng chảy vào Việt Nam như chart trên, một lượng tiền lớn được làm ra và với suy nghĩ ăn chắc mặc bền, người Việt Nam nhanh chóng nghĩ đến BĐS như một kênh bảo toàn những đồng vốn làm ra.
Tuy nhiên không giống như hai lần sốt đất trước đó, lần sốt đất này tập trung mạnh mẽ vào phân khúc Căn hộ cao cấp và Biệt thự. Lý do cũng dễ hiểu vì kiếm ra tiền nhiều thì họ sẽ tập trung nâng cấp chất lượng cuộc sống mà bắt đầu là chất lượng Ở của chính mình.
Do vậy nếu hai cuộc sốt đất trước là do chính sách hành chính của Chính phủ với hai dự luật nhằm tạo điều kiện cho Thị trường Bất động sản Việt Nam tăng trưởng thì cuộc sốt đất lần thứ ba cũng khác hoàn toàn về nguyên nhân tác động. Do vậy khi dòng tiền FDI đâm đầu xuống với tình trạng kinh tế be bét của Việt Nam thì việc bong bóng vỡ cũng là điều dễ hiểu.
Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy, bong bóng bất động sản được hình thành do một trong hai yếu tố sau: 1- Chính sách - Nội lực; và 2- Dòng tiền - Ngoại lực, mà thời điểm năm 2013 cả chính sách của nhà nước cũng không có, cũng như dòng tiền ngoại cũng giảm đi khi mà Việt Nam đánh tuột mình ra khỏi bảng xếp hạng của một trong những địa chỉ hấp dẫn cho đầu tư thì việc hấp tấp và hồ đồ nói năm 2013 có sóng là thiếu hiểu biết và nông cạn.
Em không tính viết một bài dài, nhưng do phần đo đỏ trên, em buộc phải viết để anh chị em bạn bè đừng rơi vào dòng xoáy của cò mà phân tâm trong quyết định của mình. Chính sách sẽ thay đổi và độ trễ của chính sách luôn là khoảng 2 năm thì nếu bây giờ chúng ta chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm thì cũng đừng mong đến năm 2014 có sốt đất.
Thân
Bùi
Last edited by a moderator: