Tập Lái
30/10/18
35
37
18
32
Xe va chạm rồi túi khí ở đầu và đít xe mới bung thì không có ý nghĩa gì cả, nó phải bung trước va chạm mới có tác dụng, mà như vậy AI cho nó sẽ phức tạp hơn cảm biến va chạm của túi khí thông thường nhiều.
Túi khí kiểu này cũng phải cực bền vì lực tác động của phương tiện khi va chạm rất lớn, so với phần trên của con người trong trường hợp túi khí thông thường.
Và túi khí bung là do thuốc nổ, để loại túi khí to như vậy bung ra thì phải cần lượng lớn thuốc nổ, liệu có an toàn hơn khi mang theo lượng thuốc nổ lớn trong xe không. Vấn đề an ninh trong trường hợp này thế nào vì như vậy tội phạm quá dễ dàng có được lượng thuốc nổ lớn.
Bạn ơi, không có xe nào trang bị thuốc nổ dùng để bung túi khí hết bạn nha :cool::)
 
Tập Lái
30/10/18
35
37
18
32
Các anh chị kỹ sư , nhà thiết kế, nhà sx đều ko thể tính toán được như suy nghĩ của bác nên mới ko thể làm được đó.
Họ không cần tính toán gì hết mà để AI tính là được rồi :D
 
Hạng F
12/10/16
7.635
6.541
113
CHi phí đội lên rất cao so với nhu cầu thực sự, vấn đề kỹ thuật là chiện nhỏ thôi
 
Hạng B2
9/5/18
158
90
28
Nơi bình minh bắt đầu
1/ Ý em là để 2 xe đụng nhau luôn chứ không cần phải gắn AI phán đoán gì cả. Công dụng là giảm thiểu lực đâm nhau giữa 2 xe thôi thì người ngồi trong xe đã đủ được bảo vệ giảm thiểu rủi ro rồi:). Em thì thấy nó cần thiết trong trường hợp khi xe mất thắng thì bác tài cứ ủi thằng vào cái gì đó để túi khí đầu xe nổ cái bùm là xong :D
2/ Em thấy tụi Tây bên đó nó chạy xe ầm ầm xuống nước rồi quay clip đăng trên mạng quá trời mà, còn ở VN phi xuống nước thì cũng có các xe đi off-road đó :cool:
1/ Em ví dụ thế này nhé, quy trình như sau: xe chạy (đạn bay) -> đụng xe (đạn găm vào mục tiêu) -> túi khí nổ (đạn bật ngược lại, lúc này túi khí là vật nổ để tống viên đạn là cái xe bật ngược lại)
em so sánh cái xe với viên đạn, vậy cụ thấy đụng xong cái xe nên nằm yên chỗ ấy hay nên bật ngược lại? thậm chí nếu nằm một góc nghiêng có khi bật santo mấy vòng luôn cụ ạ, đang lao theo quỹ đạo mà còn tác dụng lực mạnh cỡ túi khí nổ thì chỉ có nặng thêm thôi. không khả thi đâu. còn cụ nghĩ gắn cái tủi khí bé bằng cái túi trên vô lăng thì không mang ý nghĩa gì cả. phải gắn cái to bằng cái tủ lạnh cơ.
2/ tụi tây nó chơi ống thở cao thôi, còn bơi kiểu mấy anh bán tải offroad thì lại càng không cần nhiều túi khí, vì phi qua nước cao cỡ 1 mét thì chưa cần phao cứu sinh đâu, em đọc #1 em nghĩ mục đích của cụ là làm phao cứu người cơ mà. sao giờ lại qua đua bơi với bán tải làm gì.
 
Hạng B2
21/12/05
259
192
58
Cái vụ túi khí làm phao thì k được rồi. Túi khí bung thì phải xẹp từ từ ngay sau bung. Nếu k thì người trên xe có thể chếp ngộp vì hiệu ứng "cả vú lấp miệng em"

Còn vụ gắn ở đầu và đít tốn 2 túi thì em nghĩ nên gắn 1 túi trên mui, bơm bằng khí bóng bay. Hệ thống cảnh báo va chạm sớm của xe A sẽ kích hoạt túi khí xe B. Xe B với quả túi bóng bay trên mui sẽ bay bổng lên nhường đường cho xe A lướt qua dưới gầm. Xe B sau đó sẽ vòng lại nộp tiền bơm lại túi cho tài xế xe A. 2 bác vui vẻ bắt tay nhau và cùng đi tiếp. Em xin hết ạ
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: senko
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
View attachment 1765053
Em có cái thắc mắc là tại sao nhà sản xuất không trang bị túi khí ở đầu xe và đít xe để có thể giảm thiểu thêm rủi ro khi có va chạm :rolleyes:?[pagebreak][/pagebreak]

Ví dụ: xe A hun đít xe B thì thông thường túi khí ở tài A sẽ nổ bảo vệ bác tài xe A nhưng hành khách ngồi hàng cuối xe B thì sẽ chịu rủi ro cao nhất trong tình huống này. Em giả sử xe có trang bị thêm túi khí như em hỏi thì khi hun đít túi khí ở mũi xe A bung ra cộng với túi khí ở đít xe B bung ra thì chí ít 2 xe sẽ bị nẩy ra 1 khoảng cách nào đó do phản lực thì mức độ tai nạn có thể sẽ nhẹ hơn không :) ? Một ví dụ khác là nếu xe lọt xuống nước mà giả sử túi khí ở đầu xe và ở đít xe bung ra thì sẽ là 2 cái phao giúp xe chìm chậm, người trong xe đủ thời gian để thoát ra ngoài :rolleyes:...

Anh, chị thông não giúp em về vấn đề này nha :)
Túi khí sau đít xe không hiệu quả. Nếu hiệu quả các hãng xe đã làm.
Túi khí chỉ làm nhiệm vụ đệm đỡ. Phân tích các vụ tai nạn giả sử sau:
Tai nạn 1:
Tai nạn mạnh nhưng chưa bẹp cabin, xe giảm tốc đột ngột, người lái sẽ bị quán tính lao về trước. Lúc này có 2 trường hợp:
A- Không thắt dây an toàn: Lao ngực vào vô lăng vỡ ngực, nếu vô lăng tự đổ thì lao đầu vào kính lái vỡ đầu. Kết quả: vỡ ngực, vỡ đầu chết!
B- Có thắt dây an toàn: Thân và ngực bị giữ lại, đầu lao mạnh về phía trước. Kết quả: gãy cổ chết
Bây giờ gắn túi khí vào:
- Trường hợp A như trên: Vẫn lao vào vô lăng và kính lái. Kết quả dập ngực, vỡ đầu chết
- Trường hợp B như trên (cài dây): đầu đập mạnh vào túi khí. Kết quả: Choáng, không chết.
Tai nạn 2: Tai nạn rất mạnh, bẹp cabin: khi này có túi khí không túi khí gì cũng bị sắt thép chèn ép đến chết. Kết quả: chết bất kể có hay không có túi khí.
Qua các phân tích đó ta thấy túi khí chỉ làm nhiệm vụ đỡ người cho khỏi đập vào xe, chứ không thể làm nhiệm vụ đỡ sắt thép khỏi ép vào người. Khi sắt thép ép vào chỉ có chết. Trường hợp bị tai nạn từ phía sau chủ yếu bị sắt thép ép vào. Vì vậy túi khí sau đít không có hiệu quả.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: nttanmam and Quocdp
Hạng D
13/11/15
1.705
3.887
113
Bên nước ngoài thấy có một ong gom lấy bao cao su thổi lên và dán đầy quanh xe.....
 
Hạng D
7/3/18
1.171
2.435
113
Túi khí sau đít xe không hiệu quả. Nếu hiệu quả các hãng xe đã làm.
Túi khí chỉ làm nhiệm vụ đệm đỡ. Phân tích các vụ tai nạn giả sử sau:
Tai nạn 1:
Tai nạn mạnh nhưng chưa bẹp cabin, xe giảm tốc đột ngột, người lái sẽ bị quán tính lao về trước. Lúc này có 2 trường hợp:
A- Không thắt dây an toàn: Lao ngực vào vô lăng vỡ ngực, nếu vô lăng tự đổ thì lao đầu vào kính lái vỡ đầu. Kết quả: vỡ ngực, vỡ đầu chết!
B- Có thắt dây an toàn: Thân và ngực bị giữ lại, đầu lao mạnh về phía trước. Kết quả: gãy cổ chết
Bây giờ gắn túi khí vào:
- Trường hợp A như trên: Vẫn lao vào vô lăng và kính lái. Kết quả dập ngực, vỡ đầu chết
- Trường hợp B như trên (cài dây): đầu đập mạnh vào túi khí. Kết quả: Choáng, không chết.
Tai nạn 2: Tai nạn rất mạnh, bẹp cabin: khi này có túi khí không túi khí gì cũng bị sắt thép chèn ép đến chết. Kết quả: chết bất kể có hay không có túi khí.
Qua các phân tích đó ta thấy túi khí chỉ làm nhiệm vụ đỡ người cho khỏi đập vào xe, chứ không thể làm nhiệm vụ đỡ sắt thép khỏi ép vào người. Khi sắt thép ép vào chỉ có chết. Trường hợp bị tai nạn từ phía sau chủ yếu bị sắt thép ép vào. Vì vậy túi khí sau đít không có hiệu quả.
Chuẩn Bác, Túi khí không phải là thuốc thần dược, có thể cứu mạng con người trong mọi tình huống. Nó chỉ hộ trợ 1 phần nhỏ thôi.