Câu chuyện của chúng ta càng ngày càng hấp dẫn.
@ bác
sgb345: chính cái câu hỏi của bác là vấn đề cần phải giải quyết trong topic “Thường thức pháp luật” đấy ạ: thế nào là “Bất khả kháng” trong luật? Và thế nào là “bất khả kháng” trong cuộc đời. Để dễ tiếp cận khái niệm, em tạm dẫn một đoạn trong wikipedia nhé:
Wikipedia nói:
Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng (từ tiếng Pháp:
force majeure để chỉ “hiệu lực/sức mạnh lớn hơn&rdquo
là một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa), địch họa v.v xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Luật giao thông cũng có những quy định giành cho những trường hợp bất khả kháng như bác quan tâm. Ví dụ như: trong trường hợp có cả hai biển báo, biển cố định (lâu dài) và biển báo tạm thời, người lái xe phải tuân theo chỉ dẫn của biển tạm. Cũng như vậy, trong trường hợp căn cứ vào tình hình giao thông tại thực địa người điều khiển giao thông (thường là CSGT) có thể trực tiếp điều khiển giao thông, các phương tiện tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông chứ không tuân theo hiệu lệnh đèn tín hiệu nữa.
Ở đây chúng ta sẽ đi vào một ví dụ cụ thể: bác đi đường núi, bị sạt mất nửa mặt đường. Nếu muốn đi qua bác buộc phải đè vạch liền đi sang nửa bên kia. Vậy thì, dù trong chốc lát bác buộc phải vi phạm luật giao thông để đi qua. Vậy thì bác phải làm gì để đi qua được chỗ đó? Luật không cấm trường hợp này bác đè vạch liền để đi qua chỗ đường sạt lở nếu như không tự gây nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho phương tiện khác (bản thân vạch liền vẫn có thể được đè lên, nếu không thì người ta đã làm cái dải phân cách cứng rồi), vấn đề là cách đi của bác như thế nào. Nếu như bác đi một mình một xe thì đó là điều khó khăn, buộc phải nhờ một người đi đường khác hỗ trợ, hoặc đi bộ sang hướng ngược chiều nhờ những người đi trên xe đi ngược chiều hỗ trợ. Điều đó có nghĩa là bác phải nhờ người dừng dòng xe ngược chiều nếu có để đi qua. Còn nếu mà có phụ xe thì phụ xe có thể làm điều đó: đi qua chỗ sạt, ra tín hiệu xin phép cho xe mình qua. Luật không hề cấm các lái xe, khi không có người điều khiển giao thông có mặt trên hiện trường tự tổ chức giao thông tạm thời (mặc dù trách nhiệm là thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước). Trong trường hợp tự tổ chức như thế thì các bác phải
tự chịu trách nhiệm về an toàn của người và xe của các bác, kể cả với rủi ro về tính bền vững của nền đường. Trên hết là an toàn của người và xe, do đó bác có thể lựa chọn đi qua, hoặc cao hơn, bác có thể lựa chọn không đi qua (luật không cấm bác không đi qua, hay nói cách khác, không bắt buộc bác phải đi qua, hoặc buộc bác phải chọn con đường đó
. Hoặc giả, bác có thể chờ đến khi có người điều khiển giao thông đến (CSGT, người của hạt quản lý đường bộ) để thực hiện điều tiết giao thông căn cứ vào tình hình, có cho phép thông xe một cách hạn chế hay không. Làm như thế mới là chắc ăn:
trách nhiệm thuộc về người điều khiển giao thông.
Bất khả kháng không dùng để biện hộ cho hành vi vi phạm pháp luật, mà nó đòi hỏi các bên liên quan phải nỗ lực khắc phục những hậu quả mang đến do bất khả kháng, chỉ khi nào không thể khắc phục được thì người ta mới viện dẫn đến bất khả kháng để được miễn trừ một phần nào trách nhiệm mà thôi. Thật ra, bất khả kháng là một chế định, à quên, một khái niệm được dùng nhiều trong luật dân sự, luật hợp đồng chứ không được dùng nhiều trong luật giao thông. Trong luật giao thông, thì chúng ta nên dùng các khái niệm cụ thể hơn như “trường hợp có thiên tai” “động đất” “núi lửa” “sạt lở”… không đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường.
Quay lại với cái xe tải “bẫy” của bác. Trên thực tế, nếu chưa đủ điều kiện cho vượt, thì không cho vượt. Nếu đủ điều kiện cho vượt, thì phải cho vượt. Đó là luật quy định vậy. Khi vượt, xe cho vượt phải giảm tốc độ và nhường đường; một lái xe có trách nhiệm sẽ làm như vậy để giảm thiểu nguy hiểm đến cho xe vượt mình và các phương tiện khác. Còn với xe vượt, thì người lái xe phải tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt của mình – kể cả về tốc độ và chiếm phần đường, cũng như với các tình huống khác có thể xảy ra trên đường. Nếu không đủ điều kiện cho vượt mà vẫn cho vượt (cho vượt “đểu&rdquo
gây tai nạn thì thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đó.
Như thế, chưa cần biết cái xe tải đó có phải là “bẫy” hay không, bác hoàn toàn phải tuân theo đầu tiên là luật giao thông đã. Cái lão lái xe tải đó hoàn toàn có khả năng giải thích là chưa đủ điều kiện cho vượt! Thực tế thì chuyện một chiếc xe tải hay một chiếc xe khách dẫn một đoàn các xe con rề rề chạy trong khu đông dân cư là chuyện thường, không phải là hiếm gặp. Luật giao thông chỉ quy định hạn chế tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc, đi ra làn tốc độ cao mà vẫn giữ tốc độ chậm… (
không đảm bảo tốc độ thông xe) còn hầu hết chỉ hạn chế ngưỡng trên (tốc độ tối đa); và tùy từng trường hợp người lái xe có thể lựa chọn tốc độ chậm hơn tốc độ quy định của luật, thậm chí được dừng lại khi không thấy có đủ điều kiện an toàn cho xe qua.
Tuy nhiên, nếu chiếc xe tải đó vi phạm luật giao thông lại là chuyện khác. Nếu nó đi ra làn đường ngoài, nơi quy định tốc độ tối thiểu bao nhiêu đó, buộc các xe khác phải vượt phải chẳng hạn; thì câu hỏi là cách hành xử của lái xe chúng ta phải như thế nào là đúng đắn? (1) Phát hiện vi phạm và báo cho cơ quan chức năng xử lý là
nghĩa vụ của mỗi công dân. Bác cần bật chức năng camera của điện thoại lên, quay cho bằng hết quá trình vi phạm của cái ông xe tải đó. (2) Tiếp theo, điện thoại đến cảnh sát 113 của địa phương (có nghĩa là phải thêm mã tỉnh nơi mình đang lưu thông trên đường) báo có vi phạm để xử lý. Bác nên nhớ theo quy định những cuộc gọi đó là có ghi âm nên cần thông báo rõ: tên tuổi địa chỉ của bác – người báo vi phạm, nơi diễn ra vi phạm. (3) Nếu bác vẫn muốn vượt, phải kiên trì ra tín hiệu xin vượt, không nên vượt phải. Đồng thời khi vượt vẫn phải tiếp tục quay phim làm chứng cứ nếu cần. (4) Nếu đúng cái xe tải đó là “bẫy”, thì không khó phát hiện, tuy nhiên không hy vọng nó sẽ vi phạm luật giao thông để bác kiện nó, thường nó chọn những đoạn không đủ chiều rộng đường để phân làn, hoặc không đủ rộng đường để nhường đường cho vượt buộc bác phải phi sang chiều ngược lại. (5) Nếu đúng nó vi phạm, CSGT tổ công tác được bác báo mà vẫn không xử lý là "có chuyện" để nói với nhau rồi.
Ngoại trừ trường hợp chiếc xe “ma” đó vi phạm luật giao thông, còn thì luật không có chỗ nào cấm XXX “tổ chức” bẫy các lái xe bằng xe “ma”. Thậm chí nếu nó vi phạm luật giao thông thì như trên đây em đã viết, bác chỉ có thể chọn một phương pháp hành xử đúng pháp luật: kiên trì xin vượt khi được phép vượt, ghi chép lại hành vi vi phạm để báo cho cơ quan chức năng chứ
không được phép chọn phương án vi phạm luật để đáp trả một hành vi vi phạm pháp luật.
Chúc các bác vui!