Conco nói:Cảm ơn bác @sgb345 và bác @Nguyễn giúp em hiểu thêm nhiều điều thú vị.
Không có chi, bác ui.
Bữa nào lỡ bị xxx bắt sai (họ bắt sai nhiều lắm) bác cãi lại được thì lên đây chia vui với anh em nhé.
Em không phải là luật sư, mà chỉ là luật gia, xin hầu các bác mấy ý kiến:
1 - Không dẫn chiếu Thông tư 23/2008/TT-BCA nữa vì nó quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 146/NĐ-CP năm 2007, đã bị thay thế bởi nghị định 34/NĐ-CP năm 2010.
2 - Nếu như Việt Nam ta muốn hướng đến việc xây dựng một xã hội dân sự thì cần phải tôn trọng dần các nguyên tắc của Luật Dân sự. Theo luật dân sự mà nói thì Quyền sở hữu của tư nhân (cá nhân) đối với tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Pháp luật có những quy định cụ thể về việc xử lý những hành vi vi phạm quyền này của công dân (ví dụ luật hình sự). Như vậy trong trường hợp này của chúng ta, chiếc biển số xe đã là một bộ phận không thể tách rời của chiếc xe, để có được nó người chủ xe phải tiến hành khá nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật như đi đóng thuế, xếp hàng đăng ký, nhất là nộp tiền lệ phí mua biển số xe (bao nhiêu tiền lâu không đi đăng ký xe em không nhớ). Việc Nghị định 34 năm 2010 bỏ quy định này em đánh giá là một tiến bộ của việc xây dựng pháp luật của Việt Nam.
3 - Điểm tiến bộ của Nghị định 34 năm 2010 chính là việc Nghị định tập trung vào các hình thức chế tài (phạt) bằng tiền. Với các bác lái xe ô-tô nên tập trung nghiên cứu các hành vi và mức chế tài (phạt) được quy định khá cụ thể tại Điều 8 của Nghị định với 9 khoản và mỗi khoản lại có đến vài điểm. Còn các bác đi xe máy thì tập trung nghiên cứu Điều 9. Một điểm tiến bộ nữa, đó chính là việc Nghị định đã xác định rõ hơn về Chủ thể vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là Người điều khiển phương tiện và Người tham gia giao thông (trường hợp anh ta đi bộ, dẫn dắt súc vật...) chứ không phải là Phương tiện tham gia giao thông. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở các Khoản 9 Điều 8 và Khoản 9 Điều 9: Về hình thức xử phạt bổ sung tập trung vào việc Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn (30 ngày và 60 ngày) và không thời hạn (nôm na là Chung thân, không có tử hình ).
4 - Tương tự như vậy, các bác điều khiển ô-tô hoặc xe máy cần nắm được các quy định của các Điều 19 và 20 của Nghị định (các quy định về phương tiện tham gia giao thông). Nôm na đây là những quy định cụ thể về hình thức và mức xử phạt áp dụng cho hành vi thấy phương tiện không đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật nhưng vẫn điều khiển nó tham gia giao thông (vẫn không phải là xử phạt phương tiện đâu nhé). Riêng với các bác ô-tô tham gia kinh doanh vận tải (hành khách) và hàng hóa cần tham khảo các Điều 26 và 27 của Nghị định.
5 - Như vậy trong các phân tích trên, thì Chủ thể bị xử phạt tạm gọi (vì phạm vi được quan tâm của diễn đàn chúng ta, ô tô và xe máy) là người điều khiển phương tiện. Một số hình thức xử phạt được áp dụng cho chủ thể là chủ phương tiện, các bác cần nghiên cứu Điều 33 của Nghị định. Ở đây người ta tập trung vào các hành vi ví dụ như: thay đổi màu sơn, kích thước xe; đụng chạm đến các vấn đề về pháp lý khác như sửa số máy, số khung trên xe, sửa chữa tẩy xóa giấy tờ liên quan đến xe và lưu hành xe...
6 - Khi đã vi phạm và bị xử lý theo pháp luật, trong trường hợp này là Pháp lệnh xử lý hành chính và các nghị định liên quan, các bác nếu có hành vi giúi cho Người thi hành công vụ nôm na gọi là "50/50" thì không cẩn thận sẽ bị lập biên bản và xử phạt về hành vi đưa hối lộ người thi hành công vụ theo Điều 38. Chú ý là hình thức xử phạt bổ sung có hình thức tịch thu số tiền định hối lộ nên vì thế muốn tiến hành việc này cần mặc cả trước, nếu có bị cảnh cáo thì cũng chưa đến nỗi bị xử lý và tịch thu mất tiền.
7 - Về mức phạt trong nội đô, các bác ô tô xe máy nên để tâm một chút đến các Điều 43 và 44; (hành vi thì xem Điều 8 và Điều 9).
Cần chú ý: như vậy là chỉ có duy nhất Điều 54 quy định về hình thức Tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan là một Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Không phải là hình thức xử phạt). Về vấn đề này cần dẫn chiếu Pháp lệnh xử lý hành chính (Điều 46) - nghĩa là việc tạm giữ phương tiện và giấy tớ liên quan phải đi kèm với Quyết định tạm giữ phương tiện được ban hành bởỉ cấp có thẩm quyền. Các bác hoàn toàn có quyền yêu cầu được giao Quyết định ngay, được giải thích rõ về Quyết định và việc ra Quyết định, có thể ghi âm lại làm chứng cứ để khiếu nại nếu cần. Cũng nên ghi nhớ một điều là hình thức tạm giữ phương tiện nhiều nhất chỉ 10 ngày và hết thời hạn, cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ phải ra Quyết định xử lý việc tạm giữ đó (giả lại, hoặc giữ tiếp...) bằng văn bản, giao cho chủ phương tiện một bản - một chứng cứ nữa để khiếu nại; đồng thời việc tạm giữ đó chỉ là phục vụ việc xác minh tình tiết làm căn cứ để ra quyết định xử lý hành chính hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, không phải lúc nào cũng giữ tràn lan đâu.
Như vậy việc tháo biển số xe, chẳng nằm trong hình thức xử phạt nào cả. Việc công an phường Giang Biên và một số nơi khác nữa tháo biển số xe theo pháp luật thời điểm hiện tại là vi phạm pháp luật. Đồng thời không cần phân tích thêm Công văn 1083/BCA-TCVII ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công an chúng ta cũng sẽ thấy tất yếu việc tháo biển số xe cũng sẽ bị nghiêm cấm.
Nhân tiện đây xin nói thêm, nếu như có bác nào đó cho rằng không cần biết và không cần hiểu các quy định của pháp luật, cụ thể trong trường hợp này là các văn bản trên đây, việc đó giành cho các Luật sư, là không phải. Khi các bác tham gia vào một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội (ở đây là tham gia giao thông) thì pháp luật buộc các bác phải biết, thậm chí biết thấu đáo hiểu thật sâu các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó (ở đây là Luật Giao thông đường bộ và các văn bản có liên quan). Nôm na là, nếu bác không biết luật giao thông thì không được phép tham gia giao thông (dù là đi bộ) chứ không phải là không biết luật thì thích cứ việc vượt đèn đỏ hay sang đường chỗ nào tùy thích. Ở các nước có xã hội dân sự phát triển người ta khuyến khích người dân nắm thật vững luật pháp, còn điều đó ở xứ ta thì mới ở trong lý thuyết, còn trên thực tế thì hình như những cán bộ trong bộ máy hành pháp (ví dụ CSGT) không những không thích người dân nắm được luật mà còn thậm chí - chính họ cũng không nắm vững được hết luật.
Đôi lời xin hầu các bác - có gì chúng ta sẽ bàn luận thêm nữa.
Nói thêm, phải em là luật sư của vụ kiện trứ danh kia, em sẽ khởi kiện Dân sự tại Tòa án nhân dân quận Long Biên. Em sẽ chứng minh, về dân sự không có biển số xe, hàng ngày em đi taxi hết bao nhiêu tiền... khá là vui.
1 - Không dẫn chiếu Thông tư 23/2008/TT-BCA nữa vì nó quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 146/NĐ-CP năm 2007, đã bị thay thế bởi nghị định 34/NĐ-CP năm 2010.
2 - Nếu như Việt Nam ta muốn hướng đến việc xây dựng một xã hội dân sự thì cần phải tôn trọng dần các nguyên tắc của Luật Dân sự. Theo luật dân sự mà nói thì Quyền sở hữu của tư nhân (cá nhân) đối với tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Pháp luật có những quy định cụ thể về việc xử lý những hành vi vi phạm quyền này của công dân (ví dụ luật hình sự). Như vậy trong trường hợp này của chúng ta, chiếc biển số xe đã là một bộ phận không thể tách rời của chiếc xe, để có được nó người chủ xe phải tiến hành khá nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật như đi đóng thuế, xếp hàng đăng ký, nhất là nộp tiền lệ phí mua biển số xe (bao nhiêu tiền lâu không đi đăng ký xe em không nhớ). Việc Nghị định 34 năm 2010 bỏ quy định này em đánh giá là một tiến bộ của việc xây dựng pháp luật của Việt Nam.
3 - Điểm tiến bộ của Nghị định 34 năm 2010 chính là việc Nghị định tập trung vào các hình thức chế tài (phạt) bằng tiền. Với các bác lái xe ô-tô nên tập trung nghiên cứu các hành vi và mức chế tài (phạt) được quy định khá cụ thể tại Điều 8 của Nghị định với 9 khoản và mỗi khoản lại có đến vài điểm. Còn các bác đi xe máy thì tập trung nghiên cứu Điều 9. Một điểm tiến bộ nữa, đó chính là việc Nghị định đã xác định rõ hơn về Chủ thể vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là Người điều khiển phương tiện và Người tham gia giao thông (trường hợp anh ta đi bộ, dẫn dắt súc vật...) chứ không phải là Phương tiện tham gia giao thông. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở các Khoản 9 Điều 8 và Khoản 9 Điều 9: Về hình thức xử phạt bổ sung tập trung vào việc Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn (30 ngày và 60 ngày) và không thời hạn (nôm na là Chung thân, không có tử hình ).
4 - Tương tự như vậy, các bác điều khiển ô-tô hoặc xe máy cần nắm được các quy định của các Điều 19 và 20 của Nghị định (các quy định về phương tiện tham gia giao thông). Nôm na đây là những quy định cụ thể về hình thức và mức xử phạt áp dụng cho hành vi thấy phương tiện không đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật nhưng vẫn điều khiển nó tham gia giao thông (vẫn không phải là xử phạt phương tiện đâu nhé). Riêng với các bác ô-tô tham gia kinh doanh vận tải (hành khách) và hàng hóa cần tham khảo các Điều 26 và 27 của Nghị định.
5 - Như vậy trong các phân tích trên, thì Chủ thể bị xử phạt tạm gọi (vì phạm vi được quan tâm của diễn đàn chúng ta, ô tô và xe máy) là người điều khiển phương tiện. Một số hình thức xử phạt được áp dụng cho chủ thể là chủ phương tiện, các bác cần nghiên cứu Điều 33 của Nghị định. Ở đây người ta tập trung vào các hành vi ví dụ như: thay đổi màu sơn, kích thước xe; đụng chạm đến các vấn đề về pháp lý khác như sửa số máy, số khung trên xe, sửa chữa tẩy xóa giấy tờ liên quan đến xe và lưu hành xe...
6 - Khi đã vi phạm và bị xử lý theo pháp luật, trong trường hợp này là Pháp lệnh xử lý hành chính và các nghị định liên quan, các bác nếu có hành vi giúi cho Người thi hành công vụ nôm na gọi là "50/50" thì không cẩn thận sẽ bị lập biên bản và xử phạt về hành vi đưa hối lộ người thi hành công vụ theo Điều 38. Chú ý là hình thức xử phạt bổ sung có hình thức tịch thu số tiền định hối lộ nên vì thế muốn tiến hành việc này cần mặc cả trước, nếu có bị cảnh cáo thì cũng chưa đến nỗi bị xử lý và tịch thu mất tiền.
7 - Về mức phạt trong nội đô, các bác ô tô xe máy nên để tâm một chút đến các Điều 43 và 44; (hành vi thì xem Điều 8 và Điều 9).
Cần chú ý: như vậy là chỉ có duy nhất Điều 54 quy định về hình thức Tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan là một Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Không phải là hình thức xử phạt). Về vấn đề này cần dẫn chiếu Pháp lệnh xử lý hành chính (Điều 46) - nghĩa là việc tạm giữ phương tiện và giấy tớ liên quan phải đi kèm với Quyết định tạm giữ phương tiện được ban hành bởỉ cấp có thẩm quyền. Các bác hoàn toàn có quyền yêu cầu được giao Quyết định ngay, được giải thích rõ về Quyết định và việc ra Quyết định, có thể ghi âm lại làm chứng cứ để khiếu nại nếu cần. Cũng nên ghi nhớ một điều là hình thức tạm giữ phương tiện nhiều nhất chỉ 10 ngày và hết thời hạn, cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ phải ra Quyết định xử lý việc tạm giữ đó (giả lại, hoặc giữ tiếp...) bằng văn bản, giao cho chủ phương tiện một bản - một chứng cứ nữa để khiếu nại; đồng thời việc tạm giữ đó chỉ là phục vụ việc xác minh tình tiết làm căn cứ để ra quyết định xử lý hành chính hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, không phải lúc nào cũng giữ tràn lan đâu.
Như vậy việc tháo biển số xe, chẳng nằm trong hình thức xử phạt nào cả. Việc công an phường Giang Biên và một số nơi khác nữa tháo biển số xe theo pháp luật thời điểm hiện tại là vi phạm pháp luật. Đồng thời không cần phân tích thêm Công văn 1083/BCA-TCVII ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công an chúng ta cũng sẽ thấy tất yếu việc tháo biển số xe cũng sẽ bị nghiêm cấm.
Nhân tiện đây xin nói thêm, nếu như có bác nào đó cho rằng không cần biết và không cần hiểu các quy định của pháp luật, cụ thể trong trường hợp này là các văn bản trên đây, việc đó giành cho các Luật sư, là không phải. Khi các bác tham gia vào một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội (ở đây là tham gia giao thông) thì pháp luật buộc các bác phải biết, thậm chí biết thấu đáo hiểu thật sâu các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó (ở đây là Luật Giao thông đường bộ và các văn bản có liên quan). Nôm na là, nếu bác không biết luật giao thông thì không được phép tham gia giao thông (dù là đi bộ) chứ không phải là không biết luật thì thích cứ việc vượt đèn đỏ hay sang đường chỗ nào tùy thích. Ở các nước có xã hội dân sự phát triển người ta khuyến khích người dân nắm thật vững luật pháp, còn điều đó ở xứ ta thì mới ở trong lý thuyết, còn trên thực tế thì hình như những cán bộ trong bộ máy hành pháp (ví dụ CSGT) không những không thích người dân nắm được luật mà còn thậm chí - chính họ cũng không nắm vững được hết luật.
Đôi lời xin hầu các bác - có gì chúng ta sẽ bàn luận thêm nữa.
Nói thêm, phải em là luật sư của vụ kiện trứ danh kia, em sẽ khởi kiện Dân sự tại Tòa án nhân dân quận Long Biên. Em sẽ chứng minh, về dân sự không có biển số xe, hàng ngày em đi taxi hết bao nhiêu tiền... khá là vui.
Phương tiện trước khi được lưu thông công cộng nhất thiết phải được đăng ký và cấp BIỂN KIỂM SOÁT theo quy định của Pháp luật ( Quốc gia nào cũng vậy), tháo biển kiểm soát là " Tháo đi sự kiểm soát của các cơ quan chức năng với phương tiện đó " . Nếu với một lý do khẩn cấp nào đó, chủ phương tiện phải sử dụng xe đến địa bàn khác nếu bị kiểm tra, họ báo bị kẻ gian lấy trộm cũng phải tin vì có giấy tờ đầy đủ. Chưa kể nếu xấu nhất : bị tai nạn bỏ chạy luôn thì lấy chứng cứ gì để xử lý đây ? Thực tế dã chứng tỏ sự bất lực của các bộ phận chức năng ở địa bàn của họ, nên phải áp dụng " LUẬT RỪNG " thôi !
Cơ bản là đồng ý, và cám ơn Bác đã có bài viết chi tiết như trên. Tuy nhiên, em muốn làm rõ chỗ này:
Thực tế việc tạm giữ phương tiện trên phương diện là một "Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính" thường thì tiến hành khi không có mặt chủ thể vi phạm nếu có mặt chủ thể thì xxx "làm thịt" ngay tại chỗ bằng biên bản, tạm giữ giấy tờ chứ không cần thiết phải tịch thu phương tiện làm gì?
rõ ràng như dưới đây:
điều 57( PL XLVPHC): Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
Serguei Kouzmic nói:Cần chú ý: như vậy là chỉ có duy nhất Điều 54 quy định về hình thức Tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan là một Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Không phải là hình thức xử phạt). Về vấn đề này cần dẫn chiếu Pháp lệnh xử lý hành chính (Điều 46) - nghĩa là việc tạm giữ phương tiện và giấy tớ liên quan phải đi kèm với Quyết định tạm giữ phương tiện được ban hành bởỉ cấp có thẩm quyền. Các bác hoàn toàn có quyền yêu cầu được giao Quyết định ngay, được giải thích rõ về Quyết định và việc ra Quyết định, có thể ghi âm lại làm chứng cứ để khiếu nại nếu cần. Cũng nên ghi nhớ một điều là hình thức tạm giữ phương tiện nhiều nhất chỉ 10 ngày và hết thời hạn, cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ phải ra Quyết định xử lý việc tạm giữ đó (giả lại, hoặc giữ tiếp...) bằng văn bản, giao cho chủ phương tiện một bản - một chứng cứ nữa để khiếu nại; đồng thời việc tạm giữ đó chỉ là phục vụ việc xác minh tình tiết làm căn cứ để ra quyết định xử lý hành chính hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, không phải lúc nào cũng giữ tràn lan đâu.
Thực tế việc tạm giữ phương tiện trên phương diện là một "Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính" thường thì tiến hành khi không có mặt chủ thể vi phạm nếu có mặt chủ thể thì xxx "làm thịt" ngay tại chỗ bằng biên bản, tạm giữ giấy tờ chứ không cần thiết phải tịch thu phương tiện làm gì?
rõ ràng như dưới đây:
điều 57( PL XLVPHC): Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
Mấy bác nói hay qua nhưng theo em nghi nó không cần tháo cái biên làm gì?
Vì tháo cái biển số là sợ người ta không đi đống phạt hay không thể chế tại được hay là xxx bất lực
cho nên mây bác nhà ta mới bỏ cái tháo biển số (nhưng con mấy XXX ngu không hiểu luật đi tháo thôi)
Còn cách làm sao đi đống phạt hay chế tài thì phạt nguội (chụp hình, hay camera ) đâu cần giử cái gì nhưng anh em OS cung đi đóng phạt đó thôi .
Cho nên XXX nào còn ngu mới đi tháo cái biển số
Vì tháo cái biển số là sợ người ta không đi đống phạt hay không thể chế tại được hay là xxx bất lực
Còn cách làm sao đi đống phạt hay chế tài thì phạt nguội (chụp hình, hay camera ) đâu cần giử cái gì nhưng anh em OS cung đi đóng phạt đó thôi .
Cho nên XXX nào còn ngu mới đi tháo cái biển số
Ồ, cảm ơn Luật gia Serguei nhiều.Serguei Kouzmic nói:Em không phải là luật sư, mà chỉ là luật gia, xin hầu các bác mấy ý kiến:
1 - Không dẫn chiếu Thông tư 23/2008/TT-BCA nữa vì nó quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 146/NĐ-CP năm 2007, đã bị thay thế bởi nghị định 34/NĐ-CP năm 2010.
2 - Nếu như Việt Nam ta muốn hướng đến việc xây dựng một xã hội dân sự thì cần phải tôn trọng dần các nguyên tắc của Luật Dân sự. Theo luật dân sự mà nói thì Quyền sở hữu của tư nhân (cá nhân) đối với tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Pháp luật có những quy định cụ thể về việc xử lý những hành vi vi phạm quyền này của công dân (ví dụ luật hình sự). Như vậy trong trường hợp này của chúng ta, chiếc biển số xe đã là một bộ phận không thể tách rời của chiếc xe, để có được nó người chủ xe phải tiến hành khá nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật như đi đóng thuế, xếp hàng đăng ký, nhất là nộp tiền lệ phí mua biển số xe (bao nhiêu tiền lâu không đi đăng ký xe em không nhớ). Việc Nghị định 34 năm 2010 bỏ quy định này em đánh giá là một tiến bộ của việc xây dựng pháp luật của Việt Nam.
3 - Điểm tiến bộ của Nghị định 34 năm 2010 chính là việc Nghị định tập trung vào các hình thức chế tài (phạt) bằng tiền. Với các bác lái xe ô-tô nên tập trung nghiên cứu các hành vi và mức chế tài (phạt) được quy định khá cụ thể tại Điều 8 của Nghị định với 9 khoản và mỗi khoản lại có đến vài điểm. Còn các bác đi xe máy thì tập trung nghiên cứu Điều 9. Một điểm tiến bộ nữa, đó chính là việc Nghị định đã xác định rõ hơn về Chủ thể vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là Người điều khiển phương tiện và Người tham gia giao thông (trường hợp anh ta đi bộ, dẫn dắt súc vật...) chứ không phải là Phương tiện tham gia giao thông. Đặc điểm này thể hiện khá rõ ở các Khoản 9 Điều 8 và Khoản 9 Điều 9: Về hình thức xử phạt bổ sung tập trung vào việc Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn (30 ngày và 60 ngày) và không thời hạn (nôm na là Chung thân, không có tử hình ).
4 - Tương tự như vậy, các bác điều khiển ô-tô hoặc xe máy cần nắm được các quy định của các Điều 19 và 20 của Nghị định (các quy định về phương tiện tham gia giao thông). Nôm na đây là những quy định cụ thể về hình thức và mức xử phạt áp dụng cho hành vi thấy phương tiện không đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật nhưng vẫn điều khiển nó tham gia giao thông (vẫn không phải là xử phạt phương tiện đâu nhé). Riêng với các bác ô-tô tham gia kinh doanh vận tải (hành khách) và hàng hóa cần tham khảo các Điều 26 và 27 của Nghị định.
5 - Như vậy trong các phân tích trên, thì Chủ thể bị xử phạt tạm gọi (vì phạm vi được quan tâm của diễn đàn chúng ta, ô tô và xe máy) là người điều khiển phương tiện. Một số hình thức xử phạt được áp dụng cho chủ thể là chủ phương tiện, các bác cần nghiên cứu Điều 33 của Nghị định. Ở đây người ta tập trung vào các hành vi ví dụ như: thay đổi màu sơn, kích thước xe; đụng chạm đến các vấn đề về pháp lý khác như sửa số máy, số khung trên xe, sửa chữa tẩy xóa giấy tờ liên quan đến xe và lưu hành xe...
6 - Khi đã vi phạm và bị xử lý theo pháp luật, trong trường hợp này là Pháp lệnh xử lý hành chính và các nghị định liên quan, các bác nếu có hành vi giúi cho Người thi hành công vụ nôm na gọi là "50/50" thì không cẩn thận sẽ bị lập biên bản và xử phạt về hành vi đưa hối lộ người thi hành công vụ theo Điều 38. Chú ý là hình thức xử phạt bổ sung có hình thức tịch thu số tiền định hối lộ nên vì thế muốn tiến hành việc này cần mặc cả trước, nếu có bị cảnh cáo thì cũng chưa đến nỗi bị xử lý và tịch thu mất tiền.
7 - Về mức phạt trong nội đô, các bác ô tô xe máy nên để tâm một chút đến các Điều 43 và 44; (hành vi thì xem Điều 8 và Điều 9).
Cần chú ý: như vậy là chỉ có duy nhất Điều 54 quy định về hình thức Tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan là một Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Không phải là hình thức xử phạt). Về vấn đề này cần dẫn chiếu Pháp lệnh xử lý hành chính (Điều 46) - nghĩa là việc tạm giữ phương tiện và giấy tớ liên quan phải đi kèm với Quyết định tạm giữ phương tiện được ban hành bởỉ cấp có thẩm quyền. Các bác hoàn toàn có quyền yêu cầu được giao Quyết định ngay, được giải thích rõ về Quyết định và việc ra Quyết định, có thể ghi âm lại làm chứng cứ để khiếu nại nếu cần. Cũng nên ghi nhớ một điều là hình thức tạm giữ phương tiện nhiều nhất chỉ 10 ngày và hết thời hạn, cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ phải ra Quyết định xử lý việc tạm giữ đó (giả lại, hoặc giữ tiếp...) bằng văn bản, giao cho chủ phương tiện một bản - một chứng cứ nữa để khiếu nại; đồng thời việc tạm giữ đó chỉ là phục vụ việc xác minh tình tiết làm căn cứ để ra quyết định xử lý hành chính hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, không phải lúc nào cũng giữ tràn lan đâu.
Như vậy việc tháo biển số xe, chẳng nằm trong hình thức xử phạt nào cả. Việc công an phường Giang Biên và một số nơi khác nữa tháo biển số xe theo pháp luật thời điểm hiện tại là vi phạm pháp luật. Đồng thời không cần phân tích thêm Công văn 1083/BCA-TCVII ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công an chúng ta cũng sẽ thấy tất yếu việc tháo biển số xe cũng sẽ bị nghiêm cấm.
Nhân tiện đây xin nói thêm, nếu như có bác nào đó cho rằng không cần biết và không cần hiểu các quy định của pháp luật, cụ thể trong trường hợp này là các văn bản trên đây, việc đó giành cho các Luật sư, là không phải. Khi các bác tham gia vào một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội (ở đây là tham gia giao thông) thì pháp luật buộc các bác phải biết, thậm chí biết thấu đáo hiểu thật sâu các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó (ở đây là Luật Giao thông đường bộ và các văn bản có liên quan). Nôm na là, nếu bác không biết luật giao thông thì không được phép tham gia giao thông (dù là đi bộ) chứ không phải là không biết luật thì thích cứ việc vượt đèn đỏ hay sang đường chỗ nào tùy thích. Ở các nước có xã hội dân sự phát triển người ta khuyến khích người dân nắm thật vững luật pháp, còn điều đó ở xứ ta thì mới ở trong lý thuyết, còn trên thực tế thì hình như những cán bộ trong bộ máy hành pháp (ví dụ CSGT) không những không thích người dân nắm được luật mà còn thậm chí - chính họ cũng không nắm vững được hết luật.
Đôi lời xin hầu các bác - có gì chúng ta sẽ bàn luận thêm nữa.
Nói thêm, phải em là luật sư của vụ kiện trứ danh kia, em sẽ khởi kiện Dân sự tại Tòa án nhân dân quận Long Biên. Em sẽ chứng minh, về dân sự không có biển số xe, hàng ngày em đi taxi hết bao nhiêu tiền... khá là vui.
Bài viết của bác khai sáng cho anh em nhiều vấn đề băn khoăn bấy lâu.
Lạc lối trong rừng văn bản luật nước ta, đến nhiều tài già cũng không thể tìm thấy đường ra, nói chi đến tài mới.
Mong bác thường xuyên bớt chút thời gian lên 4R này chia sẻ và giúp đỡ anh em về các khúc mắc trong việc hiểu và thực thi luật với nhé.
Theo Điều 54 của Nghị định 34, xxx có quyền tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan. Để làm vậy họ chỉ cần đưa ra Quyết định tạm giữ phương tiện được ban hành bởỉ cấp có thẩm quyền. Lái xe (chủ xe) hoàn toàn có quyền yêu cầu được giao Quyết định ngay.
Bác Serguei cho hỏi thêm nhé.
Vậy khi xxx dùng xe để kéo xe vi phạm về bãi thì đó có phải là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính không? Có cần phải đưa ra QĐ tạm giữ phương tiện không?
Chúc bác nhiều sức khoẻ, thành công.
Nguyễn nói:Thực tế việc tạm giữ phương tiện trên phương diện là một "Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính" thường thì tiến hành khi không có mặt chủ thể vi phạm nếu có mặt chủ thể thì xxx "làm thịt" ngay tại chỗ bằng biên bản, tạm giữ giấy tờ chứ không cần thiết phải tịch thu phương tiện làm gì?
rõ ràng như dưới đây:
điều 57( PL XLVPHC): Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
Cám ơn bác Nguyễn đã đưa ra một vấn đề thú vị, thực ra em đã cố tình để lại vấn đề này vì nó là một vấn đề lớn, có thể là chủ đề cho một topic mới.
Câu chuyện ở đây là chính là: "Ai là người có thẩm quyền xử phạt"? Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì thẩm quyền xử lý hành chính được quy định tại Chương IV. Đây sẽ là một câu hỏi cần được làm rõ, vì hầu hết các lái xe chúng ta sẽ bị nhầm lẫn giữa "người có thẩm quyền xử phạt" và "người lập biên bản" (hoặc "người thi hành công vụ") - ở đây em không muốn đào quá sâu vào chuyên môn pháp lý vì nó sẽ là việc giành cho các luật gia thực sự cãi nhau. Trong một số trường hợp, hai cái người trên đây là một. Nói ví dụ nhé: với những lỗi theo Nghị định 34, mức phạt đối với các hành vi được quy định bằng tiền dưới 200k (xử phạt hành chính theo thủ tục đơn giản) thì ông CSGT ngoài đường có quyền ra Quyết định xử phạt luôn (thẩm quyền được xác định bởi mức độ của vi phạm). Như vậy với những vi phạm quá 200k, ông ấy không có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt, tức là không có thẩm quyền xử phạt. Trong trường hợp đó ông ấy chỉ có thể lập biên bản và chuyển về người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định.
Với câu hỏi của bác Nguyễn, theo thiển ý của em thì: việc giữ giấy tờ (đăng ký xe hoặc GPLX) trở nên khá là khó khăn vì nếu ông XXXX của chúng ta đã không có thẩm quyền xử phạt thì cũng không có thẩm quyền giữ giấy tờ. Nếu muốn giữ, thì phải có ông Tổ trưởng, đội trưởng hoặc Trưởng phòng CSGT, hoặc Trưởng CA Quận huyện chẳng hạn - miễn là đúng thẩm quyền ra Quyết định xử phạt đồng thời có Quyết định giữ ("thêm") giấy tờ để đảm bảo việc nộp phạt. Trên thực tế qua nhiều lần khảo sát quá trình thực hiện công vụ của CSGT ngoài đường, em có nhận thấy là họ khá khôn. Với xe máy, những lỗi có mức phạt vượt quá 200k, quá thẩm quyền họ thường "mặc cả" với người vi phạm để đưa về một lỗi có mức phạt thấp hơn. Trường hợp mức phạt vượt quá 200k thì người có thẩm quyền lại là Sếp của ông ấy, đang ngồi ở trụ sở. Người vi phạm hoàn toàn có quyền yêu cầu được ra Quyết định giữ giấy tờ, kèm với nó là Quyết định xử phạt hành chính ngay lập tức - như vậy mới đúng thủ tục.
Như vậy phần với các trường hợp với ô-tô của chúng ta, thì việc xử lý vi phạm ngay ngoài đường là vượt quá thẩm quyền của cán bộ chiến sỹ, do đó họ chỉ được lập biên bản vi phạm mà thôi. Một "mẹo" nữa của các bác XXX chính là khi lập biên bản, các bác ấy ghi thêm một dòng vào là "người vi phạm đồng ý cho giữ GPLX", người vi phạm không biết cứ thế ký xuống dưới là đi đứt, đương nhiên sẽ bị hiểu là ông "đồng ý" (trong Luật dân sự người ta gọi hành vi này là tự do định đoạt số phận GPLX của mình ). Các bác nên hiểu GPLX chính là tài sản riêng của các bác, nếu muốn giữ phải đúng trình tự pháp luật. Trong một số trường hợp các cán bộ chiến sỹ đang thi hành công vụ ngoài đường có giấy ủy quyền xử phạt của cấp có thẩm quyền. Người vi phạm hoàn toàn có quyền yêu cầu được cấp một bản sao của giấy ủy quyền trên.
Phải em thì em đã vi phạm rồi em chẳng xin xỏ, xin nộp phạt đúng lỗi của mình, với điều kiện là phải làm đúng thủ tục. Khối bác khó xứ!
Mời các bác, chúng ta trao đổi tiếp.
sgb345 nói:Bác Serguei cho hỏi thêm nhé.
Vậy khi xxx dùng xe để kéo xe vi phạm về bãi thì đó có phải là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính không? Có cần phải đưa ra QĐ tạm giữ phương tiện không?
Chúc bác nhiều sức khoẻ, thành công.
Cũng còn tùy từng trường hợp chứ bác, không phải cứ thích là phán luôn bệnh được
Đây em cứ nói tỉ dụ nhé: nếu bác đỗ xe vào dưới biển cấm đỗ, mà chỗ đó thường xuyên có đoàn xe ngoại giao ra vào chẳng hạn thì đương nhiên cần phải lôi cái xe của bác đi như là một biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Cho khỏi vướng). Đương nhiên là phải ra Quyết định tạm giữ phương tiện theo đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của Pháp luật.
Còn nếu XXXX dừng bác lại, bảo bác là "ông vừa vượt đèn đỏ"; bác cãi là "không vượt" - OK, tốt thôi, cần xác minh; theo đúng luật thì họ có quyền tạm giữ phương tiện 10 ngày để xác minh (như trên em đã phân tích). Nhưng muốn như vậy thì họ phải làm đúng 2 việc: (1) thẩm quyền tạm giữ phương tiện để phục vụ công tác xác minh và (2) thủ tục tạm giữ (ra các văn bản đúng pháp luật). Bác cứ yêu cầu đúng như thế là đủ gây khó khăn cho họ rồi.
Nếu bác thừa nhận lỗi, thì không cần xác minh. Trường hợp đó thì lại khó khăn cho việc giữ phương tiện.
Sắp tới em có thời gian hơn sẽ ngồi thống kê hầu các bác các trường hợp sẽ bị tạm giữ phương tiện và thẩm quyền, thủ tục của việc đó. Thật ra em cũng chỉ đi khảo sát chứ không mấy khi bị phạt, cũng đang trong quá trình nghiên cứu làm luận án, nên còn nhiều thiếu sót. Việc các bác tham gia bàn luận cũng là giúp em rất nhiều vậy.
Hay quá, cảm ơn bác Serguei nhiều.Serguei Kouzmic nói:sgb345 nói:Bác Serguei cho hỏi thêm nhé.
Vậy khi xxx dùng xe để kéo xe vi phạm về bãi thì đó có phải là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính không? Có cần phải đưa ra QĐ tạm giữ phương tiện không?
Chúc bác nhiều sức khoẻ, thành công.
Cũng còn tùy từng trường hợp chứ bác, không phải cứ thích là phán luôn bệnh được
Đây em cứ nói tỉ dụ nhé: nếu bác đỗ xe vào dưới biển cấm đỗ, mà chỗ đó thường xuyên có đoàn xe ngoại giao ra vào chẳng hạn thì đương nhiên cần phải lôi cái xe của bác đi như là một biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Cho khỏi vướng). Đương nhiên là phải ra Quyết định tạm giữ phương tiện theo đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của Pháp luật.
Còn nếu XXXX dừng bác lại, bảo bác là "ông vừa vượt đèn đỏ"; bác cãi là "không vượt" - OK, tốt thôi, cần xác minh; theo đúng luật thì họ có quyền tạm giữ phương tiện 10 ngày để xác minh (như trên em đã phân tích). Nhưng muốn như vậy thì họ phải làm đúng 2 việc: (1) thẩm quyền tạm giữ phương tiện để phục vụ công tác xác minh và (2) thủ tục tạm giữ (ra các văn bản đúng pháp luật). Bác cứ yêu cầu đúng như thế là đủ gây khó khăn cho họ rồi.
Nếu bác thừa nhận lỗi, thì không cần xác minh. Trường hợp đó thì lại khó khăn cho việc giữ phương tiện.
Sắp tới em có thời gian hơn sẽ ngồi thống kê hầu các bác các trường hợp sẽ bị tạm giữ phương tiện và thẩm quyền, thủ tục của việc đó. Thật ra em cũng chỉ đi khảo sát chứ không mấy khi bị phạt, cũng đang trong quá trình nghiên cứu làm luận án, nên còn nhiều thiếu sót. Việc các bác tham gia bàn luận cũng là giúp em rất nhiều vậy.
Trên đường, khi muốn ép nhân dân đồng ý với lỗi do xxx đưa ra, xxx hay doạ nếu không đồng ý với họ thì:
1- xxx sẽ cho kéo xe về bãi, hạ hồi phân giải, và
2- xxx chụp mũ nhân dân chống người thi hành công vụ.
Mục 1- xxx doạ kéo xe về, nay không dùng với nhân dân được nữa, vì họ không có đủ thẩm quyền và không có quyết định tạm giữ phương tiện ngay lúc đó.
Vậy theo bác, với Mục 2- trên đây, khi xxx ép mình nhận cái lỗi mà mình không vi phạm, mình nên đấu với họ thế nào để giữ được lẽ phải, không bị khép tội chống người thi hành công vụ?
Cảm ơn bác nhiều nhé.