Năm xưa, khi em học lái xe trong trường quân sự, các thầy dạy đây là "đèn tín hiệu CẢNH BÁO SỰ CỐ". (bọn em gọi vui là đèn "trình bày hoàn cảnh"!
) Một số trường hợp được căn dặn BUỘC PHẢI sử dụng khi:
- Khi xe kéo xe (bắt buộc bật trên cả 2 xe, trừ khi xe được kéo tan nát đến nỗi không thể bật thì đành chịu khi không có xe cứu hộ chuyên dùng)
- Khi dừng xe khẩn trên đường vì SỰ CỐ nào đó không thể tiếp tục di chuyển (xe hư hỏng, tai nạn). Nếu thực hiện sửa chữa ngay tại vị trí dừng, tài xế ngoài việc bật đèn CẢNH BÁO phải đồng thời ĐẶT BẢNG CẢNH BÁO PHẢN QUANG (tam giác) LÙI LẠI cách đuôi xe dừng ít nhất 20m để báo cho các phương tiện lưu thông CÙNG CHIỀU từ sau lên biết mà chuyển làn tránh.
- Khi xe đã bị sự cố nào đó mà buộc phải ráng CHẠY CHẬM (không có ý nghĩa BÁO CHẠY NHANH vì điều đó thuộc về qui định dành cho loại xe sử dụng CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN. có trang bị đèn chớp màu, còi hụ, cờ mũi tên... là tín hiệu XE CÔNG VỤ KHẨN, NGUYÊN THỦ QG, hộ tống dẫn đoàn, cứu hộ, cứu nạn, chống cấp lụt bão, cấp cứu y tế, chữa cháy...)
- BÁO CÓ SỰ CỐ khi xe BUỘC PHẢI dừng đậu tại VỊ TRÍ CẤM dừng, đậu.
- Xe dừng trên đường trong điều kiện thiếu ánh sáng (đêm tối)
- Xe đi theo đoàn (cưới, tang, off, triển lãm quảng cáo..) v..v ban ngày các xe trong đoàn cần cùng mở thêm đèn cốt. VẪN PHẢI CHẤP HÀNH luật giao thông khi lưu thông.
* Trường hợp xe không chuyên dùng nhưng sử dụng chở NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU mở đèn này chỉ có ý nghĩa cảnh báo chứ vẫn buộc phải chấp hành lưu thông theo luật như bình thường. (trừ trường hợp được NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRƯNG DỤNG thì sẽ có thêm tín hiệu của nhân viên công vụ đi kèm.
Dạ thưa đó là EM HIỂU như thế mà thui. Kính mong các Bác dẫn cho về ĐIỀU KHOẢN trong LUẬT ạ, em xin cám ơn!
Dạ nếu có những còm men khôi hài, vui vẻ xin hoan nghênh cho nó giảm xì trét ạ!