Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Sáng chế đèn lặn từ vỏ chai</h1>
Từ chiếc vỏ chai và những vật liệu giản đơn, một ngư dân mày mò sáng chế ra đèn lặn, được những thợ lặn mưu sinh dưới đáy đại dương ưa thích bởi giá thành rẻ, sử dụng an toàn, hiệu quả.


Người sáng chế ra đèn lặn là ông Nguyễn Thanh Nam (48 tuổi, ở thôn Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), nổi tiếng khắp vùng với thương hiệu "Nam đèn biển".
<h2>Nhớ biển, sáng chế ra đèn lặn</h2> Năm 1986, sau khi rời quân ngũ về quê lập gia đình, cuộc đời ông bắt đầu gắn chặt với biển. Suốt 10 năm săn hải sâm dưới lòng đại dương, ông thuộc lòng từng con nước nơi vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Nhưng sau một lần sơ sẩy khi lặn ở độ sâu 35m tại vùng biển Hoàng Sa, toàn thân ông bị tê liệt.
nguyenthanhnam.jpg

Ông Nam đang làm những chiếc đèn lặn "Nam đèn biển"
Mấy năm trời chữa trị khắp nơi, ông mới đi lại được nhưng chân phải vẫn còn khập khiễng. Sức khỏe suy giảm, giấc mơ bám biển tiêu tan song tình yêu biển, khát khao chinh phục lòng đại dương vẫn luôn cháy bỏng, đau đầu trong tim.
Nhớ những ngày tháng vẫy vùng dưới biển sâu, ông cùng cánh thợ lặn ở làng chài Gành Cả vẫn thường sử dụng đèn pin vỏ sắt (loại 2 viên pin đại) rồi lấy bao nilon bọc bên ngoài. Thế nhưng, loại đèn này liên tục bị hư hỏng do bị vô nước hoặc bị áp suất quá lớn của nước làm bể toác, nên mỗi đêm phải thay hàng chục cái, rất tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Sau nhiều tháng mày mò, ông cho ra lò loại đèn lặn đầu tiên, song chỉ chịu ở mức độ sâu khoảng 15m.
"Như thế là thất bại rồi, nhưng tui không nản chí. Hai tháng trời ròng rã nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần, cuối cùng những chiếc đèn lặn của tui cũng được thợ lặn ưa chuộng, làm ra không đủ bán. Nói thiệt, lúc đó, tui mừng vô kể", ông Nam cười. Mỗi ngày cặm cụi, ông chế được 50 đèn lặn, mỗi đèn có giá hơn 20.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi vài ngàn đồng một cái.
<h2>Giản đơn mà hiệu quả</h2> Cầm chiếc đèn lặn chuẩn bị "xuất xưởng", ông Nam giới thiệu những vật liệu, gồm: vỏ chai, bóng đèn tròn loại 100W -127V, miếng mút, xi măng, nhựa đường, giấy và một đoạn dây điện."Xưởng chế tạo" được đặt nhà bếp, các thiết bị sản xuất cũng thật đơn giản: một bếp than tổ ong, một cái xoong để nấu nhựa đường, 2 vòng tròn bằng sắt phi 6 có tay cầm dài khoảng 30cm.
Sau khi cắt cổ chai, ông Nam rửa sạch rồi đưa bóng đèn tròn vào bên trong cách đáy hơn 2cm, dùng một miếng mút tròn được khoét lỗ ở giữa để cố định chuôi đèn cùng với dây điện dài 30cm ở giữa lòng chai, đổ một lớp xi măng dày 3cm, sau đó bó một lớp giấy bên ngoài rồi đổ tiếp nhựa đường trám cả miệng chai.
"Lớp xi măng không những cố định được bóng đèn không rung lắc, tạo độ nặng mà còn giữ lớp nhựa đường phía trên không tụt xuống. Còn bó lớp giấy, đổ nhựa đường trám lên trên cả miệng chai để tạo độ kín. Như thế nó mới chịu nổi áp suất của nước ở độ sâu 40-50m", ông Nam giải thích.
Hàng ngàn chiếc đèn lặn làm từ vỏ chai mang thương hiệu "Nam đèn biển" đã theo chân những người thợ lặn ở Quảng Ngãi soi sáng đáy đại dương. Thợ lặn Tiêu Viết Thành (cũng ở xã Bình Châu) nói rằng loại đèn lặn của ông Nam rất an toàn, hiệu quả và tiện lợi khi sử dụng. Chỉ cần nối điện từ máy nổ của tàu xuống là có thể lặn sâu dưới biển 40-50m mà không lo đèn bị hỏng, ánh sáng phát ra khá rõ, xa đến 4m nên dễ dàng phát hiện cá, tôm.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Thuyết tương đối của Einstein sụp đổ


Các nhà khoa học của chương trình OPERA thuộc trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ra thông báo họ đã tìm thấy một loại hạt “chạy nhanh hơn ánh sáng”, giới truyền thông và khoa học sửng sốt : “Thuyết tương đối của Einstein sai rồi!”
Các nhà vật lý đáp lại: “Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm”.

Ánh sáng thời Newton
newton1.jpg


Không có gì quan trọng và thân thuộc với loài người hơn ánh sáng. Bởi vậy, từ thời thượng cổ con người đã khát khao hiểu biết về đối tượng kỳ ảo này. Vào những năm 1870 của thế kỷ 19, James Clerk Maxwell, nhà vật lý lý thuyết Scotland, người khai sinh lý thuyết trường điện từ, đã chỉ ra rằng ánh sáng cũng là sóng điện từ, nó truyền đi trong không gian tự do với vận tốc gần 300.000km/giây. Ngày ấy, cái bóng của cơ học Newton vẫn còn bao trùm bầu trời khoa học, nên tất nhiên người ta nghĩ ngay rằng, đã là sóng thì ánh sáng phải truyền đi trong một môi trường nào đó, giống như sóng âm truyền trong không khí. Chưa biết môi trường đó là gì, các nhà vật lý gọi nó là ether. Lý thuyết sóng điện từ của Maxwell được xem là chỉ đúng trong hệ quy chiếu gắn với ether, nghĩa là, c là vận tốc của ánh sáng so với ether. Mặt khác, bản thân các nhà khoa học (cùng với thiết bị đo của mình) cũng lại có thể chuyển động so với ether (chẳng hạn do chuyển động của quả đất). Theo quy tắc cộng vận tốc Galile (một quy tắc nền tảng của cơ học Newton), thì khi đó vận tốc ánh sáng hiển thị trên thiết bị đo của các nhà khoa học phải bằng tổng (véctơ) của vận tốc ánh sáng so với ether và vận tốc ether so với các nhà khoa học, và như vậy nói chung nó không còn có giá trị bằng c nữa (và tất nhiên có thể lớn hơn c!).
Ngạc nhiên thay, năm 1887 bằng một thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng cực kỳ thông minh, Michelson và Morley đã khẳng định rằng, giá trị vận tốc ánh sáng đo được không hề phụ thuộc vào chuyển động tương đối giữa nguồn phát sáng (chẳng hạn mặt trời) và thiết bị đo (chẳng hạn chuyển động cùng quả đất). Kết quả này trái hẳn với dự kiến tính theo quy tắc cộng vận tốc Galile nói ở trên, nghĩa là nó không thể giải thích được trong khuôn khổ cơ học Newton, và đồng thời cũng ngụ ý rằng thực ra chẳng có môi trường đặc biệt ether nào cả! Thí nghiệm Michelson – Morley chỉ ra mâu thuẫn nội tại sâu sắc không thể hoá giải được của vật lý cũ (Newton), và do đó tạo tiền đề cho sự ra đời của một vật lý mới (Einstein).
Einstein: ánh sáng là nhanh nhất!
enstein.gif


Năm 1905, Albert Einstein lúc ấy mới 26 tuổi và chưa hề được biết đến trong làng vật lý thế giới, đã công bố một lý thuyết cách mạng – một vật lý hoàn toàn mới, sau này được gọi là “thuyết tương đối đặc biệt”. Chữ “đặc biệt” ở đây liên quan với thực tế là thuyết này chỉ áp dụng cho các hệ quy chiếu “đặc biệt”, gọi là hệ quy chiếu quán tính (để phân biệt với “thuyết tương đối tổng quát” – cũng của Einstein, áp dụng cho cả các hệ không quán tính).
Einstein xây dựng thuyết tương đối đặc biệt dựa trên hai tiên đề. Tiên đề 1 nói rằng, tất cả các hệ quy chiếu quán tính là hoàn toàn tương đương nhau về mặt vật lý. Tiên đề 2 có cơ nguyên từ thí nghiệm Michelson – Morley: vận tốc ánh sáng trong không gian tự do có cùng một giá trị trong mọi hệ quy chiếu quán tính, không phụ thuộc vào vận tốc của người quan sát cũng như vận tốc của nguồn phát ra ánh sáng. Thuyết tương đối Einstein không chỉ hoá giải tất cả những mâu thuẫn nội tại của vật lý Newton – Maxwell, giải thích thoả đáng các thí nghiệm đương thời, mà đã làm thay đổi tận gốc toàn bộ quan niệm về không – thời gian – nền tảng của triết học – vật lý. Những hệ quả của học thuyết này quá đỗi lạ lùng, ví như độ dài của cùng một cái thước đo trong hệ quy chiếu này là 1m, đo trong hệ khác lại có thể chỉ là 0,3m hoặc những 2m, hay đồng hồ cũng chạy nhanh chậm khác nhau đến nỗi Từ Thức cưỡi tàu vũ trụ lên trời gặp tiên, vừa đi vừa về chỉ vài ba mùa xuân, thế mà khi quay về đến nhà thì hoá ra bạn bè đều đã ra người thiên cổ, ngay cô em út lúc chia tay mới chỉ lên ba mà nay đã ngoài thất thập! Chính thuyết tương đối đặc biệt đã đề xuất hệ thức nổi tiếng E = mc[sup]2[/sup], mở ra kỷ nguyên năng lượng hạt nhân. Và, cũng chính thuyết này khẳng định: c là vận tốc lớn nhất có thể – không một hạt (vật chất, năng lượng hay thông tin) nào có thể chuyển động với vận tốc lớn hơn c! Chú ý thêm rằng, cũng trong năm 1905, Einstein còn công bố bài báo nói rằng ánh sáng là dòng các hạt, gọi là photon. Vì thế, đôi khi nguời ta cũng nói, không có hạt nào chuyển động nhanh hơn photon!
Sau hơn một thế kỷ thuyết tương đối đặc biệt đã vượt qua mọi nghi ngờ, thách thức, kiểm nghiệm để trở thành nền tảng của vật lý học hiện đại, một trong những biểu tượng kỳ vĩ nhất của trí tuệ con người. Thế mà, đùng một cái, cách đây vài tuần trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng người ta bạo phổi nói rằng, thuyết tương đối đã sụp đổ! Einstein sai rồi! Thực hư chuyện này ra sao?


 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Hoc thuyết tương đối của Einstein sụp đổ như thế nào?
Phát hiện hạt di chuyển "nhanh hơn ánh sáng"
phathien.jpg

Trong thuyết tương đối hẹp (hay thuyết tương đối đặc biệt), được công bố vào năm 1905, Albert Einstein nói không có bất kỳ vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (299.792 km/giây) trong môi trường chân không.
Nhưng hôm 23/9, Antonio Ereditato, người phát ngôn của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN), nói rằng những hạt neutrino trong máy gia tốc hạt lớn di chuyển với tốc độ lớn hơn ánh sáng.
Hiện tượng hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng được phát hiện hoàn toàn tình cờ bởi một nhà vật lý khi ông tham gia các thí nghiệm về hạt cơ bản. Các thí nghiệm thuộc dự án hợp tác giữa CERN và Trung tâm thí nghiệm Gran Sasso tại Italy.
Trong thí nghiệm, các chuyên gia đã bắn 15.000 luồng hạt neutrino từ ngoại ô thành phố Geneva tại Thụy Sỹ tới thành phố Gran Sasso, nơi chúng được thu nhận bởi các cỗ máy khổng lồ. Khoảng cách giữa điểm xuất phát và đích của các luồng hạt là 730 km.
Ánh sáng bay qua khoảng cách 730 km trong khoảng 2,4 phần nghìn giây, song các hạt neutrino bay nhanh hơn ánh sáng 60 phần tỷ giây, Telegraphcho biết.
“Đó chỉ là một sự khác biệt cực kỳ nhỏ, song về mặt lý thuyết nó vô cùng quan trọng”, Ereditato nói.
Do tầm quan trọng của phát hiện nên các nhà khoa học của CERN đã lặp lại thí nghiệm nhiều lần để kiểm chứng trước khi công bố.
“Chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả mà chúng tôi tìm ra. Các nhà khoa học đã kiểm tra nhiều lần để tìm ra những yếu tố có thể làm sai lệnh kết quả trong quá trình đo, song họ không tìm thấy gì. Giờ đây chúng tôi muốn các đồng nghiệp trên khắp thế giới kiểm chứng kết quả một cách độc lập”, ông Ereditato phát biểu.
Nếu phát hiện của CERN được xác nhận là chính xác, nó sẽ làm giảm giá trị của thuyết tương đối hẹp do Einstein đề xướng, theo đó tốc độ ánh sáng là hằng số không đổi trong vũ trụ và không có dạng vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
Thuyết tương đối hẹp của Einstein, vốn đã đứng vững trong hơn một thế kỷ, là một trong những yếu tố tạo nên “Mô hình chuẩn” trong vật lý hiện đại. Ngày nay giới khoa học sử dụng “Mô hình chuẩn” để mô tả, giải thích nguyên lý hoạt động của mọi thứ trong vũ trụ.
Máy gia tốc hạt lớn (LHC) là cỗ máy lớn nhất thế giới mà con người tạo ra. Nó nằm dưới một đường hầm có chiều dài 27 km ở khu vực biên giới Pháp – Thụy Sĩ. Kể từ khi LHC ra đời tới nay, Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) liên tục đưa các luồng hạt proton vào máy để chúng va chạm với nhau.
sup1.jpg

Máy gia tốc hạt lớn LHC của CERN, phương tiện giúp tìm ra kết quả chấn động kể trên.
Neutrino là hạt sơ cấp không mang điện tích, bền, có khối lượng nghỉ bằng không hoặc rất nhỏ. Do khối lượng nghỉ rất gần với không nên hạt neutrino chuyển động với tốc độ gần bằng ánh sáng và có khả năng đâm xuyên mọi thứ. Trong vũ trụ, hạt neutrino có thể di chuyển dễ dàng qua các phản ứng hạt nhân của ngôi sao và mang theo một phần năng lượng đáng kể của ngôi sao.
Nhiều tiểu thuyết giả tưởng cho rằng, nếu con người có thể tạo ra một dạng vật chất di chuyển nhanh hơn ánh sáng, chúng ta có thể quay ngược thời gian.
Kỳ tới : Phản biện của các nhà vật lý
 
Hạng C
3/1/10
902
7.773
93
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Có một phát minh mới (không rõ có là mới thật hay không) thân thiện môi trường và rất thực tế và hữu ích cho người nghèo năm ngoái em thấy là người ta đã nghĩ ra cách cho nước có hoà với chất gì đó vào mấy cái chai nhựa như chai Lavie. Đục thủng một lỗ trên mái nhà để gắn cái chai này lên, ban ngày nó sẽ tích năng lượng từ ánh nắng, buổi tối có thể phát sáng, em nghĩ chắc chỉ được như cái bóng đèn compact chừng 2-3W.

Lúc đầu nhìn thấy nói là ứng dụng cho dân cư ở khu ổ chuột của Manila (Philipin) em cũng nghĩ là đơn giản thế sao VN không làm nhỉ? May quá sau đó chừng 1, 2 tháng thấy có cái phóng sự trên TV, nói đã áp dụng cho đồng bào dân tộc phía Bắc, nơi mà mọi người hay ở trong những cái nhà tối om, ngó vào thấy mỗi bếp lửa là rõ :).
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

nintiendo nói:
Có một phát minh mới (không rõ có là mới thật hay không) thân thiện môi trường và rất thực tế và hữu ích cho người nghèo năm ngoái em thấy là người ta đã nghĩ ra cách cho nước có hoà với chất gì đó vào mấy cái chai nhựa như chai Lavie. Đục thủng một lỗ trên mái nhà để gắn cái chai này lên, ban ngày nó sẽ tích năng lượng từ ánh nắng, buổi tối có thể phát sáng, em nghĩ chắc chỉ được như cái bóng đèn compact chừng 2-3W.
Lúc đầu nhìn thấy nói là ứng dụng cho dân cư ở khu ổ chuột của Manila (Philipin) em cũng nghĩ là đơn giản thế sao VN không làm nhỉ? May quá sau đó chừng 1, 2 tháng thấy có cái phóng sự trên TV, nói đã áp dụng cho đồng bào dân tộc phía Bắc, nơi mà mọi người hay ở trong những cái nhà tối om, ngó vào thấy mỗi bếp lửa là rõ :).
Em không tin như vậy vì em không tin.
Ý của Bác là cái này đúng chưa?
DSC03635_resized.jpg


3236fd082_bong_den.jpg


DSC03619_resized.jpg


DSC03624_resized.jpg
 
Hạng C
3/1/10
902
7.773
93
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

@Mr Fill: Đúng chóc, họ làm rồi mà sao bác không tin? :D
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Bọn em đã làm nhiều, rất nhiều theo chương trình Mùa hè xanh hàng năm.
Nó chỉ phát sáng vào ban ngày chứ ban đêm thì chỉ phát sáng khi kế bên có gắn cái ....bóng Compact Bác ạ. Hê hê hê:D:D:D:D:D:D:D