Hạng F
29/10/16
12.196
25.750
113
Pháp
Dễ thôi Bác, thử trả lời theo gạch đầu dòng của Bác nhé:

Xe cấp cứu đang chạy, đang đòi quyền ưu tiên chính vì nó muốn tránh một nguy cơ!
+ nguy cơ ở đây là gì: xe cc bị gì đó chặn lại, bị làm chậm lại nên không đến được nơi cần đến hoặc đến được nhưng chậm trễ (so với nếu như nó ko bị cản trở)
+ hậu quả có thể xảy ra nếu như nguy cơ nói trên ko bị ngăn chặn? Ví dụ là tính mạng, sức khoẻ của người cần được cấp cứu.

Vậy 3 cái gạch đầu dòng của Bác có thể xảy ra như thế nào?
- đe dọa cho lợi ích của Nhà nước
Có thể! Vd Xe CC đang trên đường tham gia cứu nạn ở đâu đó, việc chậm trễ có thể làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ công, danh tiếng của nhà nước.
- đe dọa lợi ích công cộng,
Có thể, tương tự ý trên, em nghĩ chưa ra ra ví dụ cụ thể.
- đe doạ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Chắc chắn rồi! Sức khoẻ và mạng sống của bệnh nhân chính là lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Cái nầy thì em like cho bác nha, nhưng em có ý kiến khác

1 - Đe doạ nhà nước hay chính thể về chính trị hoàn toàn khác nhau , nếu như chở vị phi công anh điều trị Covid thì đồng ý, cái nầy 2020 ai cũng biết, còn dịch bệnh chọt mũi, lôi người ra với kít dởm Việt Á thì là sao mà có danh tiếng được, nhưng phải có kẽ chịu đòn mà thôi.
Đây là mặc chính trị, không thể để chính trị nằm trong giao thông được ..cái nào ra cái đó, rỏ ràng thì dể tính hơn (chung một rọ ...)

2 - Lợi ích công cũng không có, vì đây là giao thông, nếu có đụng thì ...tự xử, bảo hiểm lo, do đó lợi ích công cộng không nằm ở đây , bác thấy có đụng xe, mà chính phủ bồi thường chưa ... có đó nhưng với xe có NN hay NG mà thôi ...

3 Khi bác chủ động nhường tức là bác chịu chấp nhận cái rủi ro nhỏ đế được cái lợi lớn là ...mạng người cần cấp cứu... còn bác không chịu và nhất quyết không chịu nhường theo nhiều bài ở trên ...thì em không biết

Do đó theo bài nầy em đà viết, nên nhường nếu có thể, và khi nhường tránh thiệt hại cho chính mình mà người thứ ba ...
 
  • Like
Reactions: Nguyễn
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Cái nầy thì em like cho bác nha, nhưng em có ý kiến khác

1 - Đe doạ nhà nước hay chính thể về chính trị hoàn toàn khác nhau , nếu như chở vị phi công anh điều trị Covid thì đồng ý, cái nầy 2020 ai cũng biết, còn dịch bệnh chọt mũi, lôi người ra với kít dởm Việt Á thì là sao mà có danh tiếng được, nhưng phải có kẽ chịu đòn mà thôi.
Đây là mặc chính trị, không thể để chính trị nằm trong giao thông được ..cái nào ra cái đó, rỏ ràng thì dể tính hơn (chung một rọ ...)

2 - Lợi ích công cũng không có, vì đây là giao thông, nếu có đụng thì ...tự xử, bảo hiểm lo, do đó lợi ích công cộng không nằm ở đây , bác thấy có đụng xe, mà chính phủ bồi thường chưa ... có đó nhưng với xe có NN hay NG mà thôi ...

3 Khi bác chủ động nhường tức là bác chịu chấp nhận cái rủi ro nhỏ đế được cái lợi lớn là ...mạng người cần cấp cứu... còn bác không chịu và nhất quyết không chịu nhường theo nhiều bài ở trên ...thì em không biết

Do đó theo bài nầy em đà viết, nên nhường nếu có thể, và khi nhường tránh thiệt hại cho chính mình mà người thứ ba ...
Chơi cho vui chứ chính trị em ko dám bàn… trên đây, kkkk

tuỳ tình huống, tuỳ chù thể, tuỳ đối tượng… mà từng case có thể xét đến 1, 2 hoặc cả 3 thứ lợi ích mà bác gạch đầu dòng kể trên
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Cái nầy thì em like cho bác nha, nhưng em có ý kiến khác

1 - Đe doạ nhà nước hay chính thể về chính trị hoàn toàn khác nhau , nếu như chở vị phi công anh điều trị Covid thì đồng ý, cái nầy 2020 ai cũng biết, còn dịch bệnh chọt mũi, lôi người ra với kít dởm Việt Á thì là sao mà có danh tiếng được, nhưng phải có kẽ chịu đòn mà thôi.
Đây là mặc chính trị, không thể để chính trị nằm trong giao thông được ..cái nào ra cái đó, rỏ ràng thì dể tính hơn (chung một rọ ...)

2 - Lợi ích công cũng không có, vì đây là giao thông, nếu có đụng thì ...tự xử, bảo hiểm lo, do đó lợi ích công cộng không nằm ở đây , bác thấy có đụng xe, mà chính phủ bồi thường chưa ... có đó nhưng với xe có NN hay NG mà thôi ...

3 Khi bác chủ động nhường tức là bác chịu chấp nhận cái rủi ro nhỏ đế được cái lợi lớn là ...mạng người cần cấp cứu... còn bác không chịu và nhất quyết không chịu nhường theo nhiều bài ở trên ...thì em không biết

Do đó theo bài nầy em đà viết, nên nhường nếu có thể, và khi nhường tránh thiệt hại cho chính mình mà người thứ ba ...
3 cái gạch đầu dòng của bác thì chỉ cần đáp ứng 1 trong 3 là đã thỏa điều kiện, tuy nhiên tôi cũng chưa thấy thỏa được điều kiện nào.
Nên nhường và phải nhường về ý nghĩa thì khác nhau xa nên mới có topic này.
Nhường thì là người đó đã chấp nhận chịu thiệt nếu bị phạt.
Không nhường là do người đó không chấp nhận vi phạm luật.
Mỗi người đều có quyết định riêng của cá nhân nên không thể ép họ phải giống mình.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Là rủi ro mà khả năng rất cao là mình phải gánh chịu. Có thể không bị phạt lỗi nhưng bồi thường thiệt hại thì có đó.

"Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại." - Luật DS 2015.
Vậy là hiều thế nào là tình thế cấp thiết rồi đấy. phán đoán, suy luận sai nên nhận hậu quả phải bồi thường, vậy ai chấp nhận cái risk này? Ví dụ cụ thể case này tai sao ông Vios không nhường? vì ổng không muốn nhận cái risk cho mình.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
“Đây là sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết.”

Giải thích dùng cụm từ “sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc” quá tối nghĩa!
Sự nguy hiểm đang xảy ra, đang đe doạ 1 lợi ích… là đúng, nhưng “đe doạ ngay tức khắc” là sao?
Nếu nói đến chính bản thân mối nguy hiểm thì đúng là mối nguy hiểm phải đang diễn ra trên thực tế (là một sự tiếp diễn) chứ ko thể nói là nguy hiểm ngay tức khắc (một thời điểm) được, ko chính xác!
Nếu ý muốn nói hậu quả có thể xảy ra ngay tức khắc thì cũng không chính xác. Ở thời điểm đó chủ thể chỉ có thể nhận định là hậu quả có thể xảy ra và hậu quả này xảy ra nếu mình không ngăn ngừa chứ sao có thể lường được hậu quả sẽ xảy ra ngay tức khắc?
ví dụ chủ thể nghĩ ông B sẽ bị ông A chém nếu mình ko ngăn ông A, nhưng để cái hậu quả này xảy ra “ngay tức khắc” thì chủ thể phải chạy theo (sau) ông A chờ tới khi ông A theo kịp ông B và vung dao lên thì mới can thiệp, nếu ko, ông A đuổi ông B 10’ thậm chí 30’ mới kịp thì đâu còn “ngay tức khắc”?
Tương tự với ví dụ 2, đe doạ đang xảy ra (lửa đang cháy) nhưng nếj nói nguy cơ cháy lan tới căn nhà “ngay tức khắc” thì chưa chắc! Cháy lan qua ruộng bắp có thể là vài phút (coi như là ngay tức khắc) nhưng cũng có thể là 30’ hoặc 1 tiếng nó mới lan tới thì sao?
Vậy nên, có lẽ giải thích rằng có 1 mối nguy hiểm đang diễn ra, đang trực tiếp đe doạ gây ra thiệt hại… là đủ!
Lập luận như ông thì đâu phải là CẤP thiết, mà chỉ có thể là CẦN thiết.

Nếu chưa xác định được sự việc chắc chắn có thể xảy ra ngay lúc đó thì có là nguy cấp (cấp thiết) hay không?
Ví dụ 1: Do chủ thể NGHĨ (chỉ suy đoán) ông B sẽ bị ông A chém nhưng có chắc chắn là ông A sẽ chém hay chỉ cầm dao rượt để hù dọa ông B? hoặc A và B là bạn và chỉ vì đùa giởn nên cầm dao rượt nhau và ông x hiểu lầm?
Phần sau là đúng đấy chỉ khi thấy ông A đang vung dao chém ông B thì mới là tình huống cấp thiết cần phải can thiệp.

Ví dụ 2: Nguy cơ cháy lan đến căn nhà là có thể nhưng không CHẮC CHẮN sẽ như vậy, vì còn quá nhiều thời gian để tình huống có thể thay đổi, ví dụ gió đổi chiều, mưa, người dân gọi xe cứu hỏa đến và đã dập tắt được.
Vì vậy việc gây thiệt hại (phá ruông bắp) để tránh một thiệt hại khác (nguy cơ cháy nhà) KHÔNG PHẢI là sự lựa chọn duy nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Nói về LỢI ÍCH trong TTCT:

Khi xem xét một "hành vi vi phạm pháp luật trong tình thế cấp thiết", cấn xét tới 2 (nhóm) lợi ích liên quan:
1. Lợi ích A là lợi ích có thể bị xâm hại, cần được bảo vệ
2. lợi ích B là lợi ích bị hy sinh (để cứu lợi ích A)

- Lợi ích B phải nhỏ hơn lợi ích A (cả tính chất lẫn mức độ).
- Cả 2 nhóm lợi ích A và B đều là lợi ích hợp pháp, được pháp luật bảo vệ.
- Có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích phi vật chất (nhiều người nghĩ lợi ích thì phải là vật chất, SAI!)
- Xác định "hành vi vi phạm pháp luật trong TTCT", phải nhận diện và xác định sự tồn tại cả 2 lợi ích này, thiếu 1 trong 2 thì không còn "Hành vi VPPL trong TTCT" nữa. Việc xác định này là ý chí chủ quan của chủ thể hành vi vi phạm pháp luật trong TTCT (nói gọn là "chủ thể") ngay tại thời điểm quyết định hành động. Cơ quan pháp luật, nếu xét yếu tố này cũng phải đăt mình vào vị trí chủ thể tại thời điểm quyết định hành động, không để cho hậu quả đã xảy ra làm ảnh hưởng. Ví dụ bệnh nhân trên xe CC finally là không bị sao cả cho nên cơ quan điều tra kết luận đó không phải là TTCT là không chính xác...

Khi xác định các yếu tố để quyết định có hành động hay không, chủ thể phải tự xác định & so sánh 2 lợi ích này. Nhắc lại, đây là ý chí chủ quan của chủ thể.

Lợi ích A:
Ba cái gạch đầu dòng của bác Osin thuộc lợi ích A. Một TTCT chỉ cần 1 lợi ích A là đủ.
Trong các ví dụ của tui (post #455) thì:
+ lợi ích A của ví dụ 1 là lợi ích cá nhân: sức khỏe, tính mạng của ông B;
+ lợi ích A của ví dụ 2 cũng lợi ích cá nhân: quyền về tài sản của ai đó (căn nhà có nguy cơ bị cháy lan). Quyền về tài sản ở đây cũng có thể là của chính cá nhân chủ thể (nếu căn nhà là của chủ thể), nhưng nếu vậy sự phân định lại thêm phức tạp vì xuất hiện thêm yếu tố "hành động vì vụ lợi - nôm na là vì lợi ích cá nhân của chủ thể"
+ Ví dụ 3: khi chưa biết chính xác xe cấp cứu đang thực hiện nhiệm vụ gì nên chủ thể có thể xem là lợi ích A của ví dụ này cũng là lợi ích cá nhân: sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân (đối tượng phục vụ của xe cấp cứu). ĐỪNG nhầm lẫn với lợi ích CỦA xe cấp cứu (hay của tài xế xe CC).

Lợi ích B: là lợi ích bị hy sinh để cứu lợi ích A. Nhắc lại: Lợi ích bị hy sinh ở đây có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích phi vật chất. Có thể là lợi ích của người khác, cũng có thể là lợi ích của chính chủ thể.
Ví dụ: cái ghế bị hỏng trong ví dụ 1 là "lợi ích vật chất của người khác". Tương tự, ruộng bắp bị chặt bỏ trong ví dụ 2 là lợi ích vật chất của người khác, nhưng nếu ruộng bắp là của chủ thể thì đó là lợi ích vật chất của chính chủ thể.

Khi nhận định để quyết định có hành động hay không, sự chi phối của "lợi ích bị hy sinh" đóng vai trò rất lớn. Bản chất của hành động này là hy sinh một cách hợp lý lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cần thiết hơn. Chính vì tính hợp lý này mà về mặt xã hội, chúng ta coi việc hành động trong tình thế cấp thiết là hành động có ích. Nó được đặt trong mối quan hệ khăng khít giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa cái cần thiết và cái có thể, cần phải hy sinh để bảo vệ cái cần thiết.

Đặc biệt trong các trường hợp lợi ích B chính là lợi ích của cá nhân chủ thể thì người ích kỷ sẽ không hành động, vì họ sợ lợi ích của cá nhân họ bị xâm hại, họ coi lợi ích của họ lớn hơn lợi ích cần đươc bảo vệ (lợi ích A) hoặc họ sợ rủi ro cho họ.

Nói lại, hành động hay không hành động trong TTCT là ý chí chủ quan của chủ thể, luật chưa có quy định bắt buộc phải hành động. Xu thế chung là chủ thể CÓ THỂ gặp rắc rối, rủi ro khi hành động (đặc biệt là khi xáy ra các yếu tố bất ngờ, khi cơ quan pháp luật không đủ công minh...), tuy nhiên, việc tốt thì nên làm! Ích kỷ thì thôi kkkk
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Nói về LỢI ÍCH trong TTCT:

Khi xem xét một "hành vi vi phạm pháp luật trong tình thế cấp thiết", cấn xét tới 2 (nhóm) lợi ích liên quan:
1. Lợi ích A là lợi ích có thể bị xâm hại, cần được bảo vệ
2. lợi ích B là lợi ích bị hy sinh (để cứu lợi ích A)

- Lợi ích B phải nhỏ hơn lợi ích A (cả tính chất lẫn mức độ).
- Cả 2 nhóm lợi ích A và B đều là lợi ích hợp pháp, được pháp luật bảo vệ.
- Có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích phi vật chất (nhiều người nghĩ lợi ích thì phải là vật chất, SAI!)
- Xác định "hành vi vi phạm pháp luật trong TTCT", phải nhận diện và xác định sự tồn tại cả 2 lợi ích này, thiếu 1 trong 2 thì không còn "Hành vi VPPL trong TTCT" nữa. Việc xác định này là ý chí chủ quan của chủ thể hành vi vi phạm pháp luật trong TTCT (nói gọn là "chủ thể") ngay tại thời điểm quyết định hành động. Cơ quan pháp luật, nếu xét yếu tố này cũng phải đăt mình vào vị trí chủ thể tại thời điểm quyết định hành động, không để cho hậu quả đã xảy ra làm ảnh hưởng. Ví dụ bệnh nhân trên xe CC finally là không bị sao cả cho nên cơ quan điều tra kết luận đó không phải là TTCT là không chính xác...

Khi xác định các yếu tố để quyết định có hành động hay không, chủ thể phải tự xác định & so sánh 2 lợi ích này. Nhắc lại, đây là ý chí chủ quan của chủ thể.

Lợi ích A:
Ba cái gạch đầu dòng của bác Osin thuộc lợi ích A. Một TTCT chỉ cần 1 lợi ích A là đủ.
Trong các ví dụ của tui (post #455) thì:
+ lợi ích A của ví dụ 1 là lợi ích cá nhân: sức khỏe, tính mạng của ông B;
+ lợi ích A của ví dụ 2 cũng lợi ích cá nhân: quyền về tài sản của ai đó (căn nhà có nguy cơ bị cháy lan). Quyền về tài sản ở đây cũng có thể là của chính cá nhân chủ thể (nếu căn nhà là của chủ thể), nhưng nếu vậy sự phân định lại thêm phức tạp vì xuất hiện thêm yếu tố "hành động vì vụ lợi - nôm na là vì lợi ích cá nhân của chủ thể"
+ Ví dụ 3: khi chưa biết chính xác xe cấp cứu đang thực hiện nhiệm vụ gì nên chủ thể có thể xem là lợi ích A của ví dụ này cũng là lợi ích cá nhân: sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân (đối tượng phục vụ của xe cấp cứu). ĐỪNG nhầm lẫn với lợi ích CỦA xe cấp cứu (hay của tài xế xe CC).

Lợi ích B: là lợi ích bị hy sinh để cứu lợi ích A. Nhắc lại: Lợi ích bị hy sinh ở đây có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích phi vật chất. Có thể là lợi ích của người khác, cũng có thể là lợi ích của chính chủ thể.
Ví dụ: cái ghế bị hỏng trong ví dụ 1 là "lợi ích vật chất của người khác". Tương tự, ruộng bắp bị chặt bỏ trong ví dụ 2 là lợi ích vật chất của người khác, nhưng nếu ruộng bắp là của chủ thể thì đó là lợi ích vật chất của chính chủ thể.

Khi nhận định để quyết định có hành động hay không, sự chi phối của "lợi ích bị hy sinh" đóng vai trò rất lớn. Bản chất của hành động này là hy sinh một cách hợp lý lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cần thiết hơn. Chính vì tính hợp lý này mà về mặt xã hội, chúng ta coi việc hành động trong tình thế cấp thiết là hành động có ích. Nó được đặt trong mối quan hệ khăng khít giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa cái cần thiết và cái có thể, cần phải hy sinh để bảo vệ cái cần thiết.

Đặc biệt trong các trường hợp lợi ích B chính là lợi ích của cá nhân chủ thể thì người ích kỷ sẽ không hành động, vì họ sợ lợi ích của cá nhân họ bị xâm hại, họ coi lợi ích của họ lớn hơn lợi ích cần đươc bảo vệ (lợi ích A) hoặc họ sợ rủi ro cho họ.

Nói lại, hành động hay không hành động trong TTCT là ý chí chủ quan của chủ thể, luật chưa có quy định bắt buộc phải hành động. Xu thế chung là chủ thể CÓ THỂ gặp rắc rối, rủi ro khi hành động (đặc biệt là khi xáy ra các yếu tố bất ngờ, khi cơ quan pháp luật không đủ công minh...), tuy nhiên, việc tốt thì nên làm! Ích kỷ thì thôi kkkk
À cuối cùng thì cũng chấp nhận chỉ là NÊN chứ không là PHẢI làm.
Nếu ngay từ đầu xác định vậy thì có phải tranh cãi làm gì cho tốn tài nguyên diễn đàn.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Dốt, tìm coi có chỗ nào tui nói "phải làm" ko? đừng chơi chiêu né chủ điểm!

Cái dốt là không hiểu (nên không xác định được) thế nào là "hành động trong TTCT", nói chệch qua cái khác để che yếu kém ha!

Mà thôi, càng nói càng thấy "ný nuận yếu", bỏ đi!
 
  • Haha
Reactions: diluantran