Hạng B2
5/6/18
274
761
93
SG
Tất nhiên là bên bán đâu có muốn công chứng làm chi vì chỉ muốn nắm cán. Cái vấn đề là có nhiều ông bên mua cứ nằng nặc đòi ra công chứng.

Hồi đó bán căn chung cư có 1ty6 thôi mà ông nội kia cọc có 60 chai cũng đòi mang nhau ra CC cho bằng được. Hên bữa đó ra tới vpcc thì giấy CMND bên tôi lại mới đổi, không khớp cmnd cũ nên CCV không chịu làm giấy cọc. Tôi về rồi cũng bỏ luôn, không thèm bán cho lão đó nữa, đẩy ngay cho người khác khỏi rắc rối.

Bên mua muốn ra công chứng vì nhiều lý do nhưng về cơ bản là họ cũng muốn có sự an toàn đảm bảo cho mình khi đặt cọc VD
- Công chứng có thể kiểm tra tình trạng giao dịch của tài sản, có thế chấp, cho thuê, ủy quyền ... gì không thông qua mạng chia sẻ dữ liệu công chứng.
- Công chứng có thể kiểm tra xem giao dịch có bị ngăn chặn bởi các cá nhân, cơ quan nào khác hay không thông qua mạng ngăn chặn của Sở Tư pháp
- Công chứng kiểm tra về tính pháp lý của giấy tờ tài sản như thời hạn sử dụng đất còn không, tài sản chung hay riêng ...?
- Hợp đồng công chứng là tài liệu có giá trị chứng cứ không cần phải chứng minh khi xảy ra tranh chấp vv và vv ...
Cho nên công chứng đặt cọc cũng có những mặt lợi và hại với cả hai bên. Nếu có thiện chí thì giải quyết dễ dàng. Nếu không thì cả hai bên đều sẽ tốn thời gian và tiền bạc.
 
  • Like
Reactions: Winter-Sonata
12/10/07
2.342
10.168
113
Nhân chuyện này mới ngồi lục ra mấy cái mẫu hợp đồng đặt cọc cũ coi.

Toàn lấy từ nguồn của các văn phòng luật sư mà không cái nào giống cái nào. Có cái thấy sơ sài quá, câu chữ chấm phẩy đôi khi còn thiếu, có thể gây ra sự diễn giải khác nghĩa.
 
Hạng B2
15/8/11
291
43
38
Các bác cho em hỏi, vụ check quy hoạch này ngoài việc lên phường gặp anh địa chính thì còn có thể check ở đâu? Em mới xem nền ở Hoàng Quốc Việt quận 7, nhìn rất tươm tất nhưng chỉ là khu nội bộ (gần HQV giao HTP). Cũng băn khoăn ko biết khu này đã quy hoạch gọn gẽ chưa
 
Hạng B2
1/11/16
100
195
63
Điều 132 BLDS quy định: "Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó".
 
12/10/07
2.342
10.168
113
Tôi mới đọc bài viết này, khá giống trường hợp bác chủ thớt nêu ra. Bác @dung_thomrau nên xem 1 trong hai trường hợp nêu ra trong bài viết sau, trường hợp của người nhà bác giống cái nào:

Hỏi: Tôi đặt cọc 100 triệu đồng mua một căn nhà tại quận Tân Phú (Tp.HCM) với giá gần 1,5 tỷ đồng. Theo thỏa thuận đặt cọc, nếu không mua tôi sẽ mất số tiền trên, nếu bên bán không bán sẽ mất gấp đôi tiền đặt cọc.
Sau đó, tôi lên quận hỏi về hiện trạng quy hoạch của thửa đất thì được biết một phần diện tích căn nhà nằm trong phạm vi quy hoạch nên không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch mua bán nữa. Xin hỏi, tôi phải làm thế nào để lấy lại khoản tiền đã đặt cọc?

Trần Thị Tố Chi (quận 3, Tp.HCM)


Trả lời:
Chúng tôi chia tình huống bạn hỏi làm hai trường hợp:


Trường hợp 1: Đối tượng của Hợp đồng đặt cọc nằm trong quy hoạch mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì hoạt động mua bán chuyển nhượng giữa các bên hoàn toàn có thể thực hiện.

Trường hợp 2: Đối tượng của Hợp đồng đặt cọc nằm trong quy hoạch và đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển nhượng được diễn ra nêu trên của các bên là trái pháp luật, giao dịch không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Khoản 2, Điều 49, Luật Đất đai 2013: “2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.


Như vậy, trong trường hợp 2, nhà đất (đối tượng của Hợp đồng) đã có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch thì chủ sở hữu không được phép tiến hành các giao dịch liên quan đến thửa đất mà phải tiếp tục sử dụng theo mục đích xác định trước đó; giao dịch chỉ hợp pháp khi chưa có quyết định thu hồi đất chính thức, kế hoạch sử dụng đất được công bố của cơ quan thẩm quyền.

Tình huống bạn hỏi được chia hai trường hợp nêu trên với hậu quả pháp lý là khác nhau.

Ở trường hợp thứ nhất, việc hai bên tiến hành mua bán, chuyển nhượng nhà đất là hoàn toàn hợp pháp. Như vậy, nếu không có vi phạm của bên nhận cọc việc đơn phương yêu cầu hoàn tiền cọc là không được pháp luật chấp nhận.

Ở trường hợp thứ hai, Hợp đồng đặt cọc được xác lập đã vi phạm trực tiếp điều cấm của luật do đối tượng của Hợp đồng không được phép giao dịch. Vì vậy, Hợp đồng đặt cọc này bị vô hiệu toàn bộ ngay thời điểm xác lập. Xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 137, Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, việc hoàn trả cho bạn toàn bộ số tiền đặt cọc là nghĩa vụ của bên bán. Giải pháp thương lượng trong trường hợp này sẽ được ưu tiên. Tuy nhiên, nếu sự thương lượng không đạt được, bạn có thể tiến hành các thủ tục tố tụng tại Tòa án.

Luật sư Nguyễn Phú Thắng
(Đoàn Luật sư Hà Nội)
https://batdongsan.com.vn/trinh-tu-...hi-khong-muon-mua-dat-trong-quy-hoach-ar61961
 
12/10/07
2.342
10.168
113
Bài này thì luật sư còn khẳng định chắc chắn hơn:

Mua nhầm nhà thuộc quy hoạch có đòi được tiền cọc?
29/04/2014 11:46


Hỏi: Tôi đã đặt cọc 100 triệu đồng để mua 1 căn nhà tại quận Long Biên với giá gần 1 tỷ đồng. Sau đó, tôi đến UBND quận hỏi về hiện trạng quy hoạch của thửa đất thì được biết 1 phần diện tích căn nhà nằm trong phạm vi quy hoạch nên không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch mua bán nữa.
Vậy, tôi phải làm thế nào để lấy lại tiền đã đặt cọc?
Nguyễn Hữu (Hà Nội)
Trả lời:
Theo khoản 1, Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chưa được cấp giấy chứng nhận.
Áp dụng tương tự quy định đó, khi hai bên mua bán nhà ở, đất ở thuộc khu vực phải thu hồi đất theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì, việc đăng ký biến động, sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sẽ không được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận, giải quyết.


Trường hợp nhà ở, đất ở mà ông Nguyễn Hữu đã đặt cọc để mua, có một phần diện tích nằm trong phạm vi, khu vực quy hoạch và nếu đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc mua bán, chuyển nhượng sẽ không được sang tên, đổi chủ. Vì lý do này, ông Hữu có thể yêu cầu bên chuyển nhượng hoàn trả tiền đặt cọc. Nếu bên chuyển nhượng không chấp nhận, ông có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, tuyên bố giao dịch đặt cọc vô hiệu, để nhận lại tiền đã đặt cọc.

Nếu trường hợp nhà ở, đất ở thuộc quy hoạch, nhưng đã quá 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch mà chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án; và trong hợp đồng đặt cọc bên bán không có cam kết sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cọc nếu nhà ở, đất ở đem chuyển nhượng thuộc quy hoạch, thì cho dù nhà ở, đất ở có thuộc quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi, bên bán cũng không có lỗi. Trường hợp này, căn cứ khoản 2 Điều 358 Bộ Luật Dân sự, nếu ông Hữu từ chối việc mua nhà ở, đất ở như đã thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc thì ông không có quyền đòi lại tiền đặt cọc.

Phương án tốt nhất là ông Hữu chủ động gặp gỡ bên bán để thương lượng về khoản tiền đặt cọc này.
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
(Theo Chinhphu)


https://batdongsan.com.vn/tranh-chap/mua-nham-nha-thuoc-quy-hoach-co-doi-duoc-tien-coc-ar58941
 
Hạng B2
23/10/13
470
667
113
Bài này thì luật sư còn khẳng định chắc chắn hơn:

Mua nhầm nhà thuộc quy hoạch có đòi được tiền cọc?
29/04/2014 11:46


Hỏi: Tôi đã đặt cọc 100 triệu đồng để mua 1 căn nhà tại quận Long Biên với giá gần 1 tỷ đồng. Sau đó, tôi đến UBND quận hỏi về hiện trạng quy hoạch của thửa đất thì được biết 1 phần diện tích căn nhà nằm trong phạm vi quy hoạch nên không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch mua bán nữa.
Vậy, tôi phải làm thế nào để lấy lại tiền đã đặt cọc?
Nguyễn Hữu (Hà Nội)
Trả lời:
Theo khoản 1, Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chưa được cấp giấy chứng nhận.
Áp dụng tương tự quy định đó, khi hai bên mua bán nhà ở, đất ở thuộc khu vực phải thu hồi đất theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì, việc đăng ký biến động, sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sẽ không được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận, giải quyết.


Trường hợp nhà ở, đất ở mà ông Nguyễn Hữu đã đặt cọc để mua, có một phần diện tích nằm trong phạm vi, khu vực quy hoạch và nếu đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc mua bán, chuyển nhượng sẽ không được sang tên, đổi chủ. Vì lý do này, ông Hữu có thể yêu cầu bên chuyển nhượng hoàn trả tiền đặt cọc. Nếu bên chuyển nhượng không chấp nhận, ông có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, tuyên bố giao dịch đặt cọc vô hiệu, để nhận lại tiền đã đặt cọc.

Nếu trường hợp nhà ở, đất ở thuộc quy hoạch, nhưng đã quá 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch mà chưa có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án; và trong hợp đồng đặt cọc bên bán không có cam kết sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cọc nếu nhà ở, đất ở đem chuyển nhượng thuộc quy hoạch, thì cho dù nhà ở, đất ở có thuộc quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi, bên bán cũng không có lỗi. Trường hợp này, căn cứ khoản 2 Điều 358 Bộ Luật Dân sự, nếu ông Hữu từ chối việc mua nhà ở, đất ở như đã thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc thì ông không có quyền đòi lại tiền đặt cọc.

Phương án tốt nhất là ông Hữu chủ động gặp gỡ bên bán để thương lượng về khoản tiền đặt cọc này.
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
(Theo Chinhphu)


https://batdongsan.com.vn/tranh-chap/mua-nham-nha-thuoc-quy-hoach-co-doi-duoc-tien-coc-ar58941
nếu trên giấy tờ thì mình thuộc trường hợp 2 rồi, bên tui đang cố gắng thương lượng với chủ nhà để xin lại tiền, mọi chuyện có vẻ tốt sẽ báo kết quả cho bác biết nhé
 
Hạng B2
16/3/14
482
683
143
Đọc link vành đai 3 thấy tội nghiệp Sài Thành vãi, kiếm biết bao nhiêu tiền nhưng bị nộp tô về ngoài kia làm cuộc sống bộn bề khốn khó. Ra HN bộ mặt thành thị, đường xá cầu cống thay đổi lạc cmn đường luôn mặc dù xưa học ở đó 5,6 năm, thay đổi chóng mặt các bác ợ
 
Hạng B2
23/10/13
470
667
113
Báo cáo bác bác tình hình là người nhà mình đã nhận dc 390tr trên tổng số 500tr tiền cọc, phần còn lại 60tr môi giới họ lấy k trả, và bên bán họ đề nghị ho lấy 50tr tiên công sức.
Kết quả này khá tốt cũng coi như bài học cho Chú mình
- Cám ơn bên bán, có lẽ bên bán cũng đọc dc những dòng chia sẽ này trên otosaigon.Tui hiểu khi mua trúng đất qui hoạch thì cũng muốn bán lại cho người sau để hoàn vốn, nhưng khi sự việc không thành thì cũng đã xử lý có tình.
-Mấy chú môi giới khi xãy ra sự việc thì chạy hết k chú nào chịu trách nhiệm, qua sự việc mấy chú biết tất cả nguồn gốc đất ngay từ đầu, chỉ vì máy chục triệu mà mấy chú gạt cả ông già, chối bỏ trách nhiệm, xém nữa đưa gia đình họ vô thiệt hại lớn.
 
  • Like
Reactions: Winter-Sonata