RE: Đâm vào cột điện giữa đường
Bác Thiết,
Cháu đã nói rõ ràng trong trích đoạn trên là cháu không muốn khen nước Mỹ, và đấy chỉ là một vài ví dụ nhỏ về những gì họ làm mà ta nên tiếp thu. Bác đã bỏ qua toàn bộ những gì cháu viết ở trên và chỉ trả lời nhằm phê phán một nước Mỹ mà cháu không hề ca ngợi. Cháu không phản đối điều đó nhưng cũng không muốn nói thêm về nó vì nó không hề liên quan đến chủ đề bài này. Hy vọng lần sau bác không đọc bài của cháu qúa kỹ như vậy. Ngày trước cô giáo dạy môn Làm Văn trong trường phổ thông của cháu có nói rằng, bài viết văn có hay đến mấy mà lạc đề thì cũng chỉ được điểm không.
Các bác khác, điều mà em muốn nói trong bài trước không phải để phân định ai có lỗi trong tai nạn vừa rồi. Cái em muốn nói là những việc đáng tiếc như vậy rất có thể đã được ngăn chặn nếu như chúng ta thực sự muốn. Đúng như bác Phamtiensinh nói, không có ai mà không một lần vi phạm luật giao thông, không ai có thể luôn giữ ý thức mọi lúc mọi nơi. Đó là bản chất tự nhiên của con người. Vì vậy nên muốn bảo vệ tính mạng của con người thì cần phải làm nhiều hơn là gắn cái biển báo. Nếu mọi người đều có ý thức thì có lẽ chỉ cần viết một dòng chữ lên khẩu súng "không được bóp cò khi không muốn bắn" là đủ, đâu cần tới cái chốt an toàn! Tương tự như cái biển báo là dòng chữ trên bao thuốc lá: "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe". Ai cũng biết vậy nhưng tại sao chỉ trong một thời gian ngắn VN đã trở thành nước có tỉ lệ đàn ông hút thuốc cao nhất thế giới, trong khi tỉ lệ này ở những nước châu Âu lại đang giảm dần. Em không tin là bọn mắt xanh mũi lõ có ý thức hơn dân mình, nhưn vì đâu lại có sự trái ngược như vậy? Hãy nhìn vào sự khác biệt giữa tiền thuế đánh vào điếu thuốc, nhìn vào sự bất tiện khi hút thuốc ở nơi công cộng giữa nước ta và các nước châu Âu là ta có câu trả lời. Họ đã làm nhiều hơn cái biển báo.
Việc coi thường quyền lợi và cả mạng sống của con người ở ta có lẽ đã đến mức báo động vì nó đang diễn ra nhiều hơn và công khai hơn. Mạng sống của người dân thường dường như trở nên quá nhỏ bé, nhất là những người nghèo thấp cổ bé họng. Đường đào lên thì chẳng biển báo, chẳng barier chắn làm người đi đường thụt xuống bị tai nạn, trẻ nhỏ rơi xuống chết đuối. Thi công xây dựng để cần cẩu đổ vào nhà dân, cao ốc xây lên thì nhà bên cạnh sập... và còn nhiều sự việc khác xảy ra như các bác đã biết. Các công trình đó vẫn hiên ngang mọc lên, không ai phải chịu trách nhiệm trước tai nạn, chỉ có những người bị hại là không biết kêu ai.
Nếu các bác muốn cụ thể hơn thì em xin lấy ví dụ vụ sập cầu Cần Thơ. Trước sức ép của dư luận và việc báo chi đưa tin rùm beng suốt nhiều tuần liền, đã có ông "sẵn sàng từ chức" nếu lỗi đó thuộc về cơ quan ông. Ông khác thì bắt phải có kết quả điều tra trong vòng 1 tháng. Các ông Nhật thì sang tận Việt Nam thành tâm vái lạy. Bây giờ đã gần nửa năm, các chuyên gia hàng đầu về ngành xây dựng của Việt Nam và quốc tế đã điều tra xong, đã trình kết quả lên cho "trên cao". Tuy không được nhanh như mong đợi của ông nọ, nhưng có lẽ ông cũng biết lỗi thuộc về ai. Nhưng cho tơi nay Ông sẵn sàng từ chức vẫn chưa thấy từ chức, vậy rõ ràng lỗi không thuộc về phía Việt Nam. Ông Nhật Bản đã về Nhật và nhà thầu vẫn tiếp tục được thi công công trình, rõ ràng lỗi không thuộc về nhà thầu. Vậy có lẽ lỗi thuộc về những người nông dân nghèo đang nằm sâu dưới 3 tấc đất. Lỗi thuộc về họ vì họ quá nghèo, vì họ đã bỏ ruộng đồng để tìm cách cải thiện bữa cơm gia đình. Lỗi thuộc về họ vì họ không thể kêu oan và cũng không ai muốn kêu oan cho họ. Lỗi thuộc về kẻ không nói được, hoặc nói không ai nghe.
Quay lại chuyện cái cột điện. Tuy nó đã lấy đi 3 mạng người, nhưng việc nó đứng hiên ngang giữa đường vẫn là chuyện nhỏ, bản chất sự việc phía sau sự tồn tại của nó và anh em nhà nó mới là chuyện để chúng ta cần suy ngẫm.
Trích đoạn: Mr.Thiet
Thế sao nó không "nó" không xây tường chắn đạn để HS,SV bị bắn đỡ thiệt mạng ??? Mà những vụ việc như vậy đâu phải chỉ xảy ra 1 lần...Trích đoạn: 318ti
Ví dụ trên cháu viết ra không phải để khen nước Mỹ, chỉ là để thấy được bọn "đế quốc sài lang" nó cũng biết đến an toàn của con người là phải được đặt lên hàng đầu. Bao giờ những người "có trách nhiệm", có thẩm quyền ở nước mình mới hiểu được điều đó?
Lái xe là phải làm chủ tốc độ. Với tốc độ đâm gãy cột điện cao thế, thì cán vào 1 viên gạch cũng có thể lật xe.!!!
Bác Thiết,
Cháu đã nói rõ ràng trong trích đoạn trên là cháu không muốn khen nước Mỹ, và đấy chỉ là một vài ví dụ nhỏ về những gì họ làm mà ta nên tiếp thu. Bác đã bỏ qua toàn bộ những gì cháu viết ở trên và chỉ trả lời nhằm phê phán một nước Mỹ mà cháu không hề ca ngợi. Cháu không phản đối điều đó nhưng cũng không muốn nói thêm về nó vì nó không hề liên quan đến chủ đề bài này. Hy vọng lần sau bác không đọc bài của cháu qúa kỹ như vậy. Ngày trước cô giáo dạy môn Làm Văn trong trường phổ thông của cháu có nói rằng, bài viết văn có hay đến mấy mà lạc đề thì cũng chỉ được điểm không.
Các bác khác, điều mà em muốn nói trong bài trước không phải để phân định ai có lỗi trong tai nạn vừa rồi. Cái em muốn nói là những việc đáng tiếc như vậy rất có thể đã được ngăn chặn nếu như chúng ta thực sự muốn. Đúng như bác Phamtiensinh nói, không có ai mà không một lần vi phạm luật giao thông, không ai có thể luôn giữ ý thức mọi lúc mọi nơi. Đó là bản chất tự nhiên của con người. Vì vậy nên muốn bảo vệ tính mạng của con người thì cần phải làm nhiều hơn là gắn cái biển báo. Nếu mọi người đều có ý thức thì có lẽ chỉ cần viết một dòng chữ lên khẩu súng "không được bóp cò khi không muốn bắn" là đủ, đâu cần tới cái chốt an toàn! Tương tự như cái biển báo là dòng chữ trên bao thuốc lá: "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe". Ai cũng biết vậy nhưng tại sao chỉ trong một thời gian ngắn VN đã trở thành nước có tỉ lệ đàn ông hút thuốc cao nhất thế giới, trong khi tỉ lệ này ở những nước châu Âu lại đang giảm dần. Em không tin là bọn mắt xanh mũi lõ có ý thức hơn dân mình, nhưn vì đâu lại có sự trái ngược như vậy? Hãy nhìn vào sự khác biệt giữa tiền thuế đánh vào điếu thuốc, nhìn vào sự bất tiện khi hút thuốc ở nơi công cộng giữa nước ta và các nước châu Âu là ta có câu trả lời. Họ đã làm nhiều hơn cái biển báo.
Việc coi thường quyền lợi và cả mạng sống của con người ở ta có lẽ đã đến mức báo động vì nó đang diễn ra nhiều hơn và công khai hơn. Mạng sống của người dân thường dường như trở nên quá nhỏ bé, nhất là những người nghèo thấp cổ bé họng. Đường đào lên thì chẳng biển báo, chẳng barier chắn làm người đi đường thụt xuống bị tai nạn, trẻ nhỏ rơi xuống chết đuối. Thi công xây dựng để cần cẩu đổ vào nhà dân, cao ốc xây lên thì nhà bên cạnh sập... và còn nhiều sự việc khác xảy ra như các bác đã biết. Các công trình đó vẫn hiên ngang mọc lên, không ai phải chịu trách nhiệm trước tai nạn, chỉ có những người bị hại là không biết kêu ai.
Nếu các bác muốn cụ thể hơn thì em xin lấy ví dụ vụ sập cầu Cần Thơ. Trước sức ép của dư luận và việc báo chi đưa tin rùm beng suốt nhiều tuần liền, đã có ông "sẵn sàng từ chức" nếu lỗi đó thuộc về cơ quan ông. Ông khác thì bắt phải có kết quả điều tra trong vòng 1 tháng. Các ông Nhật thì sang tận Việt Nam thành tâm vái lạy. Bây giờ đã gần nửa năm, các chuyên gia hàng đầu về ngành xây dựng của Việt Nam và quốc tế đã điều tra xong, đã trình kết quả lên cho "trên cao". Tuy không được nhanh như mong đợi của ông nọ, nhưng có lẽ ông cũng biết lỗi thuộc về ai. Nhưng cho tơi nay Ông sẵn sàng từ chức vẫn chưa thấy từ chức, vậy rõ ràng lỗi không thuộc về phía Việt Nam. Ông Nhật Bản đã về Nhật và nhà thầu vẫn tiếp tục được thi công công trình, rõ ràng lỗi không thuộc về nhà thầu. Vậy có lẽ lỗi thuộc về những người nông dân nghèo đang nằm sâu dưới 3 tấc đất. Lỗi thuộc về họ vì họ quá nghèo, vì họ đã bỏ ruộng đồng để tìm cách cải thiện bữa cơm gia đình. Lỗi thuộc về họ vì họ không thể kêu oan và cũng không ai muốn kêu oan cho họ. Lỗi thuộc về kẻ không nói được, hoặc nói không ai nghe.
Quay lại chuyện cái cột điện. Tuy nó đã lấy đi 3 mạng người, nhưng việc nó đứng hiên ngang giữa đường vẫn là chuyện nhỏ, bản chất sự việc phía sau sự tồn tại của nó và anh em nhà nó mới là chuyện để chúng ta cần suy ngẫm.