Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Dây cao áp

VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Dây cao áp

Trích đoạn: secooto

dây cao áp là loại dây có điện trở nhằm lọc nhiễu mà.
dây cao áp cần có điện trở lớn để giảm dòng điện đánh lửa.
Có 2 bác trả lời bác qha_vn rồi nè

em xin phép có thêm 1 giả nhời nữa!
Lâu lắm mới thấy Tabalo lên đây , bữa ngồi ở Thắng Cố ( Sơn Tây ) ngồi xa bác quá nên không có dịp hầu chuyện cùng bác , còn bữa bác zô Xì ghềnh thì emm lại hổng biết thiệt là đắc tội , thôi thì em sẽ cố gắng có 1 trả lời cùng bác và cả các bác khác thật chi tiết để bác tham khảo:

Sự phát tia lửa ở Bugi chính là sự phóng điện( có tài liệu gọi là Hồ Quang) trong không khí , khỏang cách 2 chấu ( cực) của Bugi trung bình là .8mm - 1.1mm. Ta đã biết không khí dẫn điện rất kém có nghĩa là điện trở của không khí rất lớn. Để có được sự phóng điện giữa 2 chấu của Bugi cần phải có 1 điện trường đủ lớn để thu hút các hạt Electron vượt qua lớp dung môi dày từ .8mm đến 1.1mm kia , nói nôm na là điện áp đặt vào chấu bugi cần phải rât lớn ( thường từ 25KV - 30V) muốn biết chính xác xe của các bác bao nhiêu vui lòng coi trong Manual hoặc hỏi anh Gúc Gồ
khỏang cách cháu Bugi càng bé thì khả năng phóng điện càng dễ nhưng năng luợng cũng yếu hơn tức là khả năng đốt hòan tòan giảm xuống , thế cho nên 1 số sửa chữa tạm đối với xe khó nổ là người ta gõ nhẹ cho chân chấu bugi nhỏ đi 1 chút

bây giờ bàn đến điện trở
Như trên đã trình bày! tuy khỏang hở của bugi của chỉ là 1mm thì địện trở của khỏang hở này cũng lên đến chục Giga Ôm thậm chí hơn nữa ( có tài liệu nói về yêu cầu của xứ cách điện bọc giữa chân chấu bugi và phần vỏ Bugi ( chứa ren để vặn lên đến vài chục Giga ôm) thế cho nên điện trở của phần dây dẫn đến Bugi (nếu có) đến vài chục Kilô Ôm cũng chẳng nghĩa lý gì , Phỏng ạh

Ngày xưa, người ta thường dùng lõi bằng đồng bọc trong lớp cách điện dày để làm dây cao áp ( các bác có thể tìm thấy trong hầu hết các đời xe cũ Pơ Rô 402, Fi át 201, Ford Falcon , Uóat , Beijing, Hồng Hà , Ba Cầu, các kiểu Gat ... và Honda 67 nữa

với những thành tựu nghiên kứu về đánh lửa xe , cùng với khả năng công nghệ cho phép tăng điện áp đánh lửa từ 20KV lên 30KV , người ta nhận thấy rằng thay ruột sợi dây cao áp bằng đồng thành sợi Cạc Bon ( than chì) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đánh lửa và hạn chế nhiễu sóng điện từ
đến đây có bác sẽ hỏi, vì sao lại là than chì và vì sao lại tăng khả năng đánh lửa
Xin thưa , với sợi than chì mỗi 10cm sẽ có điện trở lối 1k ôm và trung bình 1 sợi dài khỏang 40cm có điện trở lối 4K ôm, (cũng chẳng bõ bèn gì so với con số đề cập ở trên ) nhưng để nôm na các bác hãy hình dung mình cầm cái vòi nước cho nó chảy từ từ để tưới cây thì không xa bằng nhấp nhấp cái vòi nó sẽ phun xa hơn . ở đây cũng vậy tích lũy năng luợng tại đầu chia điện khá đủ rồi mới phóng 1 phát đến chân chấu Bugi cho hiệu quả như vậy
Thế còn việc khắc phục nhiễu điện từ , với cái ruột làm bằng bột than to bằng cái ruột viết chì các cháu xài trên trường học , sự phóng điện qua lớp bột than này được xem như phóng qua 1 cái áo kim lọai ( Lồng Farađây) và giảm thiểu được nhiễu . Trong các xe nhà binh rất nhiều thiết kế cho sợi cao áp này với bao bọc bên ngòai là 1 lớp giấy bạc thậm chí là cả 1 lớp áo bằng kim lọai cũng chính là mục đích này!

Quay trở lại câu hỏi của bác Tabalo, bác có thể dùng băng keo hoặc ống gen để khắc phục tạm chỗ vỏ bị cứa , nhưng cái quan trong hơn bác hãy nắn làm sao cho chỗ bị cứa ( đã bọc băng keo đừng có lại gần Mát của xe là Okie , vì nhhư trên đã nói, khong khí cách điện thật tuyệt vời) . Ngòai ra để cầu tòan bác có thể tự thay sợi cao áp khác, đừng nghe tụi hãng xe nó thuốc, bác cứ mua bất kì sợi dây cao áp nào còn tốt và đủ dài ( giá khỏang 15K VNĐ ) về cắt bỏ lớp áo cao su bên ngòai , gỡ 2 miếng kẹp 2 đầu của sợi dây cũ , dùng kềm bóp vào sợi dây mới chỉ xin lưu ý là sợi ruột than ( hoặc đồng) phải được tiếp xúc chắc chắn với 2 miếng kẹp đó thế là Okie liền ( sau khi làm xong chịu khó dùng đồng hồ Ôm để đo thông mạch. Chúc bác thành công

àh , tiện đây thấy có bác đề cập đến vấn đề tần số của sự phóng điện , cái này tự suy dễ dàng nhưng tại 1 số bác lười
cứ mỗi 2 vòng quay tua máy thì mỗi máy làm 1 phát đúng không ạh?! vậy thì tần số của đánh lửa trên từng sợi cao áp là :
Vòng tua máy /2 , còn tần số của sợi cao áp Bô Bin là tần số của 1 máy * số máy , phỏng ạh! và chính cái áp dụng này để chế ra cái đèn cân lửa đó các bác
 
Hạng B2
20/4/05
140
0
0
www.taybacgroup.com.vn
RE: Dây cao áp

Trích đoạn: hailua_dichat

với những thành tựu nghiên kứu về đánh lửa xe ,

Thế còn việc khắc phục nhiễu điện từ , với cái ruột làm bằng bột than to bằng cái ruột viết chì các cháu xài trên trường học , sự phóng điện qua lớp bột than này được xem như phóng qua 1 cái áo kim lọai ( L ồng Farađây) và giảm thiểu được nhiễu .

Bắt giò bác Hai Lúa chút :D "nghiên kứu" - hay là từ Việt cổ [8|]

Bác Hai Lúa có thể giải thích thêm về "sự phóng điện qua lớp bột than này được xem như phóng qua 1 cái áo kim lọai ( L ồng Farađây) và giảm thiểu được nhiễu" không? Tại sao lại giống l ồng Fa-ra-đây?
Em cứ nghĩ có thể do điện trở mà dây dẫn than có bức xạ điện từ nhỏ hơn rất nhiều so với dây dẫn kim loại(?!!). Em vốn dốt cái khoảng Trường Điện Từ này.
 
Tập Lái
5/2/06
1
0
0
RE: Dây cao áp

Xin hỏi BS tôi muốn thay gioăng cho con xe ford đời 94 thì thay loại gioăng của xe nào trong trường hợp không tìm được gioăng "gin" của nó?
Many thanks
 
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Dây cao áp

Trích đoạn: lamchieu

Trích đoạn: hailua_dichat

với những thành tựu nghiên kứu về đánh lửa xe ,

Thế còn việc khắc phục nhiễu điện từ , với cái ruột làm bằng bột than to bằng cái ruột viết chì các cháu xài trên trường học , sự phóng điện qua lớp bột than này được xem như phóng qua 1 cái áo kim lọai ( L ồng Farađây) và giảm thiểu được nhiễu .

Bắt giò bác Hai Lúa chút :D "nghiên kứu" - hay là từ Việt cổ [8|]

Bác Hai Lúa có thể giải thích thêm về "sự phóng điện qua lớp bột than này được xem như phóng qua 1 cái áo kim lọai ( Lồng Farađây) và giảm thiểu được nhiễu" không? Tại sao lại giống l ồng Fa-ra-đây?
Em cứ nghĩ có thể do điện trở mà dây dẫn than có bức xạ điện từ nhỏ hơn rất nhiều so với dây dẫn kim loại(?!!). Em vốn dốt cái khoảng Trường Điện Từ này.

Hehe! bác Lamchieu tinh ý phết, tui là kỹ tánh trong vụ lỗi chánh tả trên 4r lắm ( vì tui luôn coi đó như là " VĂN HÓA 4R" mà!. Bài viết bao giờ tui cũng kiểm tra lại câu cú trước khi click , trong trường hợp không có thời gian thì lần sau vô đọc thấy lỗi là sửa liền

vụ Nghiên Kứu là tui cố tình học theo cách của tác già cuốn Đường Kách Mệnh, đúng là từ Việt cổ đó,

còn vụ Lồng Pha Ra Đây nôm na như vầy:
hẳn bác biết các dây dẫn để chống nhiễu người ta hay làm 1 lớp bọc kim bên ngòai sợi dẫn (như là 1 cái lồng kim lọai vậy, bao xung quanh)
khi các hạt mang diện di chuyển trong 1 sợi kim lọai thì chúng dịch chuyển thẳng hướng từ - qua +. Nhưng trong lớp bột than bác hình dung, sự dịch chuyển của các hạt mang điện theo sự tiếp xúc " Tích Cực" của các hạt bột than nên có vẻ như không "thẳng đường" như là trong lõi kim lọai, chính cái sự chuyển dộng zích zắc này có tác dụng tự khử các phóng xạ điện từ , Àh mà xét theo khía cạnh điện trở than làm giảm bức xạ điện từ cũng có lý đấy vì khi xét các tiếp xúc bột than cũng là xét nội điện trở của dây dẫn bột than mà

hết rồi đấy, Lồng Faradây em chỉ có thể trình bày như rứa thui, bác mà hỏi thêm câu nữa là em chết liền , bác tha cho em nhá!!!
 
Hạng B2
18/9/04
155
1
18
53
RE: Dây cao áp

Nhân tiện cũng là bộ phận ở gần phần dây cao áp, các bác cho em hỏi luôn: thế cái lắp bộ chia điện( người ta kêu bằng lắp Delco thì phải) thì khi nào phải thay các bác?
 
Hạng B2
11/4/05
347
1
16
Hanoi - Vietnam
RE: Dây cao áp

Trích đoạn: toyo

Tia lửa phát ra ở bugi co điện thế và cường độ dòng điện dao động với tần số cao nên gây nhiễu.vì vậy dây cao áp cần có điện trở lớn để giảm dòng điện đánh lửa.:)
Làm quái gì có điẹn trở cao. Điện trở cao cộng với điẹn áp cao hóa ra dây may so à. Còn các thiết bị radio có nhiễu hay không thì lại do bộ lọc tại nguồn và các hộp chống nhiễu của chính thiết bbị đó chứ. Chẳng liên quan gì đến điện trở của dây cao áp cả.
 
Hạng D
28/11/03
4.192
48
48
53
RE: Dây cao áp

tôi có hỏi rồi mà cái bác nêu cần điện trở cao chả có câu trả nhời hợp lý bác ạ

còn việc so sánh với dây may so thì ... hay wá :D điện trở cao, điện thế lớn, dây nóng đỏ nấu nước tốt nhỉ [8D]

Trích đoạn: Vitahn

Trích đoạn: toyo

Tia lửa phát ra ở bugi co điện thế và cường độ dòng điện dao động với tần số cao nên gây nhiễu.vì vậy dây cao áp cần có điện trở lớn để giảm dòng điện đánh lửa.:)
Làm quái gì có điẹn trở cao. Điện trở cao cộng với điẹn áp cao hóa ra dây may so à. Còn các thiết bị radio có nhiễu hay không thì lại do bộ lọc tại nguồn và các hộp chống nhiễu của chính thiết bbị đó chứ. Chẳng liên quan gì đến điện trở của dây cao áp cả.
 
Hạng B2
23/2/06
295
2
36
Hà nội
RE: Dây cao áp

????? Cao áp và tần số là hai khái niệm khác nhau mà bác, cao áp là điện áp cao:D, còn tần số thì là đặc tính khác nữa.
(Đường dây 500KV của lưới điện phân phối chỉ có tần số nhỏ xíu: 50Hz. Còn 500KV mà cao tần thì chết chắc!)

Thưa bác cao áp và tần số đúng là 2 đơn vị khác nhau nhưng nó liên quan đến nhau, tôi có thể giải thích nôm na như sau:
-dòng điện xoay chiều (AC) là dòng điện có hình sin và luôn biến thiên theo thời gian. muốn nâng điện áp lên cao người ta chỉ cần sử dụng 1 biến thế điện có 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp (áp dụng định luật Faraday).
-Dòng điện của acquy là dòng điện 1 chiều có tần số = 0. do tần số =0 nên không thể nâng điện áp lên cao trực tiếp = biến thế đựoc vì vậy nguời ta chế tạo ra 1 mạch điện(IC) tạo ra các xung điện sau đó nâng cao các xung điên ấy lên =biến thế(MOBIN). ở các xe đời cũ thì phần tử tạo ra xung điện chính là má vít, tụ điện và mobin.
Còn về vấn đê bác nói là đường dây 500kv mà tần số có 50hz thì máy biến thế của nó rất to( bằng cả tòa nhà 5 tầng). Để có được điện áp cao mà chỉ cần máy biến thế nhỏ chỉ có cách là tăng tần số lên. Ví dụ như cái cao áp của tivi nó chỉ bé = cái nắm tay mà nó nâng điện áp lên 25kv vì nó sử dụng tần số là 25600hz.
Xin hết.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Dây cao áp

Trích đoạn: tuyenvpt

Để có được điện áp cao mà chỉ cần máy biến thế nhỏ chỉ có cách là tăng tần số lên. Ví dụ như cái cao áp của tivi nó chỉ bé = cái nắm tay mà nó nâng điện áp lên 25kv vì nó sử dụng tần số là 25600hz.
Xin hết.
Chỗ này Bác nêu chưa chính xác !
Tần sô đánh lửa trong xe hơi xài Bo Bin có thể cao , cũng có thể rất thấp , tùy theo vòng quay động cơ ( Phụ thuộc tốc độ của Cam trục cơ tác động lên vít lửa)..nhưng điện thế ra Bugi vẫn đạt tới khỏang 15 Kv
Điện áp qua biến áp được nâng cao do tỷ lệ Sơ thứ cấp chú không phải nhờ vào việc tăng tần số , tất nhiên bên cạnh đó có vấn đề cách điện . Kích thước biến áp lớn hay nhỏ phụ thuộc công suất và mức độ biến áp !
Ti vi xài tần sô cao cho đầu ra của các cuộn dây quét ngang (Quét Dòng ) ,quét dọc ( Quét Ảnh ), là để có tần số ảnh và sô dòng quét theo các tiêu chuẩn truyền hình đã quy định ! Người ta lợi dụng tần số quét dòng đó để nâng cao điện áp Anod và Catod trong ống phóng điện tử ( Đèn hình ) thì không có nghĩa là cứ phải tần số cao mới sử dụng được biến áp Hiệu Thế cao với kích thước nhỏ !
 
Hạng B2
27/12/05
158
15
18
53
SG
RE: Dây cao áp

Kính thưa cácBác
Em thì không am hiểu nhiều về ô tô như các bác nhưng em xin có 1 số ý kiến về lĩnh vực điện tử như thế này (nếu sai thì các bác cứ mắng nhé – đây là kiến thức em học từ hồi trước):
Về l ồng Faraday: L ồng Faraday dựa trên một hiệu ứng người ta gọi là hiệu ứng bề mặt. Bản chất là hiện tượng dòng điện tử chỉ dịch chuyển trên bề mặt của dây dẫn khi có dòng điện xoay chiều chạy qua. Vì vậy để chống nhiễu cho các thiết bị, dây dẫn người ta thường bọc kim các thứ đó bằng lưới kim loại hoặc giấy bạc - khi bọc chống nhiễu, tất cả các tín hiệu nhiễu chỉ ảnh hưởng đến vỏ ngoài của vật liệu bọc. Như vậy để chống nhiễu cho Radio, theo em không phải là bọc kim dây cao áp mà là bọc kim các bộ phận của cái Radio (tất nhiên là trừ cái antena).
Về tần số cao: Theo em hiểu thì vào thời điểm trước khi phóng điện, dòng điện bằng 0, nên không thể nói là có tần số ở đây. Tuy nhiên đúng vào thời điểm phóng điện thì cường độ dòng điện đột ngột tăng lên rất cao dẫn đến 1 cái người ta gọi là xung. Theo cách phân tích phổ Fourier (không biết em viết có đúng không) thì cái xung đó là tổng hợp của rất nhiều các dao động hìng sin mà người ta gọi là sóng hài có tần số lần lượt là f, 2f, 3f, .. 1000f,… – trong đó f là tần số của xung. Chính cái này làm nhiễu đến các thiết bị khác như cái Radio mà các bác đề cập. Ví dụ xe của các bác có 4 máy, chạy 1200 vòng/phút (20 vòng/giây) thì cứ mỗi vòng quay máy cần ra 2 xung suy ra trong 1 giây máy của các bác có tần số xung là 40Hz. Tần số rất thấp phải không các bác nhưng với 1000f thì tần số của nhiễu đã là 40KHz rồi. Theo em việc tạo ra cao áp sẽ phải sử dụng 1 tần số ổn định còn tần số xung thì phụ thuộc vào tốc độ (vòng tua) của máy; Cao áp được tạo ra do 1 tần số nào đó nhưng cao áp không phải là điện xoay chiều, thậm chí không phải là điện 1 chiều – Nó là tĩnh điện!
Về điện trở: em đồng ý là điện trở giữa hai cực của Bugi là rất lớn (đến hàng chục Mega Ôm như bác Hai lúa nói) nhưng đó là điện trở lúc chưa phóng điện. Vào thời điểm phóng điện, điện trở ở khoảng giữa hai cực đó có thể giảm rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn lớn hơn điện trở của dây cao áp nên phần sụt áp trên dây cao áp có thể là không cao. Tuy nhiên với điện trở lớn của dây cao áp, nó sẽ nhanh chóng dập tắt quá trình phóng điện do đó có thể nó có tác dụng làm nhấp nhấp cái vòi nước như bác nói. Hơn nữa, khi nhiên liệu đã cháy rồi thì không biết có còn cần phóng điện nữa hay không!?
Về điện trở than: Em không có tài liệu nào nói về dây cao áp cho ô tô nhưng theo em suy luận thì là thế này: từ trường được sinh ra do dòng chuyển động có hướng của các điện tử. Như vậy với dây cao áp bằng bột than thì các điện tử sẽ chuyển động zik zak theo các hướng khác nhau (tất nhiên là cuối cùng nó cũng chạy về cực + thôi) dẫn đến từ trường do các điện tử sinh ra sẽ tự làm suy yếu hoặc triệt tiêu lẫn nhau làm giảm khả năng gây nhiễu của dây cao áp. Một giả thiết khác là do hiệu ứng bề mặt đã nói ở trên thì việc sử dụng bột than sẽ tương tự như việc dùng 1 bó dây kim loại, điện trở 1 chiều có thể lớn nhưng khi có dòng điện xoay chiều (khi phát xung) điện trở của nó không lớn như thế đâu. Người ta vẫn thường dùng nhiều dây nhỏ để dẫn điện ~ thay vì dùng 1 dây to để làm giảm tổn hao mà.
Về dây cách điện: Em đồng ý là điện trở của không khí là rất cao nhưng trong thực tế người ta còn chế tạo ra những vật liệu có điện trở suất cao hơn không khí rất nhiều để bọc các dây dẫn điện. Với ô tô, thì dây cao áp còn phải đảm bảo hoạt động tốt trong các môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, hoá chất, chất dễ cháy nên việc dùng băng keo hay 1 cái gì đó để bọc dây cao áp là không nên, rất nguy hiểm chứ không phải là tốn xăng, hại máy,…
 
Last edited by a moderator: