Theo khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 200: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, Bộ luật dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp.
+ Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, Bộ luật dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp.
+ Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.