Hạng C
8/7/13
611
17.889
93
Bác thử đo nhiệt độ tại cửa gió máy lạnh bao giờ chưa? Em đã đo và nhiệt độ là 18 độ C nhé, ở đó mà 2-3 độ.
Bác đo bằng gì? Bác chạy xe trong môi trường nào? Thời tiết thế nào? nhiều lý do chi phối lắm
Riêng bản e làm bên vật tư y tế, hàng hóa bảo quản dưới 18 độ C đầy. Ngày lấy ra lấy vào phòng mát ra bên ngoài rồi vào lại phòng mát gần chục lần, e chưa thấy món hàng hóa nào của e ngưng đọng hơi nước hay bị hư dù là thiết bị điện tử.
E ở SG chính ngạch, còn như bác hô sống HN hay Đà Lạt hay vùng miền phía Bắc v..v.. thì đó là do thời tiết địa phương, chứ ko phải do cái cửa gió của xe :)

Và lý do cuối để phá tan cái tham vọng giải thích việc ngưng tụ luôn. Điện thoại đập đá thì chắc chắn ko hư, vậy chỉ bàn đến loại "khôn phone" mà có nhiều linh kiện điện tử. Cái điện thoại mà bác làm như cục sắt, cục chì mà hấp thụ nhiệt lạnh xong ra ngoài bị ngưng tụ như mắt kính. Bản thân khi hoạt động đt lúc nào cũng âm ấm nếu chưa gọi là nóng, còn cho chế độ nghỉ đông thì nó cũng chẳng thể lạnh tanh nổi trừ phi bác cho vào tủ lạnh. Bởi thế để gần cửa gió giúp cái đt giải nhiệt tốt hơn và bền hơn các vị trí khác trong xe đấy ạh. Bác ko hài lòng thì phản biện đi :D

Đừng phản biện bằng các ví dụ như thời tiết ẩm ướt hay máy lạnh bị hư rò nước hay hơi lạnh ra ngoài nha, vì bản thân tiêu đề là để điện thoại trong xe ở vị trí nào là tốt
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: supercharger
Hạng C
9/7/13
972
872
93
Về về về... học lại vật lý cấp 3 hết...
Em đùa các bác chút, nhưng đúng là nhiều bác cần học lại vật lý thật.
Ly nước đá, trong là nước đá, vậy sao ngoài lại ướt? Ướt tới mức chảy nhoét cả xuống bàn, chả nhẽ ly thủng? Đơn giản, cái ly có nhiệt độ thấp hơn hơn nhiều nhiệt độ không khí, vì vậy hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lên bề mặt lạnh đó. Càng lạnh (so với không khí), nước ngưng tụ càng nhiều.

Vậy điều gì xảy ra khi lôi 1 chiếc điện thoại được làm lạnh xuống dưới 20 độ ra ngoài trời nóng gần 40 độ? Toàn bộ điện thoại từ trong ra ngoài sẽ dần dần được phủ một lớp nước mỏng, mờ mờ ảo ảo. Một lúc rồi nhiệt độ điện thoại tăng dần so với môi trường, lớp nước sẽ dần bốc hơi và không có chuyện gì xảy ra. Lớp nước này khá mỏng, lại là nước cất (ngưng tụ mà) nên không dẫn điện, không làm hỏng bảng mạch. Tuy nhiên mỗi lần bị như vậy, một lượng bụi vốn lơ lửng trong không khí, trong điện thoại sẽ có cơ hội bám vào lớp nước đó, sau khi nước bốc hơi thì nằm lại trên bề mặt. Dần dần chúng tạo ra một lớp bụi két vào các chi tiết điện tử, nhưng lớp này ở dạng khô cũng không dẫn điện. Đến 1 lúc nào đó, lớp bụi đủ dày và khi lớp nước hiện ra, chúng hoà trộn với nhau tạo ra các ion dẫn điện. Đây chính là lúc bắt đầu nguy cơ chập mạch. Đó cũng chính là cách phá hoại thiết bị điện tử của thời tiết ngoài Bắc, khi liên tục đổi mùa nóng lạnh kết hợp với những hôm trời nồm.

Vì vậy, điện thoại để ở gần cửa gió máy lạnh ô tô lâu ngày sẽ chóng hỏng hơn.
Bài bác viết có 2 phần, phần đầu đúng phần sau suy luận sai.
Trong phần 2, bác không phân biệt bên trong và bên ngoài điện thoại. Bên ngoài điện thoại đúng : nước sẽ đọng và bám bụi. còn bên trong điện thoại lấy đâu ra bụi để bám.
 
Hạng C
9/7/13
972
872
93
Sai chắc luôn.
Khi nhiệt độ ĐT giảm xuống, nếu ở trong điều kiện không khí mát & khô ở trong xe thì không sao. Tuy nhiên nếu đt đang bị lạnh mà mang ra ngoài xe nơi có nhiệt độ & độ ẩm cao thì sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt có nhiệt độ thấp của ĐT. Hơi nước này chắc chắn ảnh hưởng đến tuổi thọ của đt.
Bác nào bị cận phải đeo kính thì biết rõ hiện tượng này nhất, nhiều khi bước từ trong xe ra là phải bỏ kính vì bị mờ hơi nước không nhìn được.
Bác nào bị cận phải đeo kính thì biết rõ hiện tượng này nhất, nhiều khi bước từ trong xe ra là phải bỏ kính vì bị mờ hơi nước không nhìn được.
Bác nói điều này rất đúng, nhưng đối với điện thoại sau khi làm lạnh, hơi nước chỉ đọng bên ngoài, bên trong rất ít không khí, hơi nước ít, không làm hư điện thoại.
Có bác nào đó làm ở phòng thí nghiệm, các thiết bị điện tử cũng phải bảo quản trong nhiệt độ lạnh.
 
Hạng C
9/7/13
972
872
93
Theo em nghĩ nguyên tắc của máy lạnh là rút khô chổ này và thải ra nước ở chổ kia :D
Ở ô tô cũng thế, nó rút hơi ẩm trong xe nhả nước ra ngoài xe. Làm không khí trong xe khô ráo hơn bên ngoài.
 
Hạng D
9/7/09
1.749
959
113
Em đã mua ở HQ một cái giữ điện thoại gắn lên kính xe (như GPS). Em pair cái đt với cái máy DVD (có chức năng này) bằng bluetooth nên không cần phải cầm đt để nghe khi có người gọi đến. Rất tiện lợi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
6/9/14
201
97
28
50
Nên xai tai nghe bluetouch bạn ơi, tuyệt vơi, xài dt khi lái xe cực nguy
 
Hạng B2
16/4/13
419
859
93
Bài bác viết có 2 phần, phần đầu đúng phần sau suy luận sai.
Trong phần 2, bác không phân biệt bên trong và bên ngoài điện thoại. Bên ngoài điện thoại đúng : nước sẽ đọng và bám bụi. còn bên trong điện thoại lấy đâu ra bụi để bám.
Trừ khi bác dùng điện thoại chịu nước (như kiểu IP65 hay 68 của Sony) có đầy đủ gioăng kín thì bên trong mới không có bụi. Đây không phải chuyện suy luận mà là thực tế, bác cứ nhờ người mở tung các điện thoại dùng trên 1 năm xem mức độ bụi ở bên trong ra sao. Vậy bụi từ đâu ra?

Điện thoại bên trong rỗng, mỗi khi nhiệt độ điện thoại tăng giảm, áp suất khí bên trong cũng tăng giảm tương ứng và điện thoại sẽ "thở" bớt khí ra hoặc "hít" thêm khí vào. Điều này cũng như khi ta đưa hộp đựng thức ăn có gioăng kín vào tủ lạnh, một lúc sau lấy ra thấy nắp hộp bị hít chặt rất khó mở. Đó là vì gặp lạnh, áp suất trong hộp giảm nhưng không có khe hở để "hít" thêm khí vào cho cân bằng. Điện thoại, trừ loại chịu nước, sẽ có vô số khe hở để nó hít thở khí ra vào, mà những khe hở này hoàn toàn không có lớp vải lọc bụi bao giờ. Đó là là lý do bên trong điện thoại vẫn có bụi dù không bao giờ mở ra.
 
  • Like
Reactions: tuanhfam
Hạng D
11/3/14
2.785
2.919
113
Bình Dương
Thôi để em đi mời chuyên gia của Sony , kỹ sư của Nokia và CEO của Apple vào tranh luận với mấy anh về điện thoại nhe ... :D
 
Hạng C
8/7/13
611
17.889
93
Trừ khi bác dùng điện thoại chịu nước (như kiểu IP65 hay 68 của Sony) có đầy đủ gioăng kín thì bên trong mới không có bụi. Đây không phải .....................
Màu mè quá, giải thích cho cố nhưng chẳng chứngminh đc để ngay cửa gió máy lạnh dễ hư đt.
Nói kiểu "hít" + "thở" thì chỗ nào đt nó chẳng hư.
Ngày ngày vị trí điện thoại thường ơ đâu?
Trên tay người sử dụng (cái này có độ ẩm cao và nhiều chất trong mồ hôi,nhìnmặt kính cảm ứng là rõ ràng nhất), trong túi quần đặc biệt của nam giới cũng ẩm ẩm?Và vô số tác nhân như lỡ trời mưa, nắng nóng, khói bụi mà đt nó cũng éo hư. Thì xá gì ba cái nóng ẩm ko khí :D
Còn bụi hả? cái nào mà ko bụi ngoại trừ phòng mổ? Bui là bụi chứ đừng có bảo để vào cửa gió máy lạnh nhiều bụi hơn ;)
 
  • Like
Reactions: supercharger