Tư Vấn Chia Sẻ Điện thoại trong xe như tây

Tập Lái
19/10/06
16
0
0
53
Hà Nội
RE: Điện thoại trong xe như tây

Em mới thử mang một cái theo xe rồi nhưng không dùng được quá 400 km từ HN, nghe nói trước đây ok nhưng mới bị kiện nên thành ra họ không phủ sóng nhiều như trước .
 
RE: Điện thoại trong xe như tây

Trích đoạn: quanphong

Em mới thử mang một cái theo xe rồi nhưng không dùng được quá 400 km từ HN, nghe nói trước đây ok nhưng mới bị kiện nên thành ra họ không phủ sóng nhiều như trước .

Ở Saì gòn thì đi hết Định Quán là tèo rồi các Bác ạ ! Hôm đi Từ thiện ở Bảo Lộc em cầm theo test thử thấy vậy đó, ngay thị xã Bảo Lộc và Đà lạt cũng không có sóng, Long Thành và Vũng tàu OK ! Bến Tre - Vĩnh Long OK luôn ! đó là những nơi em đã test bằng cái EVN - AP.310 :D , Chạy 80Km/h vẫn gọi vô tư
 
Hạng D
5/9/04
1.236
15
38
41
RE: Điện thoại trong xe như tây

Heheheh,anh em đồng nghiệp nhiềi nhỉ,bữa nào tổ chức họp offline ngành điện trên OS đi.Cái vụ này em cũng thử lâu lắm rồi,lúc trước cũng có hê lên với anh em trên Os,but lúc đó em đg gặp nhiều chuyện rắc rối quá nên thôi.các pác mua cái Receiver để ở cốp sau,rồii đi dây ngầm lên phía trước,mua cả một cái máy fax hoành tráng để trên xe cho ngầu(thằng này có chế độ nhận fax).Đảm bảo các pác ai cũng phải ngoái lại nhìn,heheheh:D:D:D.Sắp tới EVN sẽ tăng số lượng trạm phủ sóng trong TP lên nên chất lượng cuộc gọi chắc chắn sẽ ổn hơn,các pác cứ an tâm.Em cũng ủng hộ đội nhà hai cái nè,một cái để trên con Lăn-cu-đơ,một cái để trên con Matiz cùi của pà chị:D:D
 
Hạng C
5/9/06
501
0
16
Thủ đô
RE: Điện thoại trong xe như tây

Páo cáo với các pác là "Ngành" bọn em bây giờ coi trọng cả 2 vấn đề Đlực &Viễn thông ngang bằng nhau, vì vậy chất lượng Vthông sẽ ngày càng được đầu tư nâng cấp, dự kiến đến hết 2007 sẽ phủ sóng 100% các huyện thị trong 64 tỉnh trong cả nước. Riêng bọn em mỗi người fải sử dụng 2 loại máy EVN và phải giới thiệu bán cho người khác được 5 máy mới hoàn thành chỉ tiêu đó các pác!
Ủng hộ EVN Telecom đi......................!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:D
Khi nào tất cả các pác trong OS sử dụng EVN Telecom (ECOM) trên xe, lúc đó cước gọi nội mạng lại càng rẻ!:D
Chết cha! em lạc đề rùi!!!!!!!!!!!!!!!!!! Em "virus" đây!!!!!!!!!!!!!!! không già các pác Quản trị oánh em chít !!!!!!!:D
 
Hạng B2
8/5/06
347
162
43
RE: Điện thoại trong xe như tây

Nếu xe cộ mang người thật vật thật đến với nhau thì hệ thống thông tin viễn thông liên thông tin tức với nhau. Cho nên tám sang chuyện viễn thông ở đây chắc cũng được "giãm khinh" với tội danh "lạc đề" các bác nhẩy.

Chúng ta đang đề cập, thậm chí so sánh hai hệ thống thông tin-viễn thông ( tạm dùng thuật ngữ: telematics - liên lạc ở cự ly xa và trao đổi, lưu trử, xử lý thông tin, số liệu )

A- Một hệ thống telematics có các phần chính:
1- Hệ thống chuyển mạch : Làm nhiệm vụ kết nối chính xác theo yêu cầu một đối tượng sử dụng (user/subcriber) với một hoặc nhiều đối tượng khác. Trong thời lĩnh vực điện thoại truyền thống ta thường gọi là tổng đài.
2- Hệ thống truyển dẫn: Làm nhiệm vụ liên kết các tổng đài trên toàn cầu lại với nhau. Đó là mạng cáp quang, các trạm thu phát vô tuyến mặt đất và vệ tinh viễn thông (phần antena ta thường thấy là các chảo parapole lớn nhỏ các lọai).
3- Hệ thống quản lý - điều khiển: Đây là phần thông minh, phức tạp, khó trình bày tường tận nhất. Nó có nhiêm vụ làm sao cho toàn hệ thống hoạt động chính xác ổn định theo nhiệm vụ được thiết kế. Ngày nay đó là những máy tính rất mạnh và những phần mềm chuyên ngành của các tập đoàn sản xuất và kih doanh telematics.
4- Hệ thống/phương thức/phương tiện giao tiếp giữa 3 hệ thống trên với từng máy đầu cuối của khách hàng- Gọi tắt là Access System . Trong công nghệ thông tin di động đó là hệ thống các trạm&trụ antena mà ta thấy lắp đầy trên các trụ, trên nóc nhà trong thành phố và khắp nước.

B- Hệ thống điện thoại di động với công nghệ GSM (Global System Mobilphone):
Được ra đời từ thập niên 50 của thế kỷ trước, thương mại hóa từ thập niên 80 và hiện có khỏang 2,1 tỉ khách hàng trên toàn cầu.
Hệ thống nầy có:
1- Hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn giống như của hệ thống điện thoại cố định hữu tuyến (dùng dây cáp đồng trong mạng access) truyền thống.
2- Phần quản lý, ngoài những nhiệm vụ như xử lý danh sách khách hàng và những đặc điểm yêu cầu dịch vụ của họ thì còn có nhiệm vụ điều hành liên kết các trạm thu phát (BTS - Base Station Site) và định vị chính xác khách hàng liên tục theo thời gian (xem từng lúc họ đang ở khu vực phục vụ của BTS nào) để khi cần có thể thực hiện việc kết nối họ vào hệ thống.
3- Phần access. - Đây là phần có công nghệ khác nhau cơ bản giữa GSM và CDMA :
Nó liên kết các BTS với các máy ĐTDĐ của khách hàng bằng phương pháp phân chia (thuật ngữ trong ngành gọi là phân họach : hoạch định cách phân chia), phân biệt từng khách hàng với những khách hàng khác bằng tần số. Mổi khách hàng trong một BTS sẽ được cấp một tần số riêng trong dãi tần (800; 900; 1800 MHz). Nếu một BTS có 3 antena chỉa ra 3 hướng thì ta có thêm một phân họach thứ hai trong BTS đó là phân họach vùng không gian, mổi vùng là một hình rẻ quạt bán kính khỏang 5 - 10 km góc ở tâm là 120 độ. Như thế ta thấy hệ thống GSM cấp riêng mổi máy DTDĐ trong một BTS một tần số riêng trong suốt thời gian nó liên lạc. Ta cũng biết, tài nguyên tần số là hữu hạn và vùng phủ sóng cũng hữu hạn do công suất máy phát (làm mạnh quá thì ảnh hưởng sức khỏe con người và gây can nhiễu các hệ thống khác ) và hệ quả là số lượng khách hàng trong một BTS là hữu hạn (nếu muốn bảo đảm chất lượng dịch vụ). Muốn mở rông địa bàn và tăng số lượng khách hàng hệ thống GSM phải được thiết kế và xây dựng nhiều BTS với mổi BTS phục vụ cho một vùng có bán kính trung bình 5 km (ở nội thành có nhiều khách hàng phải giảm nhỏ lại 500 m , 1 km..., ở vùng ngoài có thể tăng lên 10 km). Đây là nguyên nhân làm cho hệ thống GSM có giá thành cao.

C- B- Hệ thống điện thoại di động với công nghệ CDMA (Code Division Multyplexer Access):
Thực ra đây cũng không phải là công nghệ mới mẽ gì. Nó được các kỹ sư Đức rồi Anh, Mỹ sáng chế trong đệ nhị thế chiến nhưng được giữ dùng riêng trong quân sự nhờ tính bảo mật của nó.

Hệ thống nầy có các hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn cũng tương tự như điện thoại truyền thống và GSM.
Nó có đặc điểm chính về công nghệ khách biệt so với GSM là:
Các BTS giao tiếp với tất cả máy DTDĐ trong vùng nó quản lý trên cùng một tần số 450 MHz. Dãi tần nầy cũng là dãi tần công cộng dùng chung cho tất cả các hệ thống CDMA của bất kỳ ai.
Tuy dùng chung một dãi tần số (sóng mang) nầy nhưng kỹ thuật CDMA lại làm cho các kênh biệt lập nhau về nội dung tin tức hay nói cách khác là không thể/không bị xen lẫn với nhau vì:
Luồng thông tin của mổi máy sẽ được mã hóa thành tín hiệu số nhị phân (có 2 giá trị 0 và 1) rồi lại được trải phổ tức là theo thời gian sẽ bố trí trên những phân tần (số) khác nhau (trong dãi tần 450 MHz) với một qui luật trải phổ qui định trước (thuờng gọi là KEY - khóa mã trải phổ) ở hai đầu máy liên lạc.

Thí dụ nôm na:
Máy A và BTS-1 sẽ liên lạc với nhau theo trình tự quy luật thời gian và tần số sóng mang (trải phổ) như sau:

Giây thứ :---------------1-----2-----3-----4-----5-----6-----7------8-----9
Tần số (MHz):--------420---435--440---445--450---455--450---465--470

Các máy khác sẽ liên lạc với BTS theo một quy luật trải phổ khác.
Với n máy trong một BTS phải có n quy luật trải phổ.
Như thế tuy các máy đều thu được tất cả các sóng mang như nhau, nhưng chỉ có cặp máy có cùng KEY thì mới giải mã và hiểu nhau mà thôi.
Các quy luật trải phổ nầy sẽ do các máy tính trong hệ thống quy định, tính tóan, phân bố và quản lý vận hành.

Ta nên nhớ, trong kỹ thuật số, các máy tính phải làm việc với hệ thống số nhị phân. Và nếu muốn chỉ thị, xác định,quản lý, phân chia n đối tượng (n giá trị khác nhau) thì ta phải dùng một dãi số có chiều dài chử số là 2 lũy thừa n (trong thuật ngữ tin học gọi là số bit).
Thí dụ:
- Ngày xưa, thế hệ máy tính đầu tiên có 4 bits thì giải quyết được 2 lũy thừa 4 = 16 giá trị.
- Thế hệ máy tính có 8 bits thì giải quyết được 2 lũy thừa 8 = 256 giá trị.
- Thế hệ máy tính có 16 bits thì giải quyết được 2 lũy thừa 16 = 65.536 giá trị.
- Thế hệ máy tính có 32 bits thì giải quyết được 2 lũy thừa 32 = khỏang 4 tỉ giá trị.
Máy tính muốn giải quyết các thông tin có chiều dài bit càng lớn thì bộ vi xử lý phải càng tinh vi. Đó là về không gian. Ngoài ra còn về yếu tố thời gian. Trong thí dụ trên tôi dùng đơn vị thời gian là giây cho dễ tưởng tượng, chứ thực ra trong công nghệ thông tin, đơn vị thời gian được dùng là micro (phần triệu) và nano (phần tỉ) và thậm chí pico (phần ngàn tỉ) giây. Khi tăng tốc độ làm việc lên (điều nầy đặc biệt cần thiết và quan trọng trong lĩnh vực viễn thông) thì máy tính, thiết bị hệ thống lại càng phải tinh vi lên [ai cũng biết máy PC được phân biệt đẳng cấp là ở tốc độ nhịp xung là bao nhiêu MHz hay GHz, tức khả năng xử lý (hay là bao nhiêu lần phép tính) bao nhiêu lần trong một giây]

Vấn đề của hệ thống CDMA là ở đây:
Muốn rẽ thì hệ thống phải thiết kế ít BTS (đỡ tốn tiền xây dựng, tiền cấp nguồn, thuê mua vị trí, chi phí quản lý...) => tăng bán kính phủ sóng (CDMA có thể tăng đến R=50 km cho một BTS nếu địa hình cho phép). Thế nhưng khi đó thì số khách hàng sẽ tăng. Mà vậy thì hệ thống máy tính quản lý việc quy định, tính tóan, phân bố và quản lý vận hành quy luật mã trải phổ phải ngon lành (máy tính thật mạnh, phần mềm thuât toán phải tối ưu). Tuy nhiên dù sao thì ở phần "kỹ thuật số cơ bản đại cương" trên ta cũng thấy: Tài nguyên về logic số tuy lớn nhưng cũng không phải là vô hạn. Vì lý do: càng nhiều đối tượng thì số tăng => chiều dài bit tăng => máy tính phải mạnh về không gian vật lý. Thế nhưng còn một giới hạn khác là thời gian. Tốc độ xung của chip (mặc dù đang được cải tiến thường xuyên nhưng cũng phải đến giới hạn - đó là chu kỳ của bước sóng ánh sáng ngắn nhất , nếu công nghệ của nhân loại thực hiện được máy tính quang học. Còn nếu vẫn dùng máy tính điện tử thì do quán tính của khối lượng âm điện tử-electron thì giới hạn nầy còn thấp hơn).
Còn về môi trường truyền dẫn tín hiệu sóng vô tuyến:
Ta biết, không gian hiện có rất nhiều máy phát vô tuyến, ngoài ra còn có các nhiễu từ vũ trụ, bảo từ, bảo mặt trời...rồi thời tiết mưa giông sấm chớp cũng sẽ ảnh hưởng...mà phương thức CDMA thì than ôi lại là anh chàng nhạy cảm nhất với các nhiễu động nầy (vì tần số thay đổi liên tục trong thời gian cực ngắn micro giây, nano giây mà tín hiệu lại là tín hiệu số chỉ có 2 giá trị 1 & 0 nên chỉ cần thay gì là 0 lại là 1 hoặc ngược lại thì rồi đời). Công nghệ trong viễn thông hiện nay cho ta khả năng phát hiện và sửa lổi với tỉ số lổi bit (BER Bit Rate Error) khỏang tối đa là một phần triệu lổi trong một giây, nghĩa là cứ một triệu bít được truyền trong một giây thì cho phép có một bít sai (từ 0 -> 1 hoặc ngược lại). Quá số nầy là rồi đời, tắt đèn làm lại: treo máy, rớt mạch, chất lượng không ổn định...

Muốn tăng chất lượng hệ thống CDMA thì, đúng như một bạn trong ngành EVN đã có nói: Phải tăng trạm phát BTS. MÀ vậy thì lại đi vào vết xe của hệ thống GSM.
Nếu muốn hiệu quả kinh tế kỹ thuật tối ưu để cạnh tranh với GSM về giá chất lượng thì người thiết kế hệ thống ĐTDĐ-CDMA của EVN hay bất kỳ nhà khai thác Infomatics nào cũng phải nắm thật đúng thực trạng của đất nước VN để có thiết kế và phương thức quản trị kinh doanh ngon lành như ở Nhật và Hàn Quốc. Đây là điều mà tôi chân thành cầu mong ông bà phò hộ cho các kỹ sư và nhà quản trị kinh doanh ở EVN, S-Phone làm được cho dân nước mình đỡ vã.
Có một ý kiến cũng trên trang mục nầy tuy chua chát nhưng đáng được quan tâm một cách nghiêm túc đó là (đại khái): Sở trường là Điện Lực (50 Hz - 220 V-> 500 KV) mà còn để thất thoát quá lớn -> đòi tăng giá (mặc dù so sánh trong khu vực cũng không phải là thấp) hòai, còn cúp điện đột xuất hòai...mà nay lại ....thì....
Ngoài ra còn một điểm (TIP) tôi muốn dành cho các "khổ chủ" "lỡ dùng" GSM đó là: GSM toàn cầu đang có khỏang 2,1 tỉ khách hàng (1/4 dân số thế giới), đã phát triển hoàn thiện công nghệ và giải pháp dịch vụ hơn 20 năm nay và họ cũng có thể phát triển lên G3, G4 được...Ưu thế của GSM ở 2 điểm :
1- Access: Mổi khách hàng 1 tần số riêng -> ổn định hơn.
2- Công nghệ đã có thời gian thử thách, có khách hàng đông, hệ thống đã khấu hao xong...nên vấn đề hạ giá chỉ là chiến lược kinh doanh cạnh tranh trong cân phân giữa chất lượng, giá và thị phần.

Dù sao thì triển vọng là mọi việc sẽ ngày càng có lợi, nếu không thì cũng có nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Ai cũng biết KIA thì rẽ hơn BMW (mà chạy cũng tới vậy), thế mà hai loại nầy và cả tỉ loại xe khác nhau vẫn vui vẻ sánh vai trên muôn dặm trùng quan mây trắng chứ có sao đâu.
Hoan hô mở cửa toàn cầu hóa.
OS muôn năm.
 
Last edited by a moderator:
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Điện thoại trong xe như tây

Thanks bác Phun nì có bài phân tách về GSM và CDMA quá hay và khá chi tiết!

từ lâu , trên 1 số 4R tui đã từng bàn giá như ngày xưa thay vì đầu tư vô GSM người ta đầu tư vô CDMA thì có lẽ dân ta đã đỡ khổ hơn !!!

biết làm sao đuợc , những vụ đầu tư lớn , người ta vẫn phải xài cái kêu bằng Lobby
 
Sun confirmed
Hạng C
23/7/04
866
5.000
93
TPHCM
RE: Điện thoại trong xe như tây

clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
thanks bác @phuni56

Chắc bác cũng làm trong ngành này nên mới chịu sưu tầm như vậy :D
 
Hạng D
5/8/04
1.963
10
38
Kẻ Chợ
RE: Điện thoại trong xe như tây

Bạn Em ở HN cũng dùng đt cố định EVN, mang đi khắp nơi, thuận tiện, giá rẻ, ngồi trong xe hơi chạy tốc độ 80km/h chất luợng sóng vẫn đảm bảo. Một Ưu Điểm Lớn mà Em thích nhất là nếu có rời địa chỉ công ty hoặc nhà đến 1 địa chỉ mới trong thành phố thì khỏi phải lo vụ thay đổi số đt. Em đang tính mua 1 máy.
 
Hạng D
18/7/04
2.265
17
0
54
RE: Điện thoại trong xe như tây

Bạch phát lão tử quả là danh bất hư truyền...hihi, tiểu đệ bái phục quá:D:D

Gi gỉ gì gi....Công nghệ có ngon gì đi nữa mà không thương mại hóa tốt, thì cũng để mà ngó thôi. Thời đại bây giờ cái ĐT di dộng có phải chỉ để alô đâu. Chẳng hãng nào chịu làm cái ĐT CDMA cho ra hồn cả, con máy CURITEL (Nghe tên đã muốn vất đi rồi) hạng bét của bà xã em bị ép mua trả góp nhìn như cái đồ chơi mà giá đã hơn 2 chai, chức năng không có gì hơn cái Startac hồi nẵm, mà gọi 10 lần thì máy ra mới kết nối được 3 lần....Bán lại chắc chẳng ma nào nó mua vì máy nào thì số nấy rồi (Cái này chẳng phải là 1 nhược điểm to lớn của CDMA sao, khi mà thời đại này cái mà người ta mau chán nhất là cái cái...mobile)
Curitel-HX-575B.jpg
 
Hạng B2
8/5/06
347
162
43
RE: Điện thoại trong xe như tây

Trích đoạn: pigeon
.....
Gi gỉ gì gi.... Thời đại bây giờ cái ĐT di dộng có phải chỉ để alô đâu....
Curitel-HX-575B.jpg

Đó, đó chính là đặc thù tâm lý khách hàng của xứ ĐẠI CỒ VIỆT ta đó.
Nhiều đại gia trên thế giới ( về kinh tế và cả quân sự nữa) khi đến VN thì tự tin, vênh váo...để ba bữa...phải ôm đầu máu, cuốn gói vì các tính...Sĩ...hoa nhài Tràng An (em tạm dùng vì chưa tìm ra từ nào đắt hơn) của dân ta.
- Trong quân sự thì các bác thấy rồi đấy: Thà chết chứ không chịu bị đè, càng bị đè càng quẩy tợn (chử gọi là bất khuất kiên cường).
- Còn trong văn hóa tiêu dùng thì thà nhịn (kẹt quá thì mượn) chứ nhất định không chịu chơi hàng có đẳng cấp thua kém cái ....của thằng cha hàng xóm. Bất kể chã là Tổng Giám Đốc VNPT còn mình là lái xe của Tổ Trưởng Tổ dân phố. ;)

Sinh tử, sướng khổ... cũng một phần từ cái tính độc đáo nầy. Riêng phần tui, cách đây 22 năm, chỉ vì khoái có một cái má núm đồng tiền mà đã cưới nguyên một bà vợ rồi đó.;)

Trong 4R có cái bài "Cảnh giác khi vào quán cà phê", trong đó kể chuyện có thật rằng nhờ DTDĐ có camera mà phát hiện được máy quay phim lén dùng tia hồng ngọai....Rồi đây, không chừng mấy bác ve chai đồng nát lại phải mệt mỏi vì gánh các DTDĐ loại không có Camera quá. [:-] [:-]
Vào WTO rồi, Bác nào tính mở công ty khai thác điện thoại di động để tranh hùng với Mobi, Vina, Viteo, S-phone, E-phone...thì nhớ cho cái dụ nầy nếu không muốn tàn đời như mấy "thành phố phone" công ty ở SG và HN nhé.