Theo ý em: áp dụng điều 13 thì:
- Đường 1 chiều: làn trong cùng dành cho thô sơ, cơ giới không được đi vào. Xe máy phải đi ra làn ngoài.
- Đường 2 chiều, đường đôi (là đường 2 chiều có con lươn ở giữa): không quy định xe chạy ở làn nào, mà chỉ quy định về tốc độ (cao hơn đi bên trái) và không đi "hai hàng" (chỉ được phép đi trên 1 làn đường) => đi làn nào cũng được, miễn phù hợp tốc độ.
Tuy nhiên, sở GTVT TPHCM được bộ GTVT cho cái công văn này http://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn/HoatDongAnh/2013-7/8880.pdf Theo đó thì giao thông HCM có "lệ" riêng. Ở đây lại nảy sinh 2 vấn đề:
- Theo luật thì nếu văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn mà trái với văn bản có giá trị cao hơn, thì văn bản cấp dưới mặc nhiên vô hiệu. Văn bản này quy định trái với điều 13 luật giao thông đường bộ, nên về lý là vô hiệu.
- Tuy nhiên, như các bác biết, trước giờ dân ta toàn áp dụng cái gì cụ thể, văn bản có đề cập trực tiếp đến trường hợp đang vướng mắc thì đem ra áp dụng. Điển hình là trong lĩnh vực thuế. Nhiều người gọi là "sống theo thông tư" chứ không phải theo luật. Vì thế, nhiều khi ý tưởng của luật 1 đằng, lại có nghị định hướng dẫn, đến thông tư hướng dẫn cho nghị định, đến công văn hướng dẫn cho thông tư. Và "lệ" của dân ta là áp dụng cái gì cụ thể rõ ràng nhất (ie. thường là cấp dưới ban hành). Các bác có thể cho rằng sống phải theo luật chứ không thể theo lệ được, nhưng đời nó thế. Tranh cãi về học thuật, em cho rằng các bác cứ đi làn nào thì đi, như em viết trên đầu. Nhưng áp dụng ngoài đời, em cho rằng đi như vậy xác suất bị phạt là cao. Có thể bây giờ CSGT chưa biết công văn trên, chứ biết rồi cũng khó cãi lại họ.
- Đường 1 chiều: làn trong cùng dành cho thô sơ, cơ giới không được đi vào. Xe máy phải đi ra làn ngoài.
- Đường 2 chiều, đường đôi (là đường 2 chiều có con lươn ở giữa): không quy định xe chạy ở làn nào, mà chỉ quy định về tốc độ (cao hơn đi bên trái) và không đi "hai hàng" (chỉ được phép đi trên 1 làn đường) => đi làn nào cũng được, miễn phù hợp tốc độ.
Tuy nhiên, sở GTVT TPHCM được bộ GTVT cho cái công văn này http://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn/HoatDongAnh/2013-7/8880.pdf Theo đó thì giao thông HCM có "lệ" riêng. Ở đây lại nảy sinh 2 vấn đề:
- Theo luật thì nếu văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn mà trái với văn bản có giá trị cao hơn, thì văn bản cấp dưới mặc nhiên vô hiệu. Văn bản này quy định trái với điều 13 luật giao thông đường bộ, nên về lý là vô hiệu.
- Tuy nhiên, như các bác biết, trước giờ dân ta toàn áp dụng cái gì cụ thể, văn bản có đề cập trực tiếp đến trường hợp đang vướng mắc thì đem ra áp dụng. Điển hình là trong lĩnh vực thuế. Nhiều người gọi là "sống theo thông tư" chứ không phải theo luật. Vì thế, nhiều khi ý tưởng của luật 1 đằng, lại có nghị định hướng dẫn, đến thông tư hướng dẫn cho nghị định, đến công văn hướng dẫn cho thông tư. Và "lệ" của dân ta là áp dụng cái gì cụ thể rõ ràng nhất (ie. thường là cấp dưới ban hành). Các bác có thể cho rằng sống phải theo luật chứ không thể theo lệ được, nhưng đời nó thế. Tranh cãi về học thuật, em cho rằng các bác cứ đi làn nào thì đi, như em viết trên đầu. Nhưng áp dụng ngoài đời, em cho rằng đi như vậy xác suất bị phạt là cao. Có thể bây giờ CSGT chưa biết công văn trên, chứ biết rồi cũng khó cãi lại họ.