em đang làm việc ở kho chứa xăng, dầu, hóa chất. Khi yêu cầu mua con forklift mới đảm bảo an toàn làm việc trong môi trường cháy nổ cao thì yêu cầu như thế này:
1. Dinamor có bọc chống cháy: tác dụng chống phát sinh tia lửa ra bên ngoài khi máy phát làm việc.
2. cục đề có bọc chống cháy: tác dụng chống tia lửa pháp sinh ra bên ngoài khi đề máy.
3. Ống bô có lắp lưới chống tia lửa. em xem thì nó là một tấm lưới gắn ở đầu cuối của ống bô. khi xe nổ thì hơi thóa qua lưới nhưng lửa thì không xuyên qua được lưới.
Các hãng Toyota, Kumasu, Nissan... chào hàng thì không có hãng nào có yêu cầu 1, 2. họ nói là nếu muốn bọc chống cháy phải làm cho nguyên con forklift, chi phí rất cao. yêu cầu 3 thì đơn giản ai cũng làm được.
Cuối cùng các bác kỹ thuật đành phải chấp nhận mua con forklift không đáp ứng được 1. 2 và các bác vận hành như sau để khắc phục:
1. Dinamor không bọc chống cháy: đành chấp nhận rủi ro.
2. Cục đề không bọc chống cháy: mỗi khi đề máy phải đề ở khu vực bên ngoài kho xăng/dầu và chạy vào. nếu đang làm việc trong khu vực xăng/dầu lỡ xe chết máy thì phải đầy bộ ra ngoài đề lại rồi chạy vô.
Qua bài học xe forklift em rút ra ý kiến cho xe hơi khi đổ xăng/dầu như sau:
1. Đổ xăng/dầu có tắt máy: thời gian tính từ lúc bắt đầu mở nắp bình xăng đến lúc ra khỏi cây xăng.
- Không rui ro: trong thời gian tắt máy đổ xăng/dầu không bị rủi ro cháy nổ do tia lửa từ ống bô, tia lửa từ Diamo phát điện không bị các rủi ro chập hệ thống điện mặc dù là rất ít.
- Rủi ro: Cháy nổ khi đề máy. Cháy nổ từ khu vực bên cạnh.
2. Đổ xăng/dầu không tắt máy: thời gian tính từ lúc bắt đầu mở nắp bình xăng đến lúc ra khỏi cây xăng.
- Không rủi ro và có rủi ro ngược lại với bên trên.
Qua phân tích ở trên em kết luận: tắt máy khi đổ xăng thì rủi ro cháy nổ ít nhất. => các bác nên tắt máy giúp em!