Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Luật không cấm đỗ lên lề đường nên làm theo bác là chuẩn. Nhưng nhiều người vẫn không phân biệt đâu là miệng cống, đâu là nắp cống, đâu là rãnh nước. Nên cứ gặp trường hợp trên đa phần đều tính từ vạch, vì sợ đỗ lên trên kia lại cho rằng vi phạm đỗ lên "miệng cống" :D
Ở đường đô thị (đường phố) phải đỗ cách lề đường hoặc hè phố....cho nên nếu đỗ lên lề (ở đường không có hè phố) là sai, đúng là phải cách lề kg quá 25cm và phải dựa vào vạch 3.1 (vạch xác định mép ngoài phần xe chạy) để canh cho đúng.
Đường có hè phố thì khó xác định được đâu là mép lề đường vì như đã giải thích ở còm trên một phần lề đường đã được gia cố làm phần xe chạy. Vậy chỉ dựa vào bó vỉa (hè phố) để xác định khoảng cách 25cm.
Đó là lý do tại sao luật ghi "...cách lề đường, hè phố..." dấu phẩy ở đây phải hiểu là HOẶC.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Tiếp theo mình post cách canh vạch 3.1 như thế nào khi dừng, đỗ trên lề đường.
Tìm hiểu quy cách của vạch 3.1 trong quy chuẩn 41/2019 ta có:
Quy cách vạch 3.1:

Khi sử dụng vạch 3.1(a, b) để xác định mép ngoài phần xe chạy (phần lề gia cố có kết cấu tương đương với kết cấu mặt đường được coi là phần xe chạy) thì mép ngoài cùng của vạch cách mép ngoài cùng phần xe chạy từ 15 cm đến 30 cm đối với đường thông thường và phân chia làn dừng khẩn cấp với phần đường xe chạy đối với đường ôtô cao tốc. Chỉ kẻ vạch giới hạn mép phần đường xe chạy trên đường cao tốc, đường có bề rộng phần đường xe chạy từ 7,0 m trở lên và các trường hợp cần thiết khác.

Đỗ xe cách 25 cm tính theo vạch sơn hay mép vỉa hè?


Như hình ta thấy rõ vạch 3.1 không phải là vạch lề đường như mọi người thường lầm tưởng vì nó cách mép ngoài cùng phần xe chạy, vạch màu đỏ trong hình (ranh giới của lề đường và phần xe chạy) đến 15 cm, thậm chí 30 cm như hình kẻ tại dãi phân cách.

Như vậy:
  • Nếu bản thân vạch 3.1 rộng 15 cm (hoặc 20 cm), cộng thêm 15 cm cách mép lề đường (vạch đỏ) thì đã là 30 cm đến 35 cm, cho nên bánh xe gần nhất PHẢI NẰM 1 phần trên vạch 3.1 này thì mới không cách lề quá 25 cm.
  • Nếu bản thân vạch 3.1 rộng 15 cm (hoặc 20 cm), cộng thêm 30 cm cách mép lề đường (vạch đỏ) thì đã là 45 cm đến 50 cm, cho nên bánh xe gần nhất PHẢI NẰM 1 phần ngoài vạch 3.1 này thì mới không cách lề quá 25 cm.
Hình minh họa như sau:

Vạch 3.1 và mép lề đường minh họa.jpg


Còn nếu đường có vỉa hè (hè phố) thì phải đậu như sau:
Vạch 3.1 và vỉa hè không vạch 3.1 minh họa.jpg



Nếu đường có vỉa hè (hè phố) có vạch 3.1 thì phải đậu như sau:
Vạch 3.1 và vỉa hè minh họa.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: ntdieu
Tập Lái
4/2/21
28
33
13
Còn nếu đường có vỉa hè (hè phố) thì phải đậu như sau:

1650209199476.png
Hình như bác có sự nhầm lẫn ở đây rồi. Ở đây em xét cho trường hợp mặt cắt đường đô thị có đầy đủ bộ phận. Thì theo như tiêu chuẩn XDVN 2007, thứ tự các bộ phận như sau:

1. Phần xe chạy

1650209728112.png


2. Lề đường
1650209808414.png


3. Bó vỉa
4. Hè đường

1650210093568.png

Vậy đồng nghĩa việc hè đường có ranh giới ngoài cùng là bó vỉa và trong cùng là chỉ giới đường đỏ. Trong khi đó, lề đường được tính từ mép phần xe chạy đến mép bó vỉa, vậy nên lề đường sẽ nằm giữa bó vỉa(hè đường) và phần xe chạy.

Do đó ta có thứ tự mặt cắt ngang đường đô thị theo thứ tự bộ phận: Phần xe chạy → Lề đường → Bó vỉa → Hè đi bộ.
Cho nên em mới bảo rằng, dù không có hè phố, chỉ có mỗi lề đường thì việc đỗ lên lề đường có thể không vi phạm luật. Vì luật cấm đỗ lên hè phố, còn lề đường luật không đề cập đến. Mà lề đường là lề đường, hè phố là hè phố, không thể trộn lẫn 2 khái niệm này thành 1 được.


Ngoài ra, ở những đoạn đường ngoại ô, không có thiết kế hè phố, chỉ có lề đường. Thì lề đường này bao gồm 2 bộ phận = phần lề đường gia cố + lề đường đất. Nên việc không được phép đỗ lên lề đường là điều không thể.

Vậy nên bức ảnh trên em cho rằng bác đã vẽ sai về mặt thiết kế đường bộ, cụ thể bác đã đặt sai vị trí của lề đường, nó phải sửa tên thành hè đi bộ.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Hình như bác có sự nhầm lẫn ở đây rồi. Ở đây em xét cho trường hợp mặt cắt đường đô thị có đầy đủ bộ phận. Thì theo như tiêu chuẩn XDVN 2007, thứ tự các bộ phận như sau:

1. Phần xe chạy

View attachment 2693560

2. Lề đường
View attachment 2693561

3. Bó vỉa
4. Hè đường

View attachment 2693581
Vậy đồng nghĩa việc hè đường có ranh giới ngoài cùng là bó vỉa và trong cùng là chỉ giới đường đỏ. Trong khi đó, lề đường được tính từ mép phần xe chạy đến mép bó vỉa, vậy nên lề đường sẽ nằm giữa bó vỉa(hè đường) và phần xe chạy.

Do đó ta có thứ tự mặt cắt ngang đường đô thị theo thứ tự bộ phận: Phần xe chạy → Lề đường → Bó vỉa → Hè đi bộ.
Cho nên em mới bảo rằng, dù không có hè phố, chỉ có mỗi lề đường thì việc đỗ lên lề đường có thể không vi phạm luật. Vì luật cấm đỗ lên hè phố, còn lề đường luật không đề cập đến. Mà lề đường là lề đường, hè phố là hè phố, không thể trộn lẫn 2 khái niệm này thành 1 được.


Ngoài ra, ở những đoạn đường ngoại ô, không có thiết kế hè phố, chỉ có lề đường. Thì lề đường này bao gồm 2 bộ phận = phần lề đường gia cố + lề đường đất. Nên việc không được phép đỗ lên lề đường là điều không thể.

Vậy nên bức ảnh trên em cho rằng bác đã vẽ sai về mặt thiết kế đường bộ, cụ thể bác đã đặt sai vị trí của lề đường, nó phải sửa tên thành hè đi bộ.
Thanks bác, copy past quên edit lại chữ lề đường thành hè phố thôi, đã edit lại.

Đường đô thị có hè phố thì hầu như không thấy được lề đường, vì được gia cố thành phần xe chạy và sát với bó vỉa.
 
  • Haha
Reactions: Porsche 356A
Hạng D
10/9/08
2.893
6.219
113
Trong tiêu chuẩn XDVN 2007 em thấy chiều rộng tối thiểu của lề đường cũng đã từ 30cm trở đi rồi.
View attachment 2693250
Nếu có lề đường mà vẫn tính từ khoảng cách từ vỉa hè, vậy tại sao lề cho cụm từ lề đường vào quy định khoảng cách đỗ xe.
Còn nếu được tính từ lề đường thì chiều rộng tối thiểu đã 30cm rồi, nên khi so với vỉa hè thì khoảng cách nó đã vi phạm.
Nên em chưa hiểu ý này của bác cho lắm. Chỉ là thảo luận, nếu sai em xin ghi nhận :D
Mình chỉ suy luận theo ngữ nghĩa tiếng Việt để phản biện bài phân tích kia thôi. Nghị định có thể không hợp tình hợp lý nhưng câu chữ nó như vậy thì được phép phạt.

Còn anh nào rảnh định nghĩa giùm 3 khái niệm: lề đường, hè phố, vỉa hè theo cái hình thực tế này:
Đỗ xe cách 25 cm tính theo vạch sơn hay mép vỉa hè?
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Hình như bác có sự nhầm lẫn ở đây rồi. Ở đây em xét cho trường hợp mặt cắt đường đô thị có đầy đủ bộ phận. Thì theo như tiêu chuẩn XDVN 2007, thứ tự các bộ phận như sau:

1. Phần xe chạy

View attachment 2693560

2. Lề đường
View attachment 2693561

Cho nên em mới bảo rằng, dù không có hè phố, chỉ có mỗi lề đường thì việc đỗ lên lề đường có thể không vi phạm luật. Vì luật cấm đỗ lên hè phố, còn lề đường luật không đề cập đến. Mà lề đường là lề đường, hè phố là hè phố, không thể trộn lẫn 2 khái niệm này thành 1 được.

Ngoài ra, ở những đoạn đường ngoại ô, không có thiết kế hè phố, chỉ có lề đường. Thì lề đường này bao gồm 2 bộ phận = phần lề đường gia cố + lề đường đất. Nên việc không được phép đỗ lên lề đường là điều không thể.

Như đã phân tích các còm trên, bài này chỉ nói về đường phố tức đường đô thị, và đường phố thì bao gồm tuyến Phố, đường ô tô thông thường và các đường chuyên dụng khác, trong đó tuyến Phố mới có hè phố, đường ô tô thông thường không có hè phố chỉ có lề đường, cho nên Điều 19 Luật GTĐB là Dừng xe, đỗ xe trên đường phố, (không phải đường bộ), mới phải đề cập đến cả lề đườnghè phố. (Sẽ post bài chi tiết về phần này)

Bác cần phân biệt điều 19 Dừng xe, đỗ xe trên đường phố, khác điều 18 Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

Đường bộ
tức như bác nói, đường ngoai ô chỉ có lề đường thì phải dừng đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy.

Tôi chưa post bài phân tích chi tiết về đường bộ và đường phố nên có thể bác chưa rõ.
 
Tập Lái
4/2/21
28
33
13
Thanks bác, copy past quên edit lại chữ lề đường thành hè phố thôi, đã edit lại.

Đường đô thị có hè phố thì hầu như không thấy được lề đường, vì được gia cố thành phần xe chạy và sát với bó vỉa.
Em chỉ góp ý thôi bác ạ, vd minh hoạ đỗ xe cho từng trường hợp của bác ok em đồng ý.
Nhưng có 1 chi tiết nhỏ, liên quan đến câu hỏi cũ của em. Nếu như đường đô thị vừa có hè đường, vừa có lề đường(ở đây là nắp rãnh nước) và em đang xét ở trường hợp bức ảnh của bài post. Vậy thì đỗ cách rãnh nắp nước đó <25cm được không ạ.
Vd như hình bên dưới đây, em nhặt được trên mạng cũng khá lâu rồi :D. Cũng là nắp rãnh nước, và các anh ý lại đo khoảng cách vào trong.

1650214234834.png
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: target_locked
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Em chỉ góp ý thôi bác ạ. Nhưng quay lại câu hỏi cũ của em ạ, vậy nếu như vừa có hè đường, vừa có lề đường(ở đây là nắp rãnh nước) và em đang xét ở trường hợp bức ảnh của bài post. Vậy thì đỗ cách rãnh nắp nước đó <25cm được không ạ.
Vd như hình bên dưới đây, em nhặt được trên mạng cũng khá lâu rồi :D. Cũng là nắp rãnh nước, và các anh ý lại đo khoảng cách vào trong.

View attachment 2693623
Hình này là đường phố, có vỉa hè quá rõ, còn lề đường của nó không rõ ràng nên không biết đo thế nào đây? Rảnh nước có thể chỉ nằm trong 1 phần của lề đường nên không thể biết lề đường giới hạn đến đâu.

Mấy anh đo thì cứ đo, rồi lấy gì chứng minh mép lề đường chính xác ở chỗ nào mà tính khỏang cách?
Như xe này cũng có thể đã đỗ trên 1 phần lề đường rồi.
Mà hình như mấy anh đo từ bánh xe đến bó vỉa mà?
Vậy hình này đo từ bó vỉa là chính xác rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
4/2/21
28
33
13
Hình này là đường phố, có vỉa hè quá rõ, còn lề đường của nó không rõ ràng nên không biết đo thế nào đây? Rảnh nước có thể chỉ nằm trong 1 phần của lề đường nên không thể biết lề đường giới hạn đến đâu.
Mấy anh đo thì cứ đo, rồi lấy gì chứng minh mép lề đường chính xác ở chỗ nào mà tính khỏang cách ?
Cho nên hình này phải đo từ bó vỉa mới chính xác.
Đồng tình với bác ảnh đó mép lề khó xác định. Nhưng đỗ ăn lên phần nắp rãnh như thế này rồi thì đồng nghĩa đã đè lên phần lề đường rồi. Vậy tại sao họ vẫn đo.
Dù chiếc xe tải đó đỗ hơi lệch ra ngoài xíu, thì trên thực tế, khoảng cách của bánh xe với mép lề đường cũng không quá 25cm. Cho là khó xác định mép lề, vậy nếu tính khoảng cách từ bánh xe đến giữa nắp rãnh thôi cũng đã thấy hơi vô lý rồi, huống chi họ vẫn đo thẳng vào trong bó vỉa?

Theo tiêu chuẩn XDVN đường đô thị thì lề đường tối thiểu cũng 30cm, (vd thôi ạ) nếu em đỗ ăn lên lề một xíu như xe trên, nhưng thay vào đó là đỗ ngay ngắn, vậy em cũng sẽ bị phạt vì "đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố..." hay sao ạ?

Tại sao không xác định mép lề thì lại xem như lề đường không tồn tại.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Đồng tình với bác ảnh đó mép lề khó xác định. Nhưng đỗ ăn lên phần nắp rãnh như thế này rồi thì đồng nghĩa đã đè lên phần lề đường rồi. Vậy tại sao họ vẫn đo.
Dù chiếc xe tải đó đỗ hơi lệch ra ngoài xíu, thì trên thực tế, khoảng cách của bánh xe với mép lề đường cũng không quá 25cm. Cho là khó xác định mép lề, vậy nếu tính khoảng cách từ bánh xe đến giữa nắp rãnh thôi cũng đã thấy hơi vô lý rồi, huống chi họ vẫn đo thẳng vào trong bó vỉa?

Theo tiêu chuẩn XDVN đường đô thị thì lề đường tối thiểu cũng 30cm, (vd thôi ạ) nếu em đỗ ăn lên lề một xíu như xe trên, nhưng thay vào đó là đỗ ngay ngắn, vậy em cũng sẽ bị phạt vì "đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố..." hay sao ạ?

Tại sao không xác định mép lề thì lại xem như lề đường không tồn tại.
Đơn giản là họ đang đo khoảng cách đến bó vỉa chứ không đo mép lề vì có biết mép lề ở đâu?
Lề đường vẫn tồn tại nhưng không xác định được thì làm sao biết là sát bao nhiêu? Hay đã đè lên luôn rồi.
Vậy thì đường có vỉa hè (tuyến Phố) thì phải tính từ bó vỉa, chỉ khi không có vỉa hè (đường ô tô thông thường) thì mới tính mép lề, đây là nguyên tắc.
Không thể cãi cùn là muốn đậu sát cái nào cũng được.
 
Chỉnh sửa cuối: