Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
5/1/08
1.570
27.361
113
Saigon
Thêm bài nì cho các bác chém !

Nếu chỉ căn cứ vào 7 tỷ Nga phải bỏ ra để giữ giá đồng tiền trong tháng 12, mà không tính luôn cả 80 tỷ phải mất tính từ đầu năm từ ngân quỹ QG là thiếu sót và không chính xác nhé, nếu con số hơn 400 tỷ ngân quỹ là chính xác, thì với gần 100 tỷ cho năm 2014, vậy có phải cái ngân quỹ đó tổn hại hết gần 1/4 ? Tiếp tục xài quỹ như thế này để bù giá cho đồng tiền thì còn được bao lâu ?


Nga đối mặt nỗi lo cạn dự trữ ngoại hối

Published on December 19, 2014

600xNxeuro.jpg.pagespeed.ic.qo3cAe4NFr2wwhTE4yE_.jpg

Từ đầu năm đến nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 45% so với đồng USD do giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine – Ảnh: Bloomberg/Getty.

Vấn đề nằm ở chỗ, việc rút dần dự trữ ngoại hối của Nga sẽ kéo dài đến bao giờ…
Theo hãng tin Reuters, dự trữ ngoại hối của Nga được công bố hiện ở mức gần 415 tỷ USD, nhưng trên thực tế, mức dự trữ có thể chỉ là một nửa con số này.

Từ đầu năm tới nay, Nga đã chi khoảng 80 tỷ USD cho việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Theo thống kê chính thức đưa ra hôm qua (18/12), dự trữ ngoại hối của nước này còn 414,6 tỷ USD tính đến tuần trước.

Dù đã giảm đáng kể từ mức 509,6 tỷ USD vào cuối năm ngoái, mức dự trữ ngoại hối hiện tại của Nga vẫn đủ cho hơn 1 năm nhập khẩu của nước này, cao hơn nhiều so với ngưỡng 3 tháng nhập khẩu được coi là an toàn tối thiểu. Mức dự trữ như vậy cũng đủ để Nga trả nợ nước ngoài trong 4 năm, cao gấp 4 lần so với ngưỡng an toàn tối thiểu.
Từ đầu năm đến nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 45% so với đồng USD do giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tuy vậy, sau khi thả nổi đồng Rúp vào tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga chỉ còn can thiệp bằng những đợt bán ngoại tệ với khối lượng nhỏ. Thay vào đó, cơ quan này cố gắng “hãm phanh” đồng Rúp bằng cách tăng lãi suất thêm 7,5 điểm phần trăm trong 2 lần tăng.

Những người có quan điểm bi quan cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga không còn bán ra ngoại tệ với khối lượng lớn nữa là bởi vì dự trữ ngoại hối đã vơi đi nhiều hơn so với con số thống kê chính thức.

Chuyên gia cấp cao Anders Aslund thuộc Học viện Peterson ở Washington DC là một trong số những người nói con số dự trữ ngoại hối chính thức mà Nga đưa ra là không thật. Theo ông Aslund, con số mà Moscow đưa ra đã bao gồm hai quỹ lợi ích quốc gia dành cho trường hợp khẩn cấp (rainy-day fund) về nguyên tắc không phải là một phần của dự trữ ngoại hối.

Ông Aslund nói, nếu không tính đến hai quỹ có tổng tài sản 172 tỷ USD này, cộng thêm dự trữ vàng trị giá 45 tỷ USD và 12 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì số dự trữ là tài sản “lỏng” mà Nga có thể sử dụng ngay chỉ còn khoảng 200 tỷ USD.

Cho dù đã tính đến thặng dư cán cân vãng lai – một nguồn ngoại tệ mà Nga có thể dùng để trả nợ nước ngoài – nước này vẫn sẽ phải rút tiền từ dự trữ ngoại hối để thanh toán các nghĩa vụ nợ.

“Trong 2 năm 2015-2016 mỗi năm Nga phải trả số nợ nước ngoài 100 tỷ USD sau khi đã trừ đi thặng dự cán cân vãng lai. Nói cách khác, dự trữ “lỏng” của Nga sẽ cạn sau 2 năm”, ông Asludn kết luận.

Trong cuộc họp báo thường niên vào hôm qua, ông Putin nói, dự trữ 415 tỷ USD là đủ để Nga đương đầu với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, nhưng số tiền này sẽ không được sử dụng một cách bất cẩn

Giới chức Nga cũng đã lo ngại về việc dự trữ ngoại hối bị tiêu quá nhanh trong khi nền kinh tế Nga được dự báo sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2015. Tình hình hiện nay rõ ràng là u ám hơn năm 2008-2009 khi Nga có dự trữ 600 tỷ USD.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lập luận rằng, sẽ không có gì là sai nếu Nga dùng tiền từ quỹ lợi ích quốc gia để ứng phó với những giai đoạn khó khăn như hiện nay mà không làm hao hụt dự trữ ngoại hối.

Hai quỹ này hiện do Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ, thường dưới dạng tài sản USD. Nếu Bộ Tài chính Nga cần dùng tới tiền của 2 quỹ để giúp các ngân hàng, các quỹ này có thể bán USD cho Ngân hàng Trung ương để đổi lấy Rúp.

Mặc dù vậy, vấn đề nằm ở chỗ, việc rút dần dự trữ ngoại hối của Nga sẽ kéo dài đến bao giờ, nhất là trong trường hợp lệnh trừng phạt của phương Tây kéo dài và giá dầu cứ giữ ở mức hiện tại. Năng lượng chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa ngân sách liên bang Nga. Bởi vậy, ở mức giá dầu hiện tại, dự trữ ngoại hối của Nga khó có thể được làm đầy.
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng D
15/7/07
1.807
11.577
113
E không ncho là bác nghĩ sơ sài vậy. Cấm vận, bao vây kinh tế rõ ràng là đánh vào nền kinh tế và sự điều hành và lãnh đạo của một quốc gia. Là đánh vào uy tín cá nhân / đảng lãnh đạo chứ không nhằm làm cho vị lãnh đạo nghèo hay đói. Và nhân dân của quốc gia đó gắn liền với nền kinh tế cũng như đánh giá uy tin của lãnh đạo.
Nếu như P còn giúp cho dân Nga no ấm thì đòn trừng phạt đó vô nghĩa. Bằng không P phải thay đổi chính sách đề điều đình với phương tây. Nêu P bất chấp thì chắc bác hiểu....
Đó là ý nghĩa việc cấm vận.
Ý nghĩa của việc cấm vận chẳng lẽ em không hiểu
Và như em đã nêu ở các post trước, các cuộc cấm vận dài hơi của Mỹ với Cuba, BTT, Việt Nam, Lybya đều không đem lại kết quả đáng kể gì trong khi dân chúng khổ
Cần có những cách giải quyết khác tốt hơn, hoặc đối tượng cấm vận có ảnh hưởng tới Putin và giới lãnh đạo BTT hơn
Đấy là quan điểm của em khi tham gia topic này
 
Hạng C
21/8/07
575
35.125
93
Những ví dụ bác nêu ra ... "độc tài" có phải là lý do??!?!?! Điển hình BTT, dân đói mặc dân.....
Trong chế độ "độc tài" thì dân chỉ là công cụ.... Vậy nên trong chế độ độc tài mà nói "của dân, do dân và vì dân" nghe nó bịp bợm thế nào ấy...
Ý nghĩa của việc cấm vận chẳng lẽ em không hiểu
Và như em đã nêu ở các post trước, các cuộc cấm vận dài hơi của Mỹ với Cuba, BTT, Việt Nam, Lybya đều không đem lại kết quả đáng kể gì trong khi dân chúng khổ
Cần có những cách giải quyết khác tốt hơn, hoặc đối tượng cấm vận có ảnh hưởng tới Putin và giới lãnh đạo BTT hơn
Đấy là quan điểm của em khi tham gia topic này
 
Hạng D
5/1/08
1.570
27.361
113
Saigon
Mục đích của cấm vận là gây xói mòn kinh tế về lâu về dài, gây hoảng loạn hoặc mất niềm tin trong dân chúng; tuy nhiên, người dân Nga bị ảnh hưởng bởi cấm vận thì ít, hoặc không trực tiếp nhưng lại bị chính cái chính sách trả đũa của chính phủ nước mình gây hại nhiều hơn.

Đơn cử, cấm nông sản Châu Âu của anh Tin trong khi chưa có nguồn cung thay thế như khi chưa cấm, thì việc người dân khan hiếm mặt hàng này là điều dễ hiểu !

Bài này phỏng vấn tay từng là cố vấn của anh Tin trước đây, nay đã từ nhiệm, chắc dân Nga chửi ông nì là Nga Gian quá nhưng cũng phải nhìn nhận ổng nói có phần đúng !

Em khoái câu nì của ổng trong bài phỏng vấn (đây là bản dịch) :

Người Nga có câu:” Cha ơi vodka lại tăng giá rồi, cha có bớt uống không? Không con thân yêu ạ, con sẽ phải bớt ăn đi!”

Haha ....

Andrei Illarionov trả lời VOA về tình hình Nga

illarionov.jpg



Ông Andrei Illarionov sinh năm 1961 tại ngoại ô Sankt-Peterburg. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad. TS kinh tế, ông đã thực tập Postdoc tại Đại học tổng hợp Birmigham (Anh). Ông Andrei Illarionov hiện đang làm việc tại Cato Institute ở Washington DC.

Dưới thời chính quyền TT Boris Eltsin 1992-2000, ông Andrei Illarionov đã làm việc tại một số Cơ quan phân tich chiến lược kinh tế. Từ 1994-2000 là Viện trưởng Viện phân tích kinh tế. Năm 1998, ông đã kiến nghị nhiều lần về việc phải thả nổi đồng rúp dần dần. Ông đã phê phán chiến lược của Ngân hàng TW giữ giá đồng rúp một cách giả tạo và tiên đoán chính xác thảm họa phá giá đồng rúp vào tháng 8-2018.

Nhìn chung ông là một nhà phân tích kinh tế nổi tiếng ở Nga với những dự đoán rất chính xác . Ông cũng rất có uy tín vì không dính dáng đến bất cứ vụ việc tai tiếng nào trong các chiến dịch LIỆU PHÁP SHOCK, TƯ HỮU HÓA,… đầy tai tiếng thời đó và cũng không liên quan đến bất cứ phe nhóm nào.

Chính vì vậy, ông Putin đã mời ông Andrei Illarionov làm cố vấn khi lên nhậm chức TT. Ông Andrei Illarionov đã từng là cố vấn kinh tế chính của TT Putin trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên 2000-2004.

Cuối năm 2005 ông Andrei Illarionov đã chính thức từ chức vì thấy TT Putin đã ngày càng xa rời đường lối kinh tế thị trường, dung túng cho tham nhũng và thể hiện khuynh hướng độc tài.

Ông đã tuyên bố lý do từ chức: “Tôi không thể tiếp tục làm việc trong quốc gia mà chúng ta đang có hiện nay…. Khi tôi nhậm chức đó là một quốc gia khác, có những khả năng và hy vọng cho sự tiến hóa lành mạnh…Trong quốc gia này đã diễn ra sự hồi sinh một quốc gia khác. Đã hình thành trong quốc gia chúng ta mô hình kinh tế tư bản Nhà nước thân hữu….”

Dươi đây chúng tôi xin giới thiệu bài ông Andrei Illarionov trả lời phóng viên VOA Alexander Panov ngày 16.10.2014 lúc 22:03 ( Chú ý đây là LƯỢC DỊCH một lần nữa LƯỢC DỊCH).

Phóng viên Panov (PV): Đầu tiên, xin hỏi ông với tư cách CỰU CỐ VẤN kinh tế của TT Putin. Qua phát biểu của TT Putin và bài trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ gần đây của Thủ Tướng Medvedev tôi có cảm tưởng các nhà lãnh đạo Nga nhất quyết “không nhận ra” các vấn đề kinh tế nguy kịch của nước Nga, có lẽ họ có những số liệu thống kê khác chăng?

ANDREI ILLARIONOV: Không, số liệu thống kê chỉ có một thôi. Vấn đề là ở chỗ đã một thời gian rất dài rồi, TT Putin và cộng sự của ông ở Điện Kremlin sử dụng một CHUẨN MỰC ĐẶC BIỆT khi nói về kinh tế Nga. Bất kể thực trạng kinh tế Nga thế nào, đang phát triển tốt hay khủng hoảng cận kề, họ chỉ luôn nói về kinh tế Nga với giọng điệu lạc quan. Đây là một kiểu tác động tâm lý đặc biệt trước hết nhằm vào công dân Nga. Phải thừa nhận là cách làm này ở mức độ nhất định đã có tác dụng.

Phóng viên Panov (PV): Kinh tế Nga đã ‘’’TRƯỢT VẤP” không phải chỉ từ dầu năm nay mà đã từ khá lâu. Từ đầu năm nay, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến KT Nga: các biện pháp trừng phạt của Phương Tây(PT) sau khi Nga chiếm Crimea, can thiệp vào Đông Ucraina và giá dầu thế giới giảm mạnh. Các biện pháp “trừng phạt trả đũa” của Nga đối với PT ít hiệu quả . Theo tôi, chúng chỉ làm hàng thực phẩm nhập khẩu biến mất khỏi các quầy hàng và đánh mạnh trước hết vào người tiêu dùng ở Nga. Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, ông đánh giá thế nào về ảnh hưởng của hai yếu tố này đến KT Nga?

ANDREI ILLARIONOV: Nói một cách nghiêm túc sự suy thoái trong KT Nga bắt đầu không phải gần đây mà đã bắt đầu đã xảy ra từ khoảng 5 năm trước. Hôm qua, hôm nay các số liệu về sự thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế (TĐTTKT) Nga trong vòng 5,5 năm sau khủng hoảng 2008-2009 đã được công bố.

thomson-reuters.png


Năm đầu tiên sau khủng hoảng tốc độ phát triển công nghiệp Nga là 11%, có thể nói là phát triển thần kỳ. Sau đó tụt dần còn 6%, một thời gian sau còn dười 2% và đến 2013 chỉ còn là 0.4%. Cuối cùng từ tháng tư 2014, nghĩa là trong khoảng 5 tháng gần đây, chỉ còn là âm (-3,5)%.

Từ các số liệu này chúng ta thấy suy thoái KT Nga là một khuynh hướng đã có từ khá lâu.
KT Nga trong những năm gần đây ngày càng đi xuống.
Nguyên nhân từ đâu?

Tất nhiên, việc giá dầu thế giới (GDTG) giảm có vai trò nhất định. Nhưng GDTG chỉ thực sự giảm mạnh từ giưa năm 2014. Các biện pháp trừng phạt chỉ liên quan đến một nhóm không lớn nhân vật của chính trường và thương trường Nga. Về nguyên tắc, không ảnh hường nhiều đến KT Nga.

Nguyên sâu xa của sự suy thoái KT Nga là môi trường kinh doanh Nga ngày càng kém thuận lợi một cách rõ rệt. Điều này liên quan đến việc bảo vệ sở hữu cá nhân, tình trạng tham nhũng sách nhiễu và đặc biệt là tình trạng chiến tranh trên thực tế của Nga chống Ucraina từ giữa 2013.

Triển vọng Nga phải đối đầu toàn diên vớ PT và có thể là xung đột vũ trang với NATO làm cho tất cả các nhà dầu tư người Nga hoăc người nước ngoài PHẢI CHÙN BƯỚC. Phần lớn các nhà dầu tư quyêt định phải chờ xem.

Phóng viên Panov (PV): Dù là như vậy nhưng chắc ông cũng đồng ý là các biện pháp trừng phạt chỉ làm tình trạng đầu tư vào Nga tồi tệ thêm. Nếu trước đây các nhà đầu tư nước ngoài , như ông đã nói, nhìn vào nước Nga bằng con mắt nghi ngại thì bây giờ họ bị CẤM đầu tư vào Nga. Trong khi đó Trung Quốc đối tác chiến lược đã ký kết một Hợp đồng năng lượng lớn vơi chúng ta có vẻ cũng không vội đầu tư vào Nga, không vội hỗ trợ các ngân hàng Nga. Tiền từ quĩ dự trữ họ lại dùng để hỗ trợ các nước thua thiệt vì “trừng phạt trả đũa” của Nga.

ANDREI ILLARIONOV: Tình hình đúng là phức tạp hơn so với thoạt nhìn ban đầu. Các biện pháp trừng phạt đúng là không làm tình hình đầu tư sáng sủa hơn. Đóng góp chủ yếu của các biện pháp trừng phạt là tạo tâm lý căng thẳng. Trước hết là đối với Ban lãnh đạo Kremlin và giới kinh doanh hàng đầu.

Họ luôn phải tìm cách khẳng định và trấn an người Nga là do Châu Âu và Mỹ có quan điểm đạo đức chính trị khác Nga trong cuộc xung đột Nga-Ucraina nên cố gắng thể hiện bằng các biện pháp trừng phạt hạn chế, chọn lọc.
Các biện pháp này hoàn toàn không giống các biện pháp Mỹ trừng phạt Liên Xô thời LX đưa quân vào Afganistan những năm 70 thế kỷ trước. Các biện pháp này cũng tuyệt nhiên không giống việc Mỹ trừng phạt IRAN hiện nay. Chúng ta hãy chờ xem.

PhóngviênPanov (PV): Tôi không biết người tiêu dùng Nga hàng ngày phải mua thực phẩm có thể đồng ý với ông không?

ANDREI ILLARIONOV:
Người tiêu dùng thực phẩm không phải là nạn nhân của các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu.
Họ là nạn nhân của chính các biện pháp “trừng phạt trả đũa” mà ông Putin và các cộng sự ở Kremlin thực hiên.
Các biện pháp này dẫn đến việc biến mất hàng loạt mặt hàng thực phẩm trên các quầy hàng.
So với các biện pháp trừng phạt của PT, các biện “trừng phạt trả đũa’’ của ông Putin tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn trong việc “trừng phạt” người tiêu dùng Nga. KT Nga sẽ bước vào một giai đoạn suy thoái và trì trệ kéo dài…và lối thoát ở cuối đường hầm có thể sẽ còn lâu mới xuất hiện.

Phóng viên Panov (PV): Tình hình KT Nga càng xấu, mức độ tín nhiệm (rating) TT Putin càng cao. Ông giải thích thế nào về tình trạng này? Chẳng hạn ở Serbia cũng vậy Rating của lãnh đạo cao chót vót. Liệu tình trạng này ở Nga còn tiếp diễn đến khi nào?

ANDREI ILLARIONOV: Theo tôi không nên so sánh tình trạng nước Nga với Serbia mà nên so sánh với Bắc Triều Tiên hoặc Cu Ba. Tốt nhất là so vơi Liên Xô trước đây. Ở các nước này, dù cho kinh tế luôn trì trệ như Liên Xô trước đây hoặc Cu Ba hiện nay, thậm chí thảm họa như Bắc Triều Tiên nhưng mức độ ủng hộ đường lối chính trị và rating lãnh đạo theo điều tra xã hội học luôn cao. Đôi khi là chót vót. Hầu như không phụ thuộc vào biến động trong đời sống chính trị xã hội.

Rất tiếc là có lẽ nước Nga hiện nay đang tiến gần đến nhóm gồm một số nhỏ các nước loại này. Đó là các nước mà sự ủng hộ về chính trị đối với lãnh đạo đất nước hầu như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể. Các quốc gia này đặc trưng bởi xã hội thậm chí không phải nửa tự do mà là không tự do. Điều này cũng đặc trưng cho các chế độ độc tài có yếu tố toàn trị. Khi xã hội chỉ tiếp nhận bức tranh do lãnh đạo vẽ ra, không phụ thuộc vào điều gì xảy ra trong cuộc sống thực.

Người Nga có câu:” Cha ơi vodka lại tăng giá rồi, cha có bớt uống không? Không con thân yêu ạ, con sẽ phải bớt ăn đi!”

Phóng viên Panov (PV): Sắp đến mùa Đông (phỏng vấn tiến hành hôm 16.10.2014. ND). Việc Châu Âu sẽ dùng dầu khí Mỹ là dự án của tương lai, việc hôm nay là việc của hôm nay. Nếu tình hìnhUcraina bị “ĐÓNG BĂNG”. Liệu quan hệ Nga và Mỹ có KHỞI ĐỘNG LẠI ĐỢT 2 và quan hệ Nga với Châu Âu có diễn ra theo cách business as usual không?

ANDREI ILLARIONOV: Ở PT luôn tồn tại một số lượng không nhỏ những kẻ mà Vladimir Lenin lúc sinh thời gọi là “những kẻ dại khờ hữu ích” theo nghĩa hữu ích cho chế độ Kremlin. Rất tiếc là cho đến tận gần đây, số lượng những kẻ này không hề ít đi.

Chúng ta đã chứng kiến là khoảng ba tháng sau cuộc chiến Nga-Georgia, sau hành động xâm lược của Nga đối với Georgia hầu như toàn bộ quan hệ Châu Âu-Nga đã được tái lập. Những người Pháp hiện nay vẫn không từ bỏ việc bán tầu đổ bộ Mistral cho Nga.

Như chúng ta biết, nhiều nhân vật ở Washington và Bruxell và các thủ đô Châu Âu khác thường xuyên tuyên bố sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga bất cứ lũ nào……

Chúng ta cũng biết ở Châu Âu có những lực lượng sắn sàng tái lập và tiếp tục quan hệ với chế độ Kremlin, một kẻ xâm lược đã phá hủy biên giới và trật tự quốc tế được thiết lập ở Châu Âu và trên thế giới sau 1945. Điều này liệu có xảy ra không? Hãy chờ xem.

Phóng viên Panov (PV): Ostav Bender (nhân vật phiêu lưu huyền thoại trong tiểu thuyết ‘’Mười hai chiếc ghế» của Ilf và Petrov rất nổi tiếng ở Liên Xô và Nga.ND) thường nói: “Nước ngoài sẽ giúp chúng ta”. Theo những gì chúng ta thấy sẽ chẳng có nước ngoài nào giúp Nga. Vậy theo ông ai sẽ giúp?

ANDREI ILLARIONOV: Chỉ có nhân dân Nga mới có thể giúp được nước Nga. Tất nhiên ở Châu Âu và Mỹ có một số người có thiện cảm với một nước Nga thực sự dân chủ và làm một vài điều gì đó. Tuy nhiên đó là những đóng góp rất nhỏ so với khố lượng công việc phải tiến hành. Không ai, ngoài chính bản thân công dân Nga có thể đưa nước Nga đến mục tiêu cuối cùng-xây dựng một nước Nga tự do dân chủ đích thực.


http://www.golos-ameriki.ru/content/illarionov-on-putin-and-russia/2486498.html
 
Hạng C
21/8/07
575
35.125
93
Thông tin tham khảo cho bác @Kamelot.
Rất tiếc là có lẽ nước Nga hiện nay đang tiến gần đến nhóm gồm một số nhỏ các nước loại này. Đó là các nước mà sự ủng hộ về chính trị đối với lãnh đạo đất nước hầu như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể. Các quốc gia này đặc trưng bởi xã hội thậm chí không phải nửa tự do mà là không tự do. Điều này cũng đặc trưng cho các chế độ độc tài có yếu tố toàn trị. Khi xã hội chỉ tiếp nhận bức tranh do lãnh đạo vẽ ra, không phụ thuộc vào điều gì xảy ra trong cuộc sống thực.
Người Nga có câu:” Cha ơi vodka lại tăng giá rồi, cha có bớt uống không? Không con thân yêu ạ, con sẽ phải bớt ăn đi!”
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng B2
6/12/11
147
430
93
Haha bác có chửi bới gì em đâu mà em giận với block nick bác. Tranh luận diễn đàn có người phản biện là bình thường, dẫn chứng trên là chung cho topic này vì một số bác nói chuyện thời sự thế giới đao to búa lớn quá cứ như chính khách cỡ bự
Bữa chiều tốinay rảnh nên lên CNL tán dóc, giờ hết rảnh rồi :)

Em thấy bác lại suy diễn không đúng như đã nói trong mấy topic trước. cái gì người khác nói chưa rõ hoặc chưa hiểu rõ thì nên hỏi lại, thay vì suy diễn qui kết.
Quan điểm của em là sự trừng phạt kinh tế của phương Tây nhắm vào Nga để Putin ra đi hoặc xuống thang, chưa chắc đã khiến Pu ra đi, mà trước mắt dân Nga thiệt hại nặng.
Cần phải có những giải pháp tốt hơn
Câu chuyện từ Bắc Triều Tiên: Các cấm vận giai đoạn đầu của phương Tây nhằm vào BTT hóa ra chẳng hề hấn gì, vì chỉ có dân BTT khổ, đám họ Kim vẫn phè phỡn
Phương Tây bèn áp đặt thêm các trừng phạt, cấm vận nhắm vào xa xỉ phẩm như rượu ngon, trứng cá hồi, sản vật... là những thứ mà đám lãnh tụ BTT thụ hưởng.
Thời gian qua phương Tây đã đưa ra những trừng phạt theo em là hợp lý, như cấm nhập cảnh 1 số quan chức Nga, đóng băng các tài khoản ở nước ngoài của một số nhân vật máu mặt trên chính trường Nga
Bản thân Putin nhận được sự chống lưng rất lớn của giới tài phiệt cá mập ở Nga, đánh vào đám này thì Putin mới lung lay
Còn giải pháp nào thì em không dám chém gió

Còm trên bác nói một số anh em đao to búa lớn như chính khách. Vậy bác có đao to búa lớn không khi bác thấy đòn trừng phạt vào Putin của phương Tây và Mỹ là không hợp lý, trong khi nhiều người cho rằng là hợp lý thì bác cho là đao to búa lớn?
Chuyện chính trị ngoài nước mọi người nhận xét đưa ra quan điểm là rất bình thường, chứ chính khách cỡ bự có sức ảnh hưởng họ chả có thời gian, chả thèm vào đây 8, mà họ cũng không ngu gì viết cái họ nghĩ mà họ chỉ nói cái họ cần nói vào thời điển cần thiết. Giờ kể cả ông chủ tịch tp vào đây 8 thì cũng như anh em mình, chả thay đổi gì hết, vậy đâu phải cứ bàn đến chính trị là đao to búa lớn.
Những người bác block nick và em đều cho rằng Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã xâm chiếm Crimea của Ucraina và đang ủng hộ quân ly khai để chiếm nốt miền đông Ucraina, không chiếm được thì cũng quậy để Ucraina không thể yên ổn mà theo EU. Bởi vì chuyện trái đạo lý này mà phương Tây và Mỹ đã cấm vận Nga. Dân Nga có khổ thì lo mà chịu vì 80% dân họ ủng hộ Putin mà.
Còn bác thì lại cho rằng Nga không xâm lược Crimea và miền Đông Ucraina, nên ngay từ đầu cách nhìn đã khác nhau nên có nói nữa cũng thừa.
Ai cũng có thể nói những gì mình cho là đúng, làm những gì mình thích, bác cũng vậy, người khác cũng thế. Dân Nga, Putin và bè lũ tư bản thối nát cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên hậu quả thì tự mà gánh chịu.
 
Hạng D
5/1/08
1.570
27.361
113
Saigon
Đọc bài nì còn cảm thấy cười ra nước mắt, doanh nghiệp VN làm ăn với Nga có được khuyến cáo, hổ trợ như những thống kê này không nhỉ, hay sống chít mặc bây tiền thầy bỏ túi !?

Ờ, ai nói anh Tèo được lợi nhiều không từ vụ này thì còn chưa biết nhưng chắc chắn với ngừa xa thì khả năng Tèo bị thiệt hại là rất ít, chí ra là về kinh tế !

Bài viết từ đầu tháng 12-2014 :

Trung Quốc chuẩn bị sẵn đường lùi với Nga?

Thứ Ba, ngày 02 tháng 12 năm 2014


Làm ăn với Nga nhưng Trung Quốc vẫn đưa những thông tin có thể hạ thấp uy tín của Nga. Nước này dường như vẫn chuẩn bị sẵn đường lùi.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc mới đây đã cho đăng tải thông tin không mấy tích cực kinh tế Nga.
Theo tờ báo của Trung Quốc, dự trữ ngoại tệ của Nga đã giảm 14%, xuống còn 439 tỷ USD, là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Trong khi nợ nước ngoài của Nga đang lên tới đỉnh điểm 732 tỷ USD.
Báo Trung Quốc cho rằng nhân tố đáng lo ngại nhất là tỷ lệ lạm phát cao do đồng rúp liên tục mất giá.
Ngân hàng Trung ương Nga đã đặt mục tiêu giới hạn lạm phát dưới 4,5%, tuy nhiên hiện nay con số này đã tăng gần gấp đôi, lên tới 8,4%.
Nhằm kiềm chế tốc độ lạm phát, trong năm nay Ngân hàng Trung ương Nga đã 4 lần nâng mức lãi suất cơ bản, đã điều chỉnh lên đến 9,5% song vẫn không khống chế được lạm phát.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng, thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ giảm đã dẫn tới sự giảm sút trong đầu tư vào các ngành sản xuất.
Ngoài ra, Nga còn đối mặt với tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách rút khỏi thị trường Nga.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến nền kinh tế Nga thiếu vốn trầm trọng và nhà nước phải có chính sách cứng rắn nhằm hạn chế việc rút vốn ồ ạt.
Báo Trung Quốc bình luật tất cả các nhân tố trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào thị trường nói chung và đồng nội tệ của Nga nói riêng.
Tính từ đầu năm nay, đồng rúp đã mất giá 28%, trở thành một trong những đồng tiền mạnh trên thế giới bị mất giá nhiều nhất.
Để ngăn chặn tình trạng đồng rúp bị phá giá, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải sử dụng hơn 70 tỷ USD từ quỹ phúc lợi, dẫn đến lượng dự trữ ngoại tệ giảm.
Các chuyên gia Nga đánh giá việc Trung Quốc công bố thông tin này rõ ràng không nhằm mục đích giải trí mà nhằm cảnh báo giới doanh nghiệp Trung Quốc đang có quan hệ làm ăn với Nga.
Trong tương lai, nếu khả năng thanh toán của Nga tiếp tục bị hoài nghi thì Trung Quốc có thể sẽ xem xét lại điều kiện đàm phán các hợp đồng, thậm chí từ chối thực hiện một số nghĩa vụ đã cam kết.
Các nhà kinh tế Nga cũng cho rằng đánh giá của Trung Quốc cần được nghiên cứu nghiêm túc bởi nó mang tính khách quan và khá sát với thực tế.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, trong 9 tháng đầu năm 2014, lượng vốn nước ngoài rút khỏi nền kinh tế Nga tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 85 tỷ USD.
Các nghiên cứu độc lập còn khẳng định con số này còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, lượng vốn rút khỏi khu vực tư nhân riêng trong tháng 10 đã là 25 tỷ USD và tổng 10 tháng là hơn 110 tỷ USD.
Tuy nhiên, giới chuyên gia Nga cũng chỉ ra rằng đây là một cách Trung Quốc áp dụng nhằm gây áp lực lên Moskva để phục vụ lợi ích trong các cuộc đàm phán sắp tới.
Chính vì vậy, không nên quá kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ giúp đỡ Nga một cách thực tâm và vô tư, bởi giới doanh nghiệp Trung Quốc nổi tiếng là những người thực dụng.
Phía sau những thông tin công khai có vẻ khách quan trên báo chí nhà nước, Trung Quốc không chỉ muốn kiếm thêm lợi ích từ các cuộc đàm phán sắp tới với Nga mà có thể đang dọn sẵn đường lui.
 
Status
Không mở trả lời sau này.