Hạng B2
16/6/16
200
1.382
93
49
Móng cọc e ko rành nên chịu thua, e khoái phong cách của CPL là các tháp chung một khối đế nghe mấy bác bên xây dựng hay gọi là podium gì đó, ko làm hầm... còn nhà mẫu thì bác nào sợ bị ăn bánh vẽ thì múc nhà thô :)

Không làm hầm để giảm giá thành, thích hợp với quỹ đất rẻ dưới 60tr/1m2. Còn với quỹ đất giá từ 100tr/1m2 cho toàn diện tích Dự án thì Chủ đầu tư buộc phải làm hầm để tận dụng mọi diện tích thương mại
 
Hạng B2
16/6/16
200
1.382
93
49
Nói chuyện kết cấu cho vui vậy thôi.
Thời điểm này, còn mấy Dự an cao cấp có được cái may mắn khi Chủ đầu tư áp dụng cọc khoan nhồi như The Manor, Sài Gòn Pơn, Văn Thánh Pơn, Imperia, Estella, Vin Central Park, The Nassim
 
  • Like
Reactions: anh3hung and Misa85
Hạng B2
16/6/16
200
1.382
93
49
Để giảm giá thành tối đa (giảm giá thành thôi, còn có giảm giá bán hay không thì em không biết, vặt được khách hàng thì cứ vặt, tội gì mà giảm), các Chủ đầu tư thường dùng cọc bê tông ly tâm tiền áp và không làm hầm ở những khu có mực nước ngầm khá cao như Quận 2, sau đó là áp dụng kết cấu cột và đà chịu lực, xây tường bao che bằng gạch tuynel thông thường, sàn các tầng dày dưới 150mm...

Nếu đem so khối lượng kết cấu của các Dự án hiện tại với kết cấu cỡ Sài Gòn Pearl, Estella thì giống như so chiếc Vios với chiếc Camry vậy.
 
Hạng B2
16/6/16
200
1.382
93
49
vậy là cọc nhồi làm móng tốt hơn cọc ly tâm ha, em ko có chuyên môn này lắm nên được bác khai sáng cũng có thêm chút kiến thức. Tks bác Wuyên SG

Đất nền của Sài Gòn khu vực giáp sông (đặc biệt là Quận 2 và Quận 7) rất yếu, bác ạ.

Lớp đất cứng đều ở cách mặt đất tự nhiên khoảng trên 45-60m, nên khi dùng cọc gia cố nền thì chiều sâu chôn cọc cho móng nhà cao tầng đều ở mức đó.

Cọc ly tâm tiền áp có cái bất lợi rất lớn khi áp dụng trong trường hợp chiều dài cọc lớn là phải nối nhiều đoạn với nhau (từ 6-8 đoạn x 8m), và cọc chỉ có đường kính thông thường D600. Nếu độ sâu chôn cọc lớn, cọc treo trong vùng đất kém ổn định thì độ mảnh của cọc ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực và độ bền theo thời gian...

Cọc bê tông nhồi có đường kính D1000 đến D1400 có thể khắc phục được toàn bộ nhược điểm của cọc bê tông ly tâm, nhưng có nhược điểm quan trọng nhất mà các Chủ đầu tư quan tâm nhiều là giá thành cao hơn nhiều so với các loại cọc còn lại...
 
Tập Lái
24/10/16
2
252
48
54
Đất nền của Sài Gòn khu vực giáp sông (đặc biệt là Quận 2 và Quận 7) rất yếu, bác ạ.

Lớp đất cứng đều ở cách mặt đất tự nhiên khoảng trên 45-60m, nên khi dùng cọc gia cố nền thì chiều sâu chôn cọc cho móng nhà cao tầng đều ở mức đó.

Cọc ly tâm tiền áp có cái bất lợi rất lớn khi áp dụng trong trường hợp chiều dài cọc lớn là phải nối nhiều đoạn với nhau (từ 6-8 đoạn x 8m), và cọc chỉ có đường kính thông thường D600. Nếu độ sâu chôn cọc lớn, cọc treo trong vùng đất kém ổn định thì độ mảnh của cọc ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực và độ bền theo thời gian...

Cọc bê tông nhồi có đường kính D1000 đến D1400 có thể khắc phục được toàn bộ nhược điểm của cọc bê tông ly tâm, nhưng có nhược điểm quan trọng nhất mà các Chủ đầu tư quan tâm nhiều là giá thành cao hơn nhiều so với các loại cọc còn lại...
Túm váy lại là Feliz vài năm là lún nứt như tái định cư ha bác, hehe
 
  • Like
Reactions: Baotruc2408
Hạng B2
16/6/16
200
1.382
93
49
Túm váy lại là Feliz vài năm là lún nứt như tái định cư ha bác, hehe

À, Tái định cư thì cũng có vài khu dùng cọc khoan nhồi đó bác, nhưng sau đó Chủ đầu tư cũng gần sụm luôn.

Em có biết Feliz dùng cọc gì đâu.
Em chỉ nói về xu hướng sử dụng giải pháp kết cấu cho các Dự án căn hộ hiện nay của các Chủ đầu tư thôi. (Phú Mỹ Hưng đã dùng cách đấy 18 năm rồi)
 
  • Like
Reactions: Baotruc2408
Hạng B2
16/6/16
200
1.382
93
49
Em cũng xin lưu ý, kết cấu tầng hầm (dù chỉ là 1 hầm) là phần đối trọng chống lật ngang và giữ ổn định cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một công trình cao tầng nào.

Ví dụ như Tòa tháp L81 có phần đế móng đáy hầm sử dụng gần 150.000m3 bê tông cốt thép, ngoài tác dụng chống uốn gãy, chống thấm thì nó còn là đối trọng cho 81 tầng bên trên. (Giống như 1 cái cây cao và to thì phải có bộ rễ đủ sâu và đủ chắc để bám vào đất vậy)
 
Hạng B2
24/8/10
238
744
93
Em cũng xin lưu ý, kết cấu tầng hầm (dù chỉ là 1 hầm) là phần đối trọng chống lật ngang và giữ ổn định cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một công trình cao tầng nào.

Ví dụ như Tòa tháp L81 có phần đế móng đáy hầm sử dụng gần 150.000m3 bê tông cốt thép, ngoài tác dụng chống uốn gãy, chống thấm thì nó còn là đối trọng cho 81 tầng bên trên. (Giống như 1 cái cây cao và to thì phải có bộ rễ đủ sâu và đủ chắc để bám vào đất vậy)

Thông tin của bác rất hữu ích, đặc biệt là với anh em a-ma-trơ về xây dựng như em. Thanks bác Wyến

Riêng thông tin 150k m3 bê tông cốt thép cho phần đáy hầm có chính xác ko bác, nếu tính max diện tích 1 sàn L81 là 15.000m2 thì phần đáy hầm phải dày 10m lận. Kinh thặc !!