@DD_Do: Đế móng của hầm L81 có bê tông cốt thép toàn khối dày trung bình từ 8,4m đến 9,0m (146.000m3), bác ạ.
a Wuyến mở lớp phổ cập các loại móng CC lợi và hại !Giờ người đi mua phải tự trang bị luôn rồi lúc CĐT tiến hành nhào dô bu đen bu đỏ giám sát cho nó chất lượng
Dùng cọc bê tông ly tâm tiền áp cho nhà cao tầng không có hầm thì khi để nhà nằm ngang ra, nó có dạng như thế này:
View attachment 562607
Nếu là nhà phố & bt dùng cọc ly tâm (300), ép với tải 80-100tan, chiều sâu 28-45m (q2,7,nhà bè...), có hầm...
về mặt kết cấu có ổn không bác? Vì em thấy ít nhà nào làm cọc nhồi
Để giảm giá thành tối đa (giảm giá thành thôi, còn có giảm giá bán hay không thì em không biết, vặt được khách hàng thì cứ vặt, tội gì mà giảm), các Chủ đầu tư thường dùng cọc bê tông ly tâm tiền áp và không làm hầm ở những khu có mực nước ngầm khá cao như Quận 2, sau đó là áp dụng kết cấu cột và đà chịu lực, xây tường bao che bằng gạch tuynel thông thường, sàn các tầng dày dưới 150mm...
Nếu đem so khối lượng kết cấu của các Dự án hiện tại với kết cấu cỡ Sài Gòn Pearl, Estella thì giống như so chiếc Vios với chiếc Camry vậy.
Cám ơn bác khai sáng. Các dự án hiện tại mà bác đang nói đến là dự án nào vậy bác, để tụi em biết mà tránh?
Em thấy Đảo Kim Cương không có tầng hầm, chắc cũng dùng kiểu đóng cọc ly tâm tiền áp hả bác @Wuyền SG
Mỗi lần bác Wuyền SG post là biết được thêm nhiều thứ với bấm thanks mỏi tay Sẵn bác cho e hỏi ngu là sự khác biệt lớn giữa 2 loại trên chỉ ở các khu vực có nền yếu như Q2, Q7 phải ko ạ? với trường hợp những quận khác như Tân Phú, Gò Vấp thì sao bác?Đất nền của Sài Gòn khu vực giáp sông (đặc biệt là Quận 2 và Quận 7) rất yếu, bác ạ.
Lớp đất cứng đều ở cách mặt đất tự nhiên khoảng trên 45-60m, nên khi dùng cọc gia cố nền thì chiều sâu chôn cọc cho móng nhà cao tầng đều ở mức đó.
Cọc ly tâm tiền áp có cái bất lợi rất lớn khi áp dụng trong trường hợp chiều dài cọc lớn là phải nối nhiều đoạn với nhau (từ 6-8 đoạn x 8m), và cọc chỉ có đường kính thông thường D600. Nếu độ sâu chôn cọc lớn, cọc treo trong vùng đất kém ổn định thì độ mảnh của cọc ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực và độ bền theo thời gian...
Cọc bê tông nhồi có đường kính D1000 đến D1400 có thể khắc phục được toàn bộ nhược điểm của cọc bê tông ly tâm, nhưng có nhược điểm quan trọng nhất mà các Chủ đầu tư quan tâm nhiều là giá thành cao hơn nhiều so với các loại cọc còn lại...
Bác nói Estella là cả 1 và 2 đúng không ?? Cảm ơn bác chia sẻ kiến thức.Để giảm giá thành tối đa (giảm giá thành thôi, còn có giảm giá bán hay không thì em không biết, vặt được khách hàng thì cứ vặt, tội gì mà giảm), các Chủ đầu tư thường dùng cọc bê tông ly tâm tiền áp và không làm hầm ở những khu có mực nước ngầm khá cao như Quận 2, sau đó là áp dụng kết cấu cột và đà chịu lực, xây tường bao che bằng gạch tuynel thông thường, sàn các tầng dày dưới 150mm...
Nếu đem so khối lượng kết cấu của các Dự án hiện tại với kết cấu cỡ Sài Gòn Pearl, Estella thì giống như so chiếc Vios với chiếc Camry vậy.
Nếu là nhà phố & bt dùng cọc ly tâm (300), ép với tải 80-100tan, chiều sâu 28-45m (q2,7,nhà bè...), có hầm...
về mặt kết cấu có ổn không bác? Vì em thấy ít nhà nào làm cọc nhồi
Cọc khoan nhồi chỉ thích hợp với nhà có chiều cao từ 12 tầng trở lên, cọc khoan nhồi làm việc tốt nhất với đường kính từ D600, bác ạ.
Với nhà phố thông thường chiều cao dưới 10 tầng dùng cọc bê tông ly tâm tiền áp là đảm bảo khả năng chịu lực và an toàn, vì với tải trọng của nhà dưới 10 tầng, nhịp dưới 8,0 và địa chất bất lợi nhất khu vực Sài Gòn thì chiều sâu chôn cọc cũng khoảng 35m trở lại, bề mặt của cọc ma sát với đất nền dưới đáy móng để kháng lại tải trọng của công trình, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cọc chống vào các lớp cát hoặc sét dẻo cứng ở độ sâu 25-30m.